Đình Lâu Thượng, nơi thờ phụng Cao Sơn, Quý Minh đại vương và Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Lâu Thượng, nơi thờ phụng Cao Sơn, Quý Minh đại vương và Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) gắn liền với truyền thuyết xa xưa về Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng chiêu binh dẹp giặc, Lý Hồng Liên dạy học Đình Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) tọa lạc trên mảnh đất rộng bằng phẳng thuộc xóm Mai, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì là một trong số ít những ngôi đình có giá trị hàng đầu trong hệ thống di tích kiến trúc tín ngưỡng của tỉnh, có nguồn gốc xây dựng từ thời Hùng Vương còn lưu giữ được những giá trị to lớn về nghệ thuật kiến trúc cũng như tư tưởng văn hóa. Theo những người dân sinh sống ở nơi đây thì trước đây làng Lâu Thượng chỉ có một ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ thứ XV (đình Lâu Thượng, hay còn gọi là đình Ngoại). Tuy nhiên, do người dân ở Lâu Thượng ngày càng đông đúc, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp việc làng, nhân dân đã xây thêm một ngôi đình nữa là đình Nội và đều thờ chung Tứ Vị Đại Vương. Đình Lâu Thượng Xã Trưