Đình làng Lộ Phong - điểm thờ phụng và nền văn hoá đặc trưng của người Sán Dìu ở Hạ Long Đình làng Lộ Phong - điểm thờ phụng và nền văn hoá đặc trưng của người Sán Dìu ở Hạ Long Đình làng Lộ Phong là của người dân tộc Sán Dìu (ở phường Hà Phong, Thành phố Hạ Long), được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Trong thời phong kiến, đình đã 2 lần được nhận sắc phong, đó là vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức (1878) và năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Đình Lộ Phong nằm ở khu 3, phường Hà Phong (TP Hạ Long), là một di tích rất có giá trị của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy đình Lộ Phong được xây dựng khá sớm, cách ngày nay khoảng 200 năm. Sắc phong Thành hoàng làng thờ trong đình Lộ Phong thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1878) cách ngày nay đã 134 năm. Đình làng Lộ Phong. Đình Lộ Phong được xây dựng tại vị trí đắc địa trên một khu đất rộng rãi, cao ráo, bằng phẳng, phong quang. Mặt đình quay về hướng đông nam, nhìn ra Vịnh Hạ Long. Đình được xây dựng theo nguyên tắc phong thuỷ, có âm dương đối đãi, có tiền án hậu chuẩn, có tả thanh long, hữu bạch hổ, với dãy núi Đèo Bụt ở phía tay trái, dãy núi Đồn Cao ở phía tay phải. Tất cả các yếu tố địa lý, phong thuỷ, phong cảnh thiên nhiên đã tạo nên không gian cảnh quan kiến trúc đình Lộ Phong thật đẹp và có nhiều ý nghĩa. Đình Lộ Phong gồm 3 gian 2 chái tiền đường và 2 gian hậu cung. Đình có kết cấu kiến trúc theo kiểu chồng rường, theo lối tiền tấu hậu bẩy, con chồng đấu sen. Toàn bộ hệ thống cột, các vì kèo, xà dọc, xà ngang được kết nối với nhau bằng kỹ thuật mộng cá tạo thành bộ khung chịu lực rất vững chắc. Đình có quy mô tương đối lớn, chiều dài bái đường khoảng 30m, chiều rộng khoảng 15m, đường kính cột cái khoảng 35-40cm. Vật liệu xây dựng đình chủ yếu bằng gỗ lim. Tường trát vách bằng rơm trộn với đất đỏ. Mái đình có 2 lớp, lớp trong bằng cây giang, lớp ngoài bằng lá cọ. Chân cột đình đặt trên đá tảng có hai lớp, lớp trên tròn khít với chân cột, lớp dưới hình vuông. Đình Lộ Phong có nghệ thuật trang trí theo lối truyền thống. Trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nhật. Bên trong đình có các mảng chạm khắc sinh động với đề tài long ly quy phượng và hoa lá. Trong đình còn có các bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng và các đồ thờ tự, tế khí tạo nên sự lộng lẫy và linh thiêng. Một trong số các sắc phong của đình Lộ Phong còn lưu giữ được. Ảnh: Đỗ Đăng Đường Có thể nói, đình Lộ Phong là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ có giá trị, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc Sán Dìu. Đó là niềm tự hào của đồng bào Sán Dìu ở Hà Phong. Rất tiếc, năm 1957 đình Lộ Phong đã bị cháy. Năm 1980, nhân dân đã xây dựng tại đồi Bạch Đàn một ngôi đình nhỏ để tạm thời làm nơi thờ cúng các vị Thành hoàng làng. Năm 2003, nhân dân tiếp tục xây dựng lại đình Lộ Phong như ngày nay. Ngôi đình hiện nay vẫn chỉ là ngôi đình tạm, có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản. Ở giữa có ban thờ đặt 12 bát hương thờ các vị Thành hoàng làng. Trên ban thờ có y môn bằng vải thêu 4 chữ “Bản thổ đại vương”. Hai bên có đôi câu đối: Tả văn hữu vũ trung cư Thánh/ Tự cổ kim lại Thượng đẳng thần. (Dịch: Bên trái quan văn, bên phải quan võ, ở giữa là Thánh. Từ xưa tới nay Ngài (Thánh) là Thượng đẳng thần). Trên tường có một số lá bùa bằng giấy có nội dung: “Tả biên thanh long nghênh bách phúc” (Bên trái có rồng xanh đón trăm phúc), và “Hữu biên bạch hổ phùng cát tường” (Bên phải có hổ trắng gặp điều lành). Đình Lộ Phong thờ 12 vị Thành hoàng làng là các nhân thần, sơn thần bản thổ. Liên quan đến đình Lộ Phong còn có 5 miếu thờ các vị thần trấn giữ ngũ phương. Đó là miếu Đông ở khu 2B, miếu Tây ở khu vực mỏ Hà Tu, miếu Nam ở khu 6B, miếu Bắc ở khu 2A và miếu Giữa ở khu 3 đều thuộc phường Hà Phong. Lễ hội đình Lộ Phong diễn ra 2 lần trong năm. Lễ hội đầu năm (cứ 3 năm làm 2 khoá lễ) từ ngày 6 đến 10 tháng Giêng âm lịch, còn gọi là lễ hội cầu an. Lễ hội giữa năm còn gọi là lễ hội cầu mùa (tiếng Sán Dìu gọi là lễ hội Đại Phan). Đây là lễ hội chính được diễn ra vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Trong lễ hội cầu mùa có nghi thức tế thần tại đình. Trong khi hành lễ, một số thầy cúng đã thể hiện khả năng phi thường của mình bằng màn “trình diễn” lội than hoặc xiên lình rất độc đáo và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem. Đặc biệt, trong ngày lễ hội, mỗi gia đình sắm một mâm lễ đem đến đình để cúng thần. Sau đó mọi người cùng nhau ăn uống ngay tại sân đình và trò chuyện vui vẻ, chúc nhau những điều tốt lành thể hiện tình cảm gắn kết cộng đồng và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đình Lộ Phong còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhiều chiến sĩ cộng sản ở Khu mỏ đã về đây hoạt động và lấy đình Lộ Phong làm trụ sở liên lạc để xây dựng phong trào. Đình là nơi thành lập đội du kích xã Lộ Phong vào đêm 7-8-1951. Thời chống Mỹ, đình Lộ Phong là nơi thành lập đội thanh niên xung kích chống di cư vào Nam và bảo vệ máy móc ở mỏ Hà Tu. Đội đã tích cực vận động đồng bào dân tộc Sán Dìu không di cư vào Nam và lên mỏ cùng với công nhân Hà Tu canh gác không cho địch tháo dỡ máy móc… Hoạt động của đội thanh niên xung kích được đồng bào Sán Dìu ở Lộ Phong tích cực hưởng ứng đã góp phần làm thất bại âm mưu của địch. Năm 1957, đình bị cháy, sau này, người dân nơi đây đã xây dựng tạm một ngôi đình nhỏ ở vị trí khác để làm nơi thờ cúng Thành hoàng làng với quy mô nhỏ, bài trí đơn giản. Gần đây, sau khi tìm lại sắc phong của đình, Ban Quản lý đình đã tổ chức huy động bà con 6 dòng họ người Sán Dìu cùng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn hỗ trợ kinh phí được 465 triệu gồm tiền mặt và hiện vật để xây dựng lại công trình trên vị trí cũ của đình. Sau 2 tháng thi công, ngôi đình đã hoàn thành với diện tích 35m2 trong khuôn viên rộng 1.500m2, góp phần bảo tồn một di tích thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá độc đáo trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Có thể nói di tích và lễ hội đình Lộ Phong là di tích và lễ hội duy nhất của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở TP Hạ Long. Bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích này có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng sâu sắc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là phát triển du lịch. Chính vì vậy, UBND phường Hà Phong, UBND thành phố Hạ Long đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh và Sở VH-TT&DL xét công nhận xếp hạng di tích đình Lộ Phong là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đỗ Đăng Đường (CTV) Nguồn: Báo Quảng