Đình Lạc Viên, nơi thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị nhân thần Đình Lạc Viên, nơi thờ phụng vua Ngô Quyền và 5 vị nhân thần Đình Lạc Viên là nơi thờ phụng: Đức Vua Ngô Quyền; Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng; Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi; Bản lộ Đô thống Đông Hải Quý Minh Đại Vương; Nam Dương Đệ nhất Quý Nương Minh Diệu còn thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế; Đình Lạc Viên tọa lạc trên đường Đà Nẵng thuộc phường Lạc Viên quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Đây là một ngôi đình của làng cổ Lạc Viên xưa kia. Năm 1960, đình Lạc Viên được sử dụng làm trường học. Năm 1991, đình được hoàn trả lại để nhân dân phụng thờ theo truyền thống. Sau khi ngôi đình được giao cho nhân dân sở tại quản lý, Ban quản lý đã bàn với nhân dân đống góp công đức trùng tu, khôi phục lại nghi lễ hội cũng như việc thờ cũng các vị thần. Một điều đăc biệt là đình Lạc Viên ngoài việc thờ: Đức Vua Ngô Quyền; Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng; Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi; Bản lộ Đô thống Đông Hải Quý Minh Đại Vương; Nam Dương Đệ nhất Quý Nương Minh Diệu còn thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế; Theo thần tích, từ xa xưa Đình Lạc Viên đã thờ 6 vị thần trên. trong đó có cả bài vị của Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế. Sử sách ghi lại rằng, đình Lạc Viên được xây dựng từ 500 năm trước trên một gò đất quân doanh, vốn là một trong những yếu địa Đức Ngô Vương Quyền dùng vào việc diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Đình được xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai. Phần ngoài của tay ngai là hai cột đồng trụ đế trụ tạo dáng quả bóng, thân trụ đắp chỉ tạo khung câu đối. Đầu trụ tạo dáng đèn lồng, đỉnh trụ đắp hình long cuộn tạo hình như một nụ hoa vươn lên để nở trên trời xanh. Trên bờ nóc đình trang trí tổ hợp tượng tròn theo thức lưỡng long chầu nguyệt. Các đầu đao cong vút, trên có trang trí con kềm, con sô. Các linh vật trang trí trên mái đình đều được gắn những mảnh gốm cổ lên, trông chúng rất linh thiêng và huyền ảo. Đình Lạc Viên từ năm 1523 đến 1934 có 56 sắc phong của các triều vua cho 6 thành hoàng làng Lạc Viên Bức phù điêu về trận chiến lịch sử đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Bên cạnh đó, đình Lạc Viên còn được kết cấu theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, trong đó có một gian cung cấm. Toà tiền tế được cấu tạo khung gỗ gồm 6 bộ vì, kiểu vì bốn hàng chân cột. Tòa hậu cung được kết cấu bằng hai bộ vì kiểu bố hàng chân cột với bộ vì gian cung ngoài được các nghệ nhân điêu khắc vô cùng ấn tượng. Các vì kèo được kết cấu theo kiểu chồng rường, với nghệ thuật chạm khắc chủ yếu là chạm nổi hình rồng phượng, hoa lá cách điệu, mây trời. Giữa các bộ vì của toàn tiền tế và tòa hậu cung là hệ thống xà thượng, xà hạ, được bào nhẵn tạo dáng vỏ măng. Hệ thống hoành đỡ mái là các cây gỗ tròn được giải theo lối thượng tam, hạ tứ. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống chân cột được kê trên các chân tảng đá xanh chắc khỏe. Bốn chân tảng của cột tứ trụ được tạo tác hình trụ quả bồng cao hơn các chân tảng khác. Các chân tảng còn lại tạo dáng chân hai cấp, cấp dưới hình vuông tượng trưng cho đất, cấp trên hình tròn tượng trưng cho trời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đình Lạc Viên đã trở thành điểm đến dâng hương, chiêm bái của người dân địa phương và du khách thập phương. Và để đình Lạc Viên luôn là một địa chỉ đỏ giúp người dân tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, phần sân ngoài của ngôi đình được tôn tạo lại, giúp ngôi đình khang trang và sạch sẽ hơn. Điểm mới trong kiến trúc khi du khách thập phương đến với đình Lạc Viên chính là bức phù điêu khắc họa lại trận chiến oai hùng của dân tộc ta trên sông Bạch Đằng do Đức Vương Ngô Quyền chỉ huy năm 938. Bức phù điêu được chạm khắc nhân dịp kỉ niệm ngày giỗ lần thứ 1074 của Đức Vương Ngô Quyền. Không chỉ vậy, mặc dù nằm giữa lòng thành phố, nhưng điểm nhấn tại đình Lạc Viên chính là cổng đình được thiết kế dựa trên kiến trúc của các ngôi đình cổ, cùng một ao cá nhỏ, bức cuốn thư, hai gian nhà giải vũ và bia thần tích – thần sắc ghi lại thời gian sắc phong của 6 vị thành hoàng làng được thờ phụng tại đình Lạc Viên. Tất cả đều được thiết kế tượng trưng cho làng quê Việt Nam xưa với “cây đa, giếng nước, sân đình”. Năm 2009, đình Lạc Viên được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, trở thành một trong số những ngôi đình có quy mô kích thước to lớn, hàm chứa những giá trị to lớn về kiến trúc nghệ thuật với nhiều mảng chạm khắc đẹp, lại làm bằng các chất liệu truyền thống của vùng đất Cảng Hải Phòng. Điểm đặc biệt là: Ban thờ ghi tên vị thần thượng thờ là “Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế” nhưng dòng chữ Hán trên bài vị lài ghi: “Hồng Minh Trung Tâm Hoàng đế”, nhưng người dân khẳng định: “đây là bài vị thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế”. Trước đây bài vị của thần được thờ ở miếu nhỏ ở Cầu Tre, môt địa danh cách đình Lạc Viên ngày nay khoảng 500m, nhưng 9h 30’ ngày 16/04/1972, miếu bị bom Mỹ đánh sập. Bài vị cũ không còn, nhân dân mới làm lại bài vị cũ. Bởi vậy có thể tên thần bằng chữ Hán bị viết sai. Hồ sơ thần tích – thần sắc của làng Lạc Viên được lập từ thời Pháp thuộc có viết về thần như sau: “Đức thần đệ ngũ: hiệu ngài là: Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế. Ngài là nhân thần. Không biết ngày sinh, ngày hóa, công trạng gì và về đời nào. Thờ ngài ở miếu có bài vị, thờ công đồng ở đình. Thần có 3 đạo sắc phong thời Nguyễn: Duy Tân năm thứ 5; Khải Định năm thứ 9; Bảo Đại năm thứ 9”. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi cũng khẳng định: “Đình Lạc Viên có bài vị thờ Hoàng đế Mạc Mậu Hợp nhưng phải dấu nên ghi là Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế. Điều đáng tiếc là khi khôi phục lại bài vị thờ Hoàng đế Mạc Mậu Hợp lại ghi sai…” Chính ông Lợi đã nhiều lần đề nghị nên sửa lại bài vị cho đúng với trước đây là “Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế”.. Như vậy Hoàng đế Mạc Mậu Hợp được nhân dân Hải Phòng bí mật thờ cúng hàng trăm năm nay ở chùa Bạch Đa, đình Lạc Viên… Tại sao các sử gia thường lên án Mạc Mậu Hợp nhưng nhân dân vẫn bí mật thờ cúng ông? Phải chăng các sử gia đã viết không đúng về Hoàng đế Mạc Mậu Hợp? Nguồn: An ninh Hải Phòng Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Lạc Viên là nơi thờ phụng: Đức Vua Ngô Quyền; Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng; Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi; Bản lộ Đô thống Đông Hải Quý Minh Đại Vương; Nam Dương Đệ nhất Quý Nương Minh Diệu còn thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế; Đình Lạc Viên tọa lạc trên đường Đà Nẵng thuộc phường Lạc Viên quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Đây là một ngôi đình của làng cổ Lạc Viên xưa kia. Năm 1960, đình Lạc Viên được sử dụng làm trường học. Năm 1991, đình được hoàn trả lại để nhân dân phụng thờ theo truyền thống. Sau khi ngôi đình được giao cho nhân dân sở tại quản lý, Ban quản lý đã bàn với nhân dân đống góp công đức trùng tu, khôi phục lại nghi lễ hội cũng như việc thờ cũng các vị thần. Một điều đăc biệt là đình Lạc Viên ngoài việc thờ: Đức Vua Ngô Quyền; Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng; Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi; Bản lộ Đô thống Đông Hải Quý Minh Đại Vương; Nam Dương Đệ nhất Quý Nương Minh Diệu còn thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế; Theo thần tích, từ xa xưa Đình Lạc Viên đã thờ 6 vị thần trên. trong đó có cả bài vị của Hồng Ninh Trung Tông Hoàng Đế. Sử sách ghi lại rằng, đình Lạc Viên được xây dựng từ 500 năm trước trên một gò đất quân doanh, vốn là một trong những yếu địa Đức Ngô Vương Quyền dùng vào việc diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Đình được xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai. Phần ngoài của tay ngai là hai cột đồng trụ đế trụ tạo dáng quả bóng, thân trụ đắp chỉ tạo khung câu đối. Đầu trụ tạo dáng đèn lồng, đỉnh trụ đắp hình long cuộn tạo hình như một nụ hoa vươn lên để nở trên trời xanh. Trên bờ nóc đình trang trí tổ hợp tượng tròn theo thức lưỡng long chầu nguyệt. Các đầu đao cong vút, trên có trang trí con kềm, con sô. Các linh vật trang trí trên mái đình đều được gắn những mảnh gốm cổ lên, trông chúng rất linh thiêng và huyền ảo. Đình Lạc Viên từ năm 1523 đến 1934 có 56 sắc phong của các triều vua cho 6 thành hoàng làng Lạc Viên Bức phù điêu về trận chiến lịch sử đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Bên cạnh đó, đình Lạc Viên còn được kết cấu theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, trong đó có một gian cung cấm. Toà tiền tế được cấu tạo khung gỗ gồm 6 bộ vì, kiểu vì bốn hàng chân cột. Tòa hậu cung được kết cấu bằng hai bộ vì kiểu bố hàng chân cột với bộ vì gian cung ngoài được các nghệ nhân điêu khắc vô cùng ấn tượng. Các vì kèo được kết cấu theo kiểu chồng rường, với nghệ thuật chạm khắc chủ yếu là chạm nổi hình rồng phượng, hoa lá cách điệu, mây trời. Giữa các bộ vì của toàn tiền tế và tòa hậu cung là hệ thống xà thượng, xà hạ, được bào nhẵn tạo dáng vỏ măng. Hệ thống hoành đỡ mái là các cây gỗ tròn được giải theo lối thượng tam, hạ tứ. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống chân cột được kê trên các chân tảng đá xanh chắc khỏe. Bốn chân tảng của cột tứ trụ được tạo tác hình trụ quả bồng cao hơn các chân tảng khác. Các chân tảng còn lại tạo dáng chân hai cấp, cấp dưới hình vuông tượng trưng cho đất, cấp trên hình tròn tượng trưng cho trời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, đình Lạc Viên đã trở thành điểm đến dâng hương, chiêm bái của người dân địa phương và du khách thập phương. Và để đình Lạc Viên luôn là một địa chỉ đỏ giúp người dân tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, phần sân ngoài của ngôi đình được tôn tạo lại, giúp ngôi đình khang trang và sạch sẽ hơn. Điểm mới trong kiến trúc khi du khách thập phương đến với đình Lạc Viên chính là bức phù điêu khắc họa lại trận chiến oai hùng của dân tộc ta trên sông Bạch Đằng do Đức Vương Ngô Quyền chỉ huy năm 938. Bức phù điêu được chạm khắc nhân dịp kỉ niệm ngày giỗ lần thứ 1074 của Đức Vương Ngô Quyền. Không chỉ vậy, mặc dù nằm giữa lòng thành phố, nhưng điểm nhấn tại đình Lạc Viên chính là cổng đình được thiết kế dựa trên kiến trúc của các ngôi đình cổ, cùng một ao cá nhỏ, bức cuốn thư, hai gian nhà giải vũ và bia thần tích – thần sắc ghi lại thời gian sắc phong của 6 vị thành hoàng làng được thờ phụng tại đình Lạc Viên. Tất cả đều được thiết kế tượng trưng cho làng quê Việt Nam xưa với “cây đa, giếng nước, sân đình”. Năm 2009, đình Lạc Viên được Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, trở thành một trong số những ngôi đình có quy mô kích thước to lớn, hàm chứa những giá trị to lớn về kiến trúc nghệ thuật với nhiều mảng chạm khắc đẹp, lại làm bằng các chất liệu truyền thống của vùng đất Cảng Hải Phòng. Điểm đặc biệt là: Ban thờ ghi tên vị thần thượng thờ là “Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế” nhưng dòng chữ Hán trên bài vị lài ghi: “Hồng Minh Trung Tâm Hoàng đế”, nhưng người dân khẳng định: “đây là bài vị thờ Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế”. Trước đây bài vị của thần được thờ ở miếu nhỏ ở Cầu Tre, môt địa danh cách đình Lạc Viên ngày nay khoảng 500m, nhưng 9h 30’ ngày 16/04/1972, miếu bị bom Mỹ đánh sập. Bài vị cũ không còn, nhân dân mới làm lại bài vị cũ. Bởi vậy có thể tên thần bằng chữ Hán bị viết sai. Hồ sơ thần tích – thần sắc của làng Lạc Viên được lập từ thời Pháp thuộc có viết về thần như sau: “Đức thần đệ ngũ: hiệu ngài là: Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế. Ngài là nhân thần. Không biết ngày sinh, ngày hóa, công trạng gì và về đời nào. Thờ ngài ở miếu có bài vị, thờ công đồng ở đình. Thần có 3 đạo sắc phong thời Nguyễn: Duy Tân năm thứ 5; Khải Định năm thứ 9; Bảo Đại năm thứ 9”. Nhà sử học Ngô Đăng Lợi cũng khẳng định: “Đình Lạc Viên có bài vị thờ Hoàng đế Mạc Mậu Hợp nhưng phải dấu nên ghi là Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế. Điều đáng tiếc là khi khôi phục lại bài vị thờ Hoàng đế Mạc Mậu Hợp lại ghi sai…” Chính ông Lợi đã nhiều lần đề nghị nên sửa lại bài vị cho đúng với trước đây là “Hồng Ninh Trung Tông Hoàng đế”.. Như vậy Hoàng đế Mạc Mậu Hợp được nhân dân Hải Phòng bí mật thờ cúng hàng trăm năm nay ở chùa Bạch Đa, đình Lạc Viên… Tại sao các sử gia thường lên án Mạc Mậu Hợp nhưng nhân dân vẫn bí mật thờ cúng ông? Phải chăng các sử gia đã viết không đúng về Hoàng đế Mạc Mậu Hợp?Nguồn: An ninh Hải PhòngThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Lạc Viên thành hoàng làng Vua Ngô Quyền nhân thần Hồng Bàng Hải Phòng 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10