Đình làng Đồng Nhân, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội thờ phụng thành hoàng làng là Đại Vương Xà Nương - công chúa Anh Mẫn, danh tướng Nhị vua Hai Bà Trưng.
Bởi vì Thánh Mẫu là một Nữ tướng anh dũng đã hưởng ứng cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược phương Bắc. Ngày hội làng hằng
năm diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch - là ngày hóa của Thánh Mẫu. Ngày hội làng
tôn vinh công đức của Thánh Mẫu với nghi lễ tế tại đình cùng với các trò chơi
dân gian ở sân đình, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ,
diễn ra trong 2 ngày 11, 12 tháng 11 âm lịch.
Trong thời kỳ kháng chiến, Đại bác
của thực dân Pháp đã bắn phá vào đình, 1 chiếc cột đình bị dính đạn nhưng không
bị đổ. Về sau khi trùng tu lại đình, dân làng đắp thêm phần gỗ vào chỗ bị đạn
phá. Thời kì cải cách ruộng đất "Triệt phá các công trình văn hóa, đập phá
đình chùa, miếu mạo các văn chỉ" như một chuyên gia Ba Lan đã phát biểu:
“Hiếm có một đất nước như Việt Nam, làng nào cũng có đình chùa, miếu mạo là một
mặt biểu hiện của nền văn hiến dân tộc. Lạ thay, Nền văn hiến ấy đang bị hủy hoại"
- ngôi đình làng Đồng Nhân cũng chung số phận như vậy.
Rất may, khi cán bộ dỡ hậu cung của Đình xong thì dân làng Đồng
Nhân cùng nhau lên tiếng giữ lại các gian bái đường. Vậy nên ngày nay toàn bộ
đình vẫn là đình cổ, chỉ có gian hậu cung (do bị chiếm đất làm đường xóm) nên hậu
cung thờ long ngai, bài vị Thánh Mẫu không được rộng và sâu như ta thường thấy ở
các ngôi đình khác.
Những kẻ gian đột nhập vào đình ăn trộm
tiền công đức và bị báo ứng. Có kẻ ăn trộm tiền hôm trước thì vài hôm sau đi
chơi bời sa ngã và bị công an bắt. Người nhà lại phải đem tiền đến cứu chuộc
cho về. Đúng là "của thiên lại trả địa".
Thánh Mẫu rất linh thiêng và hay phù hộ cho bà con dân làng.
Có vị tín chủ ở quận Tây Hồ (Hà Nội) hay yếu đau bệnh tật, đi xem thầy này thầy
nọ thì thầy phán rằng mua 2 chiếc thuyền gỗ mang vào đình cung tiến để thờ
trong đình thì bệnh tật thuyên giảm. Và mỗi năm dịp hội làng, lễ Tết, gia đình
bà lại mang hương hoa phẩm vật sang lễ tạ Mẫu.
Hoa súng trước ao cửa đình cũng là một "bảo vật" của
làng. Có 1 bé gái năm nọ ra ao đình ngày 6 Tết bẻ càng súng dưới hồ nghịch. Thế
rồi về nhà "hâm hâm dở dở". Người nhà lo lắng, ra đình hỏi cụ từ, cụ
bảo biện lễ mang ra đình, cụ kêu cầu giúp thì em bé khỏi luôn. Dân làng không
dám tùy tiện bẻ cành ngắt hoa xung quanh khuôn viên đình nữa và rất là bảo vệ
cây cối.