Đình làng La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.Đây là ngôi đình lớn cổ kính, thờ phụng hoàng tử Lý Nhã Lang, con trai của vua Lý Phật Tử, từng là con rể của vua Triệu Quang Phục.
Theo thần tích ghi chép lại, vua Lý Nam Đế sau khi thua trận
trong cuộc chiến với quân xâm lược nhà Lương thì giao việc nước cho tướng Triệu
Quang Phục, danh tướng Quang Phục rút quân về khu vực đầm Dạ Trạch ở Khoái Châu
để chống giặc.
Đánh đuổi giặc Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi xưng Triệu
Việt Vương, đóng đô ở Long Biên. Lý Thiên Bảo, anh của vua Lý Nam Đế đem quân
sang đất Dã năng tự xưng làm Đào Lang Vương.
Đào Lang Vương mất mà không có con nên Lý Phật Tử nối ngôi gọi
là Hậu Lý Nam Đế. Lý Phật Tử đem quân đi đánh Triệu Việt Vương nhưng không thắng
nổi buộc phải cầu hòa, chia nhau đất nước lấy Bãi Quần Thần làm ranh giới.
Muốn tìm bí mật thắng trận của Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử
cho con trai Nhã Lang Vương sang cầu hôn con gái Triệu Việt vương là Cảo Nương.
Sau đó Cảo Nương tiết lộ cho Chàng biết, vua cha nàng thắng trận vì trên mũ Đầu
mâu có gắn chiếc móng rồng do Chử Đồng Tử Đại Thánh ban cho ở Đầm Dạ Trạch.
Nhã Lang tìm cách tráo đổi chiếc móng rồng bằng một cái giả
sau đó xin về thăm nhà, Lý Phật tử tiến đánh Triệu Quang Phục. Không còn móng rồng
thiêng, quân của Triệu Quang Phục đại bại.
Triệu Việt Vương đem con gái bỏ trốn, Cảo nương mặc áo lông
ngỗng, rắc dọc đường đi để làm dấu cho Nhã Lang tìm theo. Đến cửa biển Đại Nha thì cùng đường nên tự vẫn. Lý Phật tử thống
nhất giang sơn
Tuy có công giúp cha nhưng Lý Nhã Lang là con trai của thứ
phi nên không được làm thái tử mà phải dời về quê mẹ là Chu Chàng để ở.
Theo truyền ở đình Ngọc Mạch, Nam từ Liêm thì Chàng về quê mẹ
đổi sang họ mẹ là Lã, một hôm ra sống tắm bắt được con cá xanh đem về mổ thì được
thanh đao thần, từ đó chàng có tài phi thăng biến hóa theo ý muốn.
Ngày 18-10, hai mẹ con chàng đi chơi, đến khu gò lớn thấy
đám mây trắng vụt ra, chàng lấy đao thần chém sang bờ bắc con sông, rồi hai mẹ
con biến mất. Do đổi sang họ mẹ nên Lý Nhã Lang ở đình Ngọc Mạch còn được thờ với
cái tên Lã Nam Đế.