Đình Kim Quất Hạ thuộc thôn Quất Hạ, xã Trưng Vương, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, thờ phụng Đại Nại Cao Sơn đại vương và Bạc Sơn Quí
Minh Đại Vương thời Hùng Vương. Đây là vùng đất cổ có nền văn hóa từ các triều
đại Hùng Vương.
Đình Kim Quất Hạ trong kháng chiến chống Mỹ còn gọi là đình
Hùng Tiến. Ngày nay nhân dân thường gọi là đình Kim Quất Hạ.
Đình Kim Quất Hạ được xây dựng trên một quả đối cao, thuộc
thôn Quất Hạ-xã Trưng Vương thành phố Việt trì -tỉnh Phú Thọ. Đây là vùng đất cổ
có nền văn hóa lâu đời.
Các nhà khảo cổ học đã khai quật năm 1974 tìm thấy ở di chỉ
Đồi Giàm. Đình Kim Quất Hạ cách di chỉ Đồi Giàm 500m về phía Tây-Nam. Cách di
tích đình Lâu Thượng 500m về phía Đông-Bắc, một trong những di tích kiến trúc
có niên đại sớm của tỉnh Phú Thọ.
Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về sự thay đổi địa danh làng xã
qua các thời kỳ thì làng Quất Hạ thuộc những khu vực hành chính sau:
Thời Hùng Vương-thuộc trại Kim Quất, bộ Văn Lang. Thế kỷ
VII, làng Kim Quất Hạ thuộc huyện Gia Ninh, quận Phong Châu - Thế kỷ XIII ( thời
Trần ) làng Kim Quất Hạ thuộc huyện Phù Ninh, châu Tam Đới, lộ Đông Đô.
- Cuối thời Hậu Lê đầu thời Nguyễn ( đầu thế kỷ XIX Hàng Kim
Quất Hạ thuộc huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
Dưới thời Nguyễn, trấn đổi thành tỉnh thì làng Kim Quất Hạ
thuộc xã Lâu Thượng huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây, Năm 1891, tỉnh
Hưng Hoá thành lập, làng Kim Quất Hà thuộc xã Lâu Thượng, huyện Phù Ninh, tỉnh
Hưng Hoá. Năm 1900, huyện Hạc Trì thành lập. Năm 1903, tỉnh Hưng Hoá đổi tên là
tỉnh Phú Thọ, làng Kim Quất Hạ thuộc tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú
Thọ. ( tổng Lâu Thượng gồm có 6 làng: Dữu Lâu, Hạ Giáp, Lâu Hạ, Lầu Thượng, Việt
trì, Vĩnh Quế ) Năm 1945, Cách Mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà thành lập. Quốc hội và Chính phủ ta xóa bỏ cấp tổng, mở rộng phạm vi
các xã, nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn làng trước kia, để phù hợp với trình độ quản
lý hành chính.Làng Kim Quất Hạ thuộc xã Trưng Vương, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Năm 1954, cải cách ruộng đất, xã Trưng Vương chia thành 2 xã
( xã Lâu Thượng và xã Trưng Vương ). Xã Trưng Vương gồm có các thôn: Quất Thượng,
Quất Hạ, Thôn Hương, Tràng Đông, Tràng Nam.
Năm 1960, huyện Hạc Trì giải thể 5 thôn: Quất Thượng, Quất Hạ,
Thôn Hương, Tràng Đông, Tràng Nam, sát nhập vào gọi là xã Quất Thượng thuộc ngoại
thành Việt trì-tỉnh Phú Thọ. Năm 1968, hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất
thành tỉnh Vĩnh Phú, thì làng Quất Hạ thuộc xã Quất Thương, ngoại thành Việt
trì, tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1978, sát nhập 4 xã: Tiên Cát, Sông Lô, Lâu Thượng, Quất
Thương lấy tên là xã Trưng Vương, thì thôn Quất Hạ thuộc xã Trưng Vương, ngoại
thành Việt trì - tỉnh Vĩnh Phú,
Đến năm 1984, theo quyết định số 10/HĐBT thì xã Tiên Cát đổi
tên là phường Tiên Cát thuộc thành phố Việt trì, Sông Lô về xã Sông Lô.Còn 4
xã: Lâu Thượng, Quất Thượng, Quất Hạ, Hương Lan thuộc xã Trưng Vương, thành phố
Việt trì -tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, tỉnh
Vĩnh phú tách làm 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thì làng Quất Hạ thuộc xã Trưng
Vương, thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ. Dù tên gọi địa danh có thay đổi, thì
đình Kim Quất Hạ vẫn không thay đổi vị trí. Và đình Kim Quất Hạ có địa chỉ :
thôn Quất Hạ, xã Trưng Vương, thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ .
Đình Kim Quất Hạ cách trung tâm thành phố Việt trì 3 km.
Khách đến thăm quan di tích có thể đi bằng các phương tiện sau đều thuận lợi:
a-Đường bộ: Khách di theo đường quốc lộ số 2 đến ngã 3 Gia Cẩm.
vẽ theo đường Trần Phú qua UBND tỉnh Phú Thọ, qua phường Tân Dân Tối rẽ vào đường
Vũ Thê Lang qua trường chính trị thành phố Việt trì đi tiếp 1km là đến đình Kim
Quất Hạ.
b-Đường sắt: Khách đi tàu xuống ga Việt trì đi theo đê Sông
Lô qua xã Sông Lô, Lâu Thượng tới bến phà Đức Bắc rẽ theo đường Trần Phú, qua x
tilde a Dữu Lâu tới đường rẽ vào trường chính trị thành phố Việt trì đi tiếp
1km là đến đình. Kim Quất Hạ.
c-Đường thuỷ: Khách đi ngược xuôi trên Sông Lô đến bến phà Đức
Bắc-đi theo chỉ dẫn đường sắt là tới di tích.
Đình Kim Quất Hạ thờ Đại Nại Cao Sơn đại vương và Bạc Sơn
Quí Minh Đại Vương thời Hùng Vương. Cuốn ngọc phả sao hiện đang lưu giữ tại
đình ghi lại lịch sử vì dân vì nước của hai vị thánh Tổ Hùng Vương như sau:
1-Đại Nại Cao Sơn đại vương:
Nại Vương là con thứ hai của Hùng Hiền Vương Nội Vương có bản
tính nhân “nại”, quen vãng cảnh sông núi và di sản. Vì vậy cha mẹ đặt tên Nại
là nghĩa ấy. Nại tính trời phú cho nên rất thông minh, sáng suốt, thông tưởng
thiên văn, địa lý. Hồng Hiến Vương rất yêu mến nên Nại được ở trong cung ( tức
Lầu Ngọc ). Lúc đó thiên hạ thái bình, nước nhà an thái.
Nại Vương nhờ nghiệp tổ tiên, mà được sống yên vui, hạnh
phúc. Khi thì lên Núi Nhân làm bạn với gió trăng, nơi chân núi, trốn rừng sâu.
Khi thì đến bến sông nước biếc ngắm trăng sáng, nhìn dòng nước rễ đối lướt qua trang
Hương Lan là chốn địa đầu, núi không cao, mà đất cát cứng rắn sinh tình. Nơi ấy
có suối, có giếng đều bày ra bên phải, bên trái rất ngoạn mục. Thế đất rồng chầu,
hổ phục bao bọc. Nại Vương ngâm một câu thơ:
“Sáo, kèn hoà tấu âm gấm vóc,
Hoa cỏ đan thành sách non sông”
rồi lại ngâm tiếp:
“Khi đúc thành chuông tuy mạch nhỏ
Khả quan xây điện dụng cung thành”.
Đây thật là một vùng cảnh đẹp làm vui lòng người. Hàng ngày
Nai Vương đi ngắm cảnh quan và nghỉ ngơi trên đất ấy.
Một ngày xuân, khi màn trời buông xuống, Nại Vương ở trên
núi khát nước, ước rằng có hoa quả thì rất thích. Không ngờ có một người trong
trang đem dâng một mâm quả Quất. Vương rất đắc ý và ăn thấy ngọt giọng, lấy làm
vừa lòng lắm. Bèn ngâm rằng:
“Không hay Quất ngọt ơn lo trả
Chẳng biết mai thơm lúc khát mềm”.
