Đình làng Lý Đỏ, Tân Việt, Bình Giang, Hải Dương, thờ phụng Thái thú Giao Châu Đặng Thiện Quang thời Hán Chiêu Đế. Đây là nơi ông dạy học cho nhân dân, có thể coi là một trong những trường học bình dân đầu tiên ở nước ta.
Bản thần tích khắc trên bia đá ở làng:
TÔN THẦN SỰ TÍCH BI CHÍ 尊神事迹碑誌
Bản phả lục một vị đại vương công thần triều Hán Chiêu Đế
(chi Cấn bộ thượng đẳng), Bộ Lễ quốc triều chính bản.
Xưa Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ khai vận mở đồ hơn hai
mươi năm. Vua Hùng lập nước núi xanh vạn dặm, xây kinh đô Hùng, dựng nền cung
điện, nước biếc thăm thẳm, bắt đầu đạo đế thánh vua minh, giúp vật giúp dân,
cai quản 15 bộ lấy tên là Bách Việt, là tổ tiên đầu tiên vậy.
Có thơ rằng:
Ban sơ Nam Việt từ Kinh Dương
Thống nhất núi sông mười tám vương
Mười tám đời truyền ngàn xưa đó
Vạn năm hương lửa vạn năm hương.
Truyền rằng:
Xưa nước Việt ta, Long Biên còn thuộc về Tây Hán. Bấy giờ có
ông họ Đặng, tên húy là Vận, tổ tiên ngày trước đã được ban tước phong, đời nay
kế thừa gia tài phúc ấm. Ông lấy vợ người bản quận, họ Tạ, tên húy là Cẩn, con
nhà thi lễ, dòng dõi trâm anh, hai người rất xứng đôi. Thủa nhỏ ông rất tinh
thông y thuật, thích làm điều thiện, vốn tính hay ban chẩn, giúp đỡ người
nghèo.
Năm ông gần 50 tuổi, Tạ Thị đã ngoài 40, sinh được mấy người
con gái mà chưa có con trai, về sau, vào ngày 11 tháng 8 năm Giáp Ngọ, bà sinh
được một cậu con trai, tướng mạo khác thường, thiên tư kỳ lạ. Năm lên 3 tuổi đã
biết lễ nghĩa, thường hay kính nhường, theo học mà hiểu, nghe nhạc biết thẩm thấu.
Lên 7 tuổi cho đi học, liền đặt tên là Thiện Quang. Năm 13 tuổi, tinh thông
kinh sử, rất giỏi võ nghệ, sĩ tử đương thời ai lấy đều thán phục và khen là
“Thánh đồng” (Thánh trẻ con).
Năm 18 tuổi chẳng may cha mẹ qua đời. Ba năm phục tang xong,
trong lòng ông thẩm nghĩ phải lấy điển lễ lớn để dặn dạy sĩ dân. Bấy giờ dân
Giao Châu học hành chưa thấu, tam cương, cửu trù chưa biết thứ bậc, ông liền
thuận theo khuyên bảo những điều tốt lành. Nhờ đó mà dân biết được lễ nghĩa.
Phong cách tốt đẹp của Nam Châu có được cũng có công của ông. Cảm phục sĩ dân mến
mộ và cùng tôn ông làm Châu trưởng.
Lúc này, Hán Chiêu Đế sai Chu Chương làm Thái thú Giao Châu.
Chu Chương nghe danh tiếng ông giáo hóa quy phục được dân chúng bèn dâng sớ tiến
cử lên vua. Vua rất vui mừng, liền phong ông chức “Liệt Hầu”. Ông nhận mệnh đi
xuống huyện ấp xem xét cuộc sống dân tình và phong cảnh nơi đây.
Đến trại Triền Đổ, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, đạo Hài
Dương (xưa gọi là Hồng Châu), thấy phong tục tập quán nơi đây còn lạc hậu, kỹ
nghệ còn sơ sài, ông liền truyền cho nhân dân thiết lập một học đường để dạy học
cho nhân dân. Mới được một năm, nhân dân đều ngưỡng mộ kính phục.
Gặp lúc tù trưởng của 7 quận: Châu Nhai, Đam Nhĩ, Thương
Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lĩnh, (Quế Lâm?) làm loạn, quấy nhiễu dân
sinh. Vua nghe tin liền nói đình thần nào có thể dẹp yên sẽ cho làm bản châu
Thái thú. Sầm Bành tiến cử ông có đức vọng, quy phục được lòng người, tất sẽ dẹp
được. Vua bằng lòng lệnh ông cho cầm đầu châu đi dẹp loạn.