Ninh Ths Nguyễn Thy Ngà Đình làng Lộ Phong là của người dân tộc Sán Dìu (ở phường Hà Phong, Thành phố Hạ Long), được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Trong thời phong kiến, đình đã 2 lần được nhận sắc phong, đó là vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức (1878) và năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Đình Lộ Phong nằm ở khu 3, phường Hà Phong (TP Hạ Long), là một di tích rất có giá trị của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy đình Lộ Phong được xây dựng khá sớm, cách ngày nay khoảng 200 năm. Sắc phong Thành hoàng làng thờ trong đình Lộ Phong thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1878) cách ngày nay đã 134 năm. Đình làng Lộ Phong. Đình Lộ Phong được xây dựng tại vị trí đắc địa trên một khu đất rộng rãi, cao ráo, bằng phẳng, phong quang. Mặt đình quay về hướng đông nam, nhìn ra Vịnh Hạ Long. Đình được xây dựng theo nguyên tắc phong thuỷ, có âm dương đối đãi, có tiền án hậu chuẩn, có tả thanh long, hữu bạch hổ, với dãy núi Đèo Bụt ở phía tay trái, dãy núi Đồn Cao ở phía tay phải. Tất cả các yếu tố địa lý, phong thuỷ, phong cảnh thiên nhiên đã tạo nên không gian cảnh quan kiến trúc đình Lộ Phong thật đẹp và có nhiều ý nghĩa. Đình Lộ Phong gồm 3 gian 2 chái tiền đường và 2 gian hậu cung. Đình có kết cấu kiến trúc theo kiểu chồng rường, theo lối tiền tấu hậu bẩy, con chồng đấu sen. Toàn bộ hệ thống cột, các vì kèo, xà dọc, xà ngang được kết nối với nhau bằng kỹ thuật mộng cá tạo thành bộ khung chịu lực rất vững chắc. Đình có quy mô tương đối lớn, chiều dài bái đường khoảng 30m, chiều rộng khoảng 15m, đường kính cột cái khoảng 35-40cm. Vật liệu xây dựng đình chủ yếu bằng gỗ lim. Tường trát vách bằng rơm trộn với đất đỏ. Mái đình có 2 lớp, lớp trong bằng cây giang, lớp ngoài bằng lá cọ. Chân cột đình đặt trên đá tảng có hai lớp, lớp trên tròn khít với chân cột, lớp dưới hình vuông. Đình Lộ Phong có nghệ thuật trang trí theo lối truyền thống. Trên bờ nóc có hình lưỡng long chầu nhật. Bên trong đình có các mảng chạm khắc sinh động với đề tài long ly quy phượng và hoa lá. Trong đình còn có các bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng và các đồ thờ tự, tế khí tạo nên sự lộng lẫy và linh thiêng. Một trong số các sắc phong của đình Lộ Phong còn lưu giữ được. Ảnh: Đỗ Đăng ĐườngCó thể nói, đình Lộ Phong là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ có giá trị, thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc Sán Dìu. Đó là niềm tự hào của đồng bào Sán Dìu ở Hà Phong. Rất tiếc, năm 1957 đình Lộ Phong đã bị cháy. Năm 1980, nhân dân đã xây dựng tại đồi Bạch Đàn một ngôi đình nhỏ để tạm thời làm nơi thờ cúng các vị Thành hoàng làng. Năm 2003, nhân dân tiếp tục xây dựng lại đình Lộ Phong như ngày nay. Ngôi đình hiện nay vẫn chỉ là ngôi đình tạm, có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản. Ở giữa có ban thờ đặt 12 bát hương thờ các vị Thành hoàng làng. Trên ban thờ có y môn bằng vải thêu 4 chữ “Bản thổ đại vương”. Hai bên có đôi câu đối: Tả văn hữu vũ trung cư Thánh/ Tự cổ kim lại Thượng đẳng thần. (Dịch: Bên trái quan văn, bên phải quan võ, ở giữa là Thánh. Từ xưa tới nay Ngài (Thánh) là Thượng đẳng thần). Trên tường có một số lá bùa bằng giấy có nội dung: “Tả biên thanh long nghênh bách phúc” (Bên trái có rồng xanh đón trăm phúc), và “Hữu biên bạch hổ phùng cát tường” (Bên phải có hổ trắng gặp điều lành). Đình Lộ Phong thờ 12 vị Thành hoàng làng là các nhân thần, sơn thần bản thổ. Liên quan đến đình Lộ Phong còn có 5 miếu thờ các vị thần trấn giữ ngũ phương. Đó là miếu Đông ở khu 2B, miếu Tây ở khu vực mỏ Hà Tu, miếu Nam ở khu 6B, miếu Bắc ở khu 2A và miếu Giữa ở khu 3 đều thuộc phường Hà Phong. Lễ hội đình Lộ Phong diễn ra 2 lần trong năm. Lễ hội đầu năm (cứ 3 năm làm 2 khoá lễ) từ ngày 6 đến 10 tháng Giêng âm lịch, còn gọi là lễ hội cầu an. Lễ hội giữa năm còn gọi là lễ hội cầu mùa (tiếng Sán Dìu gọi là lễ hội Đại Phan). Đây là lễ hội chính được diễn ra vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Trong lễ hội cầu mùa có nghi thức tế thần tại đình. Trong khi hành lễ, một số thầy cúng đã thể hiện khả năng phi thường của mình bằng màn “trình diễn” lội than hoặc xiên lình rất độc đáo và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem. Đặc biệt, trong ngày lễ hội, mỗi gia đình sắm một mâm lễ đem đến đình để cúng thần. Sau đó mọi người cùng nhau ăn uống ngay tại sân đình và trò chuyện vui vẻ, chúc nhau những điều tốt lành thể hiện tình cảm gắn kết cộng đồng và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đình Lộ Phong còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhiều chiến sĩ cộng sản ở Khu mỏ đã về đây hoạt động và lấy đình Lộ Phong làm trụ sở liên lạc để xây dựng phong trào. Đình là nơi thành lập đội du kích xã Lộ Phong vào đêm 7-8-1951. Thời chống Mỹ, đình Lộ Phong là nơi thành lập đội thanh niên xung kích chống di cư vào Nam và bảo vệ máy móc ở mỏ Hà Tu. Đội đã tích cực vận động đồng bào dân tộc Sán Dìu không di cư vào Nam và lên mỏ cùng với công nhân Hà Tu canh gác không cho địch tháo dỡ máy móc… Hoạt động của đội thanh niên xung kích được đồng bào Sán Dìu ở Lộ Phong tích cực hưởng ứng đã góp phần làm thất bại âm mưu của địch. Năm 1957, đình bị cháy, sau này, người dân nơi đây đã xây dựng tạm một ngôi đình nhỏ ở vị trí khác để làm nơi thờ cúng Thành hoàng làng với quy mô nhỏ, bài trí đơn giản. Gần đây, sau khi tìm lại sắc phong của đình, Ban Quản lý đình đã tổ chức huy động bà con 6 dòng họ người Sán Dìu cùng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn hỗ trợ kinh phí được 465 triệu gồm tiền mặt và hiện vật để xây dựng lại công trình trên vị trí cũ của đình. Sau 2 tháng thi công, ngôi đình đã hoàn thành với diện tích 35m2 trong khuôn viên rộng 1.500m2, góp phần bảo tồn một di tích thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá độc đáo trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Có thể nói di tích và lễ hội đình Lộ Phong là di tích và lễ hội duy nhất của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở TP Hạ Long. Bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích này có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng sâu sắc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là phát triển du lịch. Chính vì vậy, UBND phường Hà Phong, UBND thành phố Hạ Long đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh và Sở VH-TT&DL xét công nhận xếp hạng di tích đình Lộ Phong là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đỗ Đăng Đường (CTV)Nguồn: Báo Quảng NinhThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Lộ Phong dân tộc Sán Dìu thành phố Hạ Long Quảng Ninh 10 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10