Ngôi đình có từ thời vua Hán Hiến Đế khoảng năm 234 (sau Công nguyên) và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 15/11/1991, trong đình còn lưu giữ 25 đạo sắc phong qua các triều đại cùng nhiều mảng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật có giá trị văn hóa lịch sử
Đình Kim Quan thuộc xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, cách
trung tâm Hà Nội khoảng 30km về hướng Tây, tên ngôi đình được đặt theo tên xã.
Ngôi đình có từ thời vua Hán Hiến Đế khoảng năm 234 (sau
Công nguyên) và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 15/11/1991, trong
đình còn lưu giữ 25 đạo sắc phong qua các triều đại cùng nhiều mảng kiến trúc
điêu khắc nghệ thuật có giá trị văn hóa lịch sử
Toàn thể khuôn viên đình Kim Quan tọa lạc trên khu đất rộng
mà cao, có tường gạch bao quanh cổng chính trông Tích giang với cảnh quan bình
dị mang đậm nét thanh bình của làng quê Việt.
Trên hai tháp môn có đắp tứ phụng, bên dưới đắp tranh tứ
quý, thân tháp đề 6 cặp câu đối, bên ngoài tường đắp mỗi bên hai tượng voi phục,
bên trong đắp hình hổ vờn, long quần vũ đầy dũng mãnh uy nghi.
Bước qua cổng là khoảng không gian rộng, sân lát gạch đỏ,
trước kia hai bên của sân đình là hai dãy nhà chiêng và nhà trống – nơi đặt kiệu,
lọng, bộ chiêng, bộ trống, nơi sắp đồ tế lễ. Do thời Pháp đóng chiếm hai dãy
nhà bị tàn phá nay đã không còn. Hai cổng phụ nằm hai bên, có hai tầng 8 mái xếp
chồng diêm.
Hiện nay, về tổng thể ngôi đình vẫn giữ được các nét kiến
trúc cổ, mái đình lợp bằng ngói vảy phủ ngoài một lớp rêu phong cổ kính, đây là
ngói lợp mái truyền thống của Việt Nam không như ngói ống của Trung Hoa, trên
nóc đình đắp tượng lưỡng long chầu mặt nguyệt, phía ngoài mỗi mái có tượng kìm
đứng hướng về mặt nguyệt.
Bên trong là không gian kiến trúc đặc trưng của đình làng với
hai gian chính: Đại bái và Hậu cung. Bước qua cửa bức bàn tiến vào chính giữa
gian đại bái nơi diễn ra các nghi thức tế lễ hay còn được gọi với tên dân gian
là “lòng giếng”, bởi lẽ gian này thấp hơn hẳn hai gian bên tả bên hữu.
Phía trước đôi lục bình đặt cạnh hai cột cái tăng thêm vẻ
trang nhã, long trọng cho gian Đại bái, cạnh bệ thờ đặt lọng nhung thêu long phụng
tinh xảo. Trên các cột trụ treo nhiều cặp câu đối chữ nho, tổng cộng có 7 cặp
câu đối do các dòng học trong làng cung tiến. Bức hoành phi cổ được đặt trang
trong phía trên ngay chính giữa gian Đại bái với dòng chữ: “Hoằng Hoàng Quang Đại”
ngụ ý đời đời kiếp kiếp sáng mãi công ơn các ngài.
Bộ chắp kích cổ gồm 8 chiếc, 4 chiếc đặt bên quan văn, 4 chiếc
đặt bên quan võ toàn bộ được sơn son thiếp vàng nhưng đã bạc màu theo thời
gian. Bên cạnh đó còn một bộ chắp kích mới được trưng bày do người dân cung tiến
Thượng điện đặt 3 ngai, nơi ngự của 3 vị thành hoàng làng,
trong và ngoài thượng điện có nhiều nét kiến trúc điêu khắc rất tinh xảo, mang
phong cách điêu khắc thời Lê, thời Nguyễn.
Cửa võng trước thượng điện chạm bong kênh hình thân rồng uốn
lượn sinh động, hoa lá nổi bật, phía trên cửa võng trạm khắc hình Lưỡng long trầu
nguyệt phủ sơn son thiếp vàng đầy sang trong mà uy nghiêm.
Hai bên của bệ thờ đặt tượng 2 con kìm được tạc bằng gỗ vô
cùng sinh động, toát lên vẻ thần thái dũng mãnh. Bộ khung hoàn toàn làm bằng gỗ
có kết cấu giá chiêng kẻ bẩy, chính giữa là các thanh câu được bố trí xếp chồng
rường tạo bộ đỡ vững trãi cho phần nóc.
Các đầu đao chạm bong kênh hình đầu rồng dài, mắt lồi, râu bờm
thẳng dứt khoát như những ngọn lửa. Hình đầu rồng mang nét thanh thoát mộc mạc
hiền hòa không dữ tợn, đây là một nét rất đặc biệt trên các đầu đao chạm rồng của
ngôi đình.
Chống đỡ bộ khung là 18 cột trụ gồm cột cái và cột quân có
đường kính từ khoảng 0,4 – 0,5m dưới kê đá tảng tròn đáy vuông. Đây là một nét
đặc trưng trong văn hóa dân gian Việt, cột trụ kê dưới là đá tảng thể hiện tín
ngưỡng âm dương giao hòa.
Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công
trình đều dồn lên các cột. Cột tròn và to mập, phình ở giữa giúp cho công trình
ổn định và vững vàng.