Ông tuyển chọn trai tráng của bản trang được 28 người, lại
truyền hịch đi các quận huyện đến giúp thêm được vài vạn người. Ngay hôm đó tiến
thẳng đến Cửu Chân, lệnh cho các tướng sĩ phân ra các đồn để giữ vững, không được
khiêu chiến. Nhân đó, sai quan văn truyền hịch, khuyên cho họ hiểu tín nghĩa, bảo
họ thấy rõ điều họa phúc. Giặc nghe thấy tỉnh ngộ bỏ binh khí, mũ giáp ra hàng,
7 quận giặc loạn đã được dẹp yên. Ông cho rút quân về phủ (tức đất Long Biên).
Từ khi ông làm Thái Thú, hình phạt được giảm nhẹ, dân chúng
đều được yên ổn làm ăn. Ông lại thong thả đến học đường ờ trang Triền Đổ, dạy
cho dân hiểu về ân nghĩa và tình đoàn kết. Nhân dân thấy đó mà cảm phục bèn
thưa với ông “nơi đây ngày nay là học đường, ngày sau làm nơi phụng thờ”. Ông bằng
lòng, rồi cùng sĩ tốt về châu phủ, sai người thay tiến cử lên Hán Đế.
Năm đó ông vừa tròn 70 tuổi. Một hôm, ông đang ngồi tại phủ
đường, bỗng một ánh sáng đỏ bay lên không trung rồi biến mất. Hôm đó là ngày 10
tháng 02 năm Bính Ngọ.
Nhân dân, gia thần, sĩ tốt đều rất hoảng sợ, bèn làm biểu
tâu lên Hán Đế. Đế liền sai sứ về dụ tế tại nơi đất này (Long Biên) và ban sắc
phong phúc thần. Cho phép dân trong phù lập miếu phụng thờ. Còn các nơi như Cửu
Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Triền Đổ là những nơi do ông giáo hóa đều
đón mỹ tự về phụng thờ.
Đến thời Hán Bình, vua biết được danh tiếng cúa ông có công
lao với nhà Hán, liền sai sứ mang sẳc đến phong tặng cho ngài là: “Bản cảnh
Thành hoàng Đông biên Uy quốc Duệ trí Anh linh Thiện quang Tự công Linh phù tôn
Thần”. Cho phép Triền Đổ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương các nơi cùng
thờ phụng.
Đến đời nhà Tống, niên hiệu Thái Bình, vua Tống sai bọn Hầu
Nhân Bảo mang 20 vạn quân thủy bộ sang xâm chiếm nước ta. Vua Lê Đại Hành tự
mình mang 10 vạn quân tinh nhuệ đến cự chiến với giặc. Quân ta tiến đến huyện
Đường An, phủ Thượng Hồng thì gặp quân Tống theo đường thủy kéo vào. Vua cùng
tướng soái bèn cho quân vào đền Thần ở bên sông trú binh.
Đêm cầu khấn Thần âm phù giúp đánh giặc, sau khi dẹp yên
quân giặc sẽ tấn phong “Thượng đẳng”. Sáng hôm sau đề binh xuất chiến, quân giặc
Nguyên quả nhiên bị thất bại nặng nề. Tướng Hầu Nhân Bảo cùng các tướng và quân
giặc đều bị giết, bắt sống được đại tướng Biện. Quân ta chiến thắng trở về.
Sau đó, Vua khao thưởng tướng sĩ, nhân đó nói rằng: “Quân giặc
Nguyên sớm dẹp được yên là nhờ có Thần âm phù trợ giúp”, gia phong cho thần là:
Thiện Quang Tế thế Hộ quốc Tí dân Phù vận Dương vũ Dực thánh Bảo cảnh Hiển hỗ Hậu
đức Chí nhân Phu cảm Hiển ứng Triệu mưu Tá tỵ Thiện văn Bác tế Phổ thí Từ huệ Hậu
ân Hoành mô Viễn lược Cương nghị Đốc thật Thùy hưu Quả đoán Hùng nghị Phúc diễn
Thông minh Duệ trí Hùng (?) Dũng quyết Anh uy Linh cảm Diệu thông Hùng kiệt đại
vương.
Truyền rằng: Từ đó về sau, đều linh thiêng hiển ứng, cho nên
được nhiều các bậc đế vương phong thêm mỹ tự.
Đến thời Trần Thái Tông, giặc Nguyên Khương xâm lấn nước ta,
kinh thành bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo bách thần ờ các đền, Đại
vương cũng linh thiêng ứng hợp âm phù, dẹp tan được giặc Mã Nhi, Thái Tông bèn
phong mỹ tự: “Nhất vị Đại vương Linh ứng Anh triết Hiển hựu Trợ thuận”.
Đến đời Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa dẹp giặc Minh, chém tướng
Mộc Liễu Thăng, lấy được thiên hạ, Thái Tổ liền phong thêm: “Nhất vị Phổ tế
Cương nghị Anh linh”. Sắc chỉ ban cho trại Triền Đổ trùng tu miếu điện để phụng
thờ Ngài.