Đình làng Yên Mẫn thờ Thần Hoàng Làng là vị phó thống tướng quân - Đức Bính Công – của Triệu Việt Vương thời kỳ chống giặc Tống năm 550 – 557 , chủ soái của Tả hữu Tướng quân Trương Hống,Trương Hát, quê ở Vân Mẫu, Quế Dương (Võ Giàng , Kinh Bắc ).
Đình Yên Mẫn, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh thờ tướng Đinh Bính (Bính Công):
Thần tích và truyền thuyết cho biết, Bính Công sinh ngày 7 tháng 4 năm Đinh Dậu,
là con của ông Đinh Đán và bà Cao Thị Lương. Thuở nhỏ, ông có tên là Đống, sau
mới đổi tên là Bính.
Bính Công là người có “trí dũng, anh hùng, độ lượng. Bính
Công trưởng thành đúng thời kỳ Triệu Quang Phục đang tiến binh đánh quân Lương.
Ông liền hăng hái gia nhập nghĩa quân, cùng các tướng Trương Hống, Trương Hát,
Bính Công tham gia xây dựng căn cứ Dạ Trạch, rồi cùng Triệu Việt Vương tiến
quân về Kinh Bắc.
Đạo quân do Bính Công chỉ huy đóng tại trại Yên Xá (Yên Mẫn
sau này). Ông vừa giúp dân diệt trừ yêu tinh, vừa chỉ huy quân dân xây dựng đồn
luỹ đánh giặc.
Năm 550 Vị Thống tướng – Đức Bính Công – tuân chỉ Triệu Việt
Vương chọn Trại Yên Xá làm nơi xây thành chống giặc phương bắc . Trại Yên Xá
xưa nay là khu vực thành Bắc Ninh là cốt lõi, khu vực cận thành là Thụ Ninh,
Yên Mẫn, Thị Chung, Vệ An ngày nay .
Bằng tài thao lược quân sự của mình, Bính Công đã lập nhiều
công lớn, cùng Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương, làm chủ thành Long Biên.
Ông mất ngày 20 tháng 7.
Sau khi ông mất, Triệu Quang Phục phong cho ông là Đống Bính
đoan đại vương, lại thừa nhận cho nhân dân Yên Xá (Yên Mẫn) là sinh từ chính hộ
nhi sở và bài sắc chỉ cho 21 xã phụng thờ.
Đình Yên Mẫn thờ Đức Bính Công là điều rất đặc biệt và duy
nhất nhưng hai thuộc tướng của ông là Trương Hống, Trương Hát có tới 290 đền ,
đình thờ cúng tại các làng xã rải từ phía bắc con sông Đuống, hai bên sông Cầu
( sông Như Nguyệt) , đến phí nam sông Thương.
Đình Yên Mẫn được xếp hạng là di tích Lịch sử - Kiến trúc
nghệ thuật cấp Quốc gia - Quyết định số 154/QĐ, ngày 25/1/1991. Theo các cụ cao
niên trong khu cho biết: Đầu thời Lê, đình xây dựng trên khu đất sát liền phía
nam chùa. Cuối thời Lê, dân làng đã chuyển dịch ngôi đình sang phía bắc chùa và
xây dựng thành một ngôi đình lớn, nổi tiếng trong vùng (các bộ phận kiến trúc của
ngôi đình còn lại đến ngày nay đều mang dấu ấn kiến trúc nghệ thuật cuối
thời Lê).
Năm 1946, trong đợt “tiêu thổ kháng chiến” ngôi đình đã bị dỡ
bỏ. Sau này, dân làng đã tận dụng nguyên liệu của đình cũ để dựng lên ngôi đình
hiện nay, trên vị trí của ngôi đình đầu tiên của làng (phía nam chùa).
Đình Yên Mẫn hiện được tọa lạc trên diện tích đất 1.714,5m2,
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât. Đình ở vị trí giữa làng, xung
quanh giáp khu dân cư. Khuôn viên đình rộng lớn được bao bọc bởi hệ thống tường
bao, bên trong sân có nhiều cây cổ thụ tạo nên sự thâm nghiêm, cổ kính.
Đình Yên Mẫn hiện có kết cấu kiểu “tiền chữ Nhất, hậu chữ
Đinh” gồm các công trình kiến trúc: Tòa Tiền tế 5 gian phía trước, phía sau là
tòa Đại đình gồm Đại bái 3 gian 2 chái và 3 gian Hậu cung. Bộ khung làm bằng gỗ,
bộ vì gian giữa tòa Đại bái kiểu “con chồng giá chiêng”. Cửa được mở ở 3 gian
giữa hướng Tây Nam kiểu “thượng song hạ bản”. Phần mái đình lợp ngói, bốn góc
là bốn đầu đao cong duyên dáng mềm mại.
Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của làng , xã từ
xưa tới nay cũng giống như các đồng bào dân tộc khác có nhà Rông, nhà Dài để
làm nơi thờ cúng, sinh hoạt tâm linh, bàn họp các sự kiện trọng đại, xét xử, tế,
lễ, hội, .v.v.
Sát Đình làng Yên Mẫn là ngôi chùa mang chính tên Phật A Di
ĐÀ tự là hiếm thấy.
Khi xưa trước năm 1010 vùng Kinh Bắc gọi là Xứ Bắc Hà ,
nghĩa là vùng đất phía bắc con sông Nhị Hà.
Sau năm 1010 nhà Lý rời đô từ Hoa Lư về Hà Nội ( nghĩa là
vùng đất phía trong con sông Nhị Hà ) xây dựng Kinh đô Thăng Long thì Xứ Bắc Hà
gọi là Trấn Kinh Bắc hay xứ Kinh Bắc nghĩa là vùng đất phía bắc Kinh thành
Thăng Long ( Vùng châu thổ phía bắc sông Hồng) . Yên Xá là nơi có vị trí trọng
yếu , vô cùng chiến lược bởi đây là khu gò đất cao :
- Phía Bắc là sông Cầu (sông Như Nguyệt)
- Phía Nam giáp đường Quan Báo ( đường đi Kinh lý và là đường
mòn dân gian)
- Phía Đông đi tới cửa Lục đầu Giang là nơi hội tụ 6 con
sông đổ ra biển
- Phía tây giáp vùng Đông Anh ( Phúc Yên ) là vùng đất cao ,
rừng rậm, và có 5 nhánh sông ( Ngũ Huyện )
Từ đây có thể dễ ràng đi ra đường bộ, rất thuận tiện đường
sông để phòng thủ cũng như tấn công vì vậy nơi đây là trung tâm vùng Kinh Bắc ,
nơi tập trung quân và là nơi cất giữ lương thảo vùng Kinh Bắc của các triều đại
Phong kiến.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Bính Công nhân dân trại Yên Xá
xưa cho đến nay, đời này qua đời khác hàng năm vẫn tổ chức giỗ ông vào ngày
20/7 âm lịch.