Hiện nay, đình Kim Quan còn lại toà Đại bái và Hậu cung. Ngôi
nhà Đại bái gồm 5 gian 6 hàng chân cột to vẫn còn giữ được kiểu kiến trúc thế kỷ
XVII “thượng giường hạ kẻ”, thể hiện quy mô của một ngôi đình lớn.
Chống đỡ bộ khung là 18 cột trụ gồm cột cái và cột quân, đường
kính cột cái 0,53m, cột hiên 0,43m, chân cột đều kê đá tảng trên tròn, dưới
vuông. Cột gỗ thượng thu hạ thách .Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa dân
gian Việt, cột trụ kê dưới là đá tảng thể hiện tín ngưỡng âm dương giao hòa. Hậu
cung kiến trúc theo kiểu chồng diêm, chấn song con tiện gỗ, hai tầng 8 mái lợp
ngói mũi hài mỏng, tầng trên thiếu âm, tầng dưới thiếu dương, biểu hiện cho sự
chuyển hóa âm dương.
Đình Kim Quan còn bảo lưu nhiều mảng nghệ thuật điêu khắc
quý hiếm, trong đó có mảng lưỡng long chầu nguyệt ở cửa võng gian giữa nét chạm
mạch lạc, dứt khoát hình tượng rồng rất sinh động phủ sơn son thếp vàng tiêu biểu
cho nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII.
Trên lớp kiến trúc đồ sộ có những khối tượng voi đặt trên đấu
nhô ra từ xà ngang ở giữa cột, giữa cột cái và cột quân là mê cốn đục chạm kênh
bong đề tài tứ linh. Con rồng loài vật thiêng là chủ đạo với dáng uốn cong trên
thân phủ đầy màu lưỡi mác, đầu nhỏ, mắt lồi, râu và bờm như tia lửa là phong
cách nghệ thuật thời Lê.
Ngoài ra trong đình còn có các mảng chạm tứ linh, tứ quý
phong cách điêu khắc thời Nguyễn sớm nghệ thuật ở thế kỷ XIX. Trong hậu cung có
một khám thờ khá rộng trang trí cửa võng cánh khảm, trong đó đặt 3 cỗ long báu
đầu rồng có 3 pho tượng tròn tư thế ngồi chống chân vuông góc trên bệ tướng mạo
quan võ.
Trong nhiều hiện vật cổ đáng chú ý là 3 cỗ kiệu rước thánh
và 1 kiệu văn chạm trổ rồng phượng rất công phu.
Những họa tiết tinh xảo trong đình Kim Quan
Hậu cung có những mảng chạm tứ linh, tứ quý mang phong cách
nghệ thuật thế kỷ XIX, thể hiện ở bức đốc trước cửa vào hậu cung chạm bong kênh
long – ly – quy – phượng, sinh động nhất là hình phượng múa, thân long lúc ẩn
lúc hiện, các hình chạm được sơn màu sống động. Bên trong Hậu cung không gian
thu hẹp lại, nơi đặt ba cỗ ngai cũ thờ thành hoàng làng.
Đình Kim Quan hiện còn bảo lưu nhiều mảng nghệ thuật điêu khắc
quý hiếm, trong đó có mảng lưỡng long chầu nguyệt ở cửa võng gian giữa nét chạm
mạch lạc, dứt khoát hình tượng rồng rất sinh động phủ sơn son thếp vàng tiêu biểu
cho nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII.
Trên lớp kiến trúc đồ sộ có những khối tượng voi đặt trên đấu
nhô ra từ xà ngang ở giữa cột, giữa cột cái và cột quân là mê cốn đục chạm kênh
bong đề tài tứ linh.
Con rồng loài vật thiêng là chủ đạo với dáng uốn cong trên
thân phủ đầy màu lưỡi mác, đầu nhỏ, mắt lồi, râu và bờm như tia lửa là phong
cách nghệ thuật thời Lê. Ngoài ra trong đình còn có các mảng chạm tứ linh, tứ
quý phong cách điêu khắc thời Nguyễn sớm nghệ thuật ở thế kỷ XIX. Trong hậu
cung có một khám thờ khá rộng trang trí cửa võng cánh khảm, trong đó đặt 3 cỗ
long báu đầu rồng có 3 pho tượng tròn tư thế ngồi chống chân vuông góc trên bệ
tướng mạo quan võ. Trong nhiều hiện vật cổ đáng chú ý là 3 cỗ kiệu rước thánh
và 1 kiệu văn chạm trổ rồng phượng rất công phu.
Lễ hội đình Kim Quan được tổ chức 5 năm một lần, tưởng nhớ
công ơn của tam vị thành hoàng làng họ Chu là Cẩn Công, Khiêm Công, Đàm Công đã
che trở nhân dân khi loạn lạc, dạy học, làm thuốc chữa bệnh giúp dân địa
phương.
Hàng năm, đình có tổ chức một số ngày tiệc chính, mùng 1
tháng tư và mùng 1 tháng 7 âm lịch tổ chức cầu mưa cầu mát cầu bình an cho nhân
dân, mong trời đất mưa thuận gió hòa làm ăn được mùa. Ba ngày giỗ tam vị thành
hoàng họ Chu được coi là ba ngày tiệc lớn, ngày mùng 9 tháng giêng, ngày 12
tháng 2, ngày 17 tháng 7 âm lịch.
Vào các ngày này người dân trong vùng dù bận đến đâu cũng
dành thời gian đến đình cúng bái tưởng nhớ các ngài như một đạo lý truyền thống
của dân tộc ta bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”.