Rồi vương lấy vàng, tiền thưởng cho người ấy. Rồi đặt tên
cho chốn ấy là “Trại Kim Quất”. Thường thường Nại Vương ở trang trại đó. Về sau
Nại Vương 70 tuổi quy tiên tại dây.
Hùng Hiền Vương bèn phong là: “Đại Nai Cao Sơn Đại Vương”
Xuân thu bốn mùa, ngư tại miếu đình.
Truyền đến Hùng Duệ Vương, những ngày thường lấy đất ấy làm
nơi chơi, săn ở “Kim Quất” chữ tên ấy là vua ban. Xây dựng miếu ở trang “Kim Quất”
làm nơi cúng tế Đại Nại Cao Sơn Đại Vương.
Tiệc lệ:
Ngày sinh thần: Mười một tháng giêng.
Ngày hoá thần: Mười hai tháng mười.
- Yến ẩm cho tên “Kim Quất”: Ngày mồng hai tháng ba - Mừng
phúc, lập miếu, gia phong: Ngày mồng hai tháng tám
2-Bạc Sơn Quý Minh đại vương:
Thời ấy, ở động Lăng Xương, châu Gia Hưng, đạo Hưng Hoá, có
ông già họ Nguyễn tên là Hành, cụ bà họ Đinh tên là Điên, chăm làm việc nhân
nghĩa, chia của cải cho nhà nghèo khổ. Vào một ngày trời quang mây tạnh, cụ bà
đi chơi, ngồi trên tảng đá trắng. Bỗng thấy đám máy 5 màu rực rỡ bay trên phiến
đá đó. Bà tắm người trong khung cảnh đó. Toàn thân ướt đầm, toả mùi thơm ngào
ngạt. Từ đó bà về nhà mang thai, đây năm bà sinh ra Sơn Thánh.
Lúc này thiên hạ yên vui. Họ Hùng cha truyền con nối trên
2000 năm. Truyền tới Hùng Duệ Vương là vua đời thứ mười tám. Vua có con gái là
My Châu, mặt ngọc, gót son, dung nhan tột bực.
Vua cho dựng lầu kén rể ở Việt trì .Chiếu truyền khắp thiên
hạ mời người hiền, tài chí bốn phương tấp nập về ứng thi đua tài, thì võ nghệ,
tài năng nhưng vẫn chưa ai đoạt được thiên chức làm rể mà vua xứng ý.
Lúc ấy. Tản Viên Sơn Thánh nghe tiếng, rủ người trong đồng họ
Đinh tên là Bạc là thần Tả Kiên cùng về nơi cung Việt trì . Sơn Thánh có phép
thuật của tiên ban cho, việc gì cũng hiểu rõ, lừng danh anh hùng thời ấy. Vua vừa
ý và gả con gái cho Tản Viên. Sơn Thánh lấy gậy trúc chỉ lên trời và ước, khoảng
khắc đã đủ: Voi, ngựa, châu báu, của ngon, vật lạ đều không thiếu một thứ gì,
dâng làm lễ cưới. Sơn Thánh đón Mỵ Châu về núi Tản Viên. Để Tả Kiên Thần Bạc
Công ở lại giúp vua. Vua phong tước là Đô Uý.
Bấy giờ thời bình kéo dài. Vua tin cậy thần dân, không lo gì
cả. Việc nước chẳng chăm lo võ bị, chỉ đi săn, chơi, chẳng hề bảo vệ quốc sự.
Ngày ngày lấy gái đẹp, rượu ngon làm thú vui. Thời cơ vua Thục nhân thù dai, được
dịp lại xâm lược. Vua ta thì cứ say túy luý. Bạc Công bèn thưa rằng: “Vua vời
Sơn Thánh đến ngay giúp nước, giúp nhà Hùng".
Sơn Thánh đến, bèn cho Bạc Công làm Đại tướng, khiến chiến
thuyền dốc tướng về sông Lô chặn đường tiến của dịch. Trên đường, chiêng. trống,
thúc ầm ầm, mười dặm còn nghe rõ, kinh hoàng.
Trên thuyền cờ quạt phấp phới, náo nức. Sơn Thánh dẫn đại
binh mã về Sông Thao giữ tuyến địa đầu. Hai bên bờ, thuận dòng chảy thuyền lướt
tới sông Thao. Ghìm quân chiến của vua Thục mà đánh tại Tiên Du. Vua Thục thua
to chạy kéo quân về,
Vua Hùng Duệ Vương phong Bạc Công là : “Bạc Công Quí Minh Đại
Vương” Quân tướng lập doanh trai tại Kim Quất rối vào đến tế lễ Đại Nại Cao Sơn
Đại Vương.
Sau hai năm thì vua Thục lại cất quân xâm lược. Duệ Vương
bèn nhưng ngôi cho Vua Thục. Về chốn núi Tản Viên rồi hoá. Vua Thục lên ngôi tỏ
lòng nhớ ơn vua Hùng. Trùng tu miếu, điện ở núi Nghĩa Lĩnh, cúng tế các bậc liệt
thánh Hùng Vương. Lấy báo đến đức, gia phong “Bạc Sơn Quí Minh Đại Vương” là
thượng đẳng phúc thần, lập miếu ở trang Kim Quất cùng phối hưởng Đại Nại Cao
Sơn Đại Vương bốn mùa cúng tế.
Bạc Sơn Quí Minh Đại Vương:
Tiệc lệ sinh thần: Ngày hai mươi lăm tháng mười một.
Tiệc lệ hóa thần: ngày hai lăm tháng tư
Như vậy đinh Kim Quất Hạ có giá trị lịch sử lâu đời, thờ 2 vị
thần Thánh Tổ thời Hùng Vương. Công lao to lớn của 2 vị gắn liền với mảnh đất,
làng quê Kim Quất, được các đời vua phong là thượng đăng phúc thần, nhân dân
tôn làm thành hoàng làng. Ngoài giá trị lịch sử đền Kim Quất Hạ được sử dụng
làm công sở hội tụ các cuộc mít tinh mừng công hội họp của xã, huyện Hạc Trì.
Là nơi đón tiếp các đơn vị bộ đội hành quân xa về nghỉ như đại đội Trân Phú. Là
nơi mở lớp học bình dân học vụ, xoá mù chữ cho toàn dân. Là nơi tổ chức Đại hội
Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam ra công khai năm 1951. Là nơi mở lớp học bồi dưỡng
kết nạp Đảng, mở lớp bồi dưỡng lý luận cho các cấp Uỷ Đảng của huyện uỷ Hạc Trì
và của thành phố Việt trì.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiều đơn vị bộ đội như
trung đoàn 268 và 272 đã đóng quân tại Đình. Năm 1967 trung đoàn 272 chiến dấu
góp phần bắn rơi máy bay Mỹ xuống cánh đồng Lồ ( xã Trưng Vương ngày nay ). Tại
đình làng bộ đội tổ chức mừng công có thiếu tướng Bằng Giang về dự.
Những sự kiện cách mạng lịch sử có liên quan đến đình Kim Quất
như đã nêu trên càng nâng tầm giá trị của ngôi đình thêm sức nặng nhằm giáo dục
truyền thống cho các thế hệ mai sau
Đình Kim quất Hạ có một giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn về
di sản văn hóa. Đình là nơi thờ các thần, tướng đã có công xây dựng non sông và
đất nước trong những buổi bình minh của lịch sử. Mặt khác đình còn là nơi trực
tiếp tham gia vào công cuộc giữ nước với những sự kiện tiêu biểu, điển hình
trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược.
Vì thế Đình Kim Quất Hạ có một giá trị ý nghĩa tinh thần hết
sức to lớn để cho thế hệ mai sau học tập và noi theo, là minh chứng hùng hồn và
đầy sức thuyết phục trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đình Kim Quất Hạ đã
được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 96/QĐ-VH, ngày 11/02/1999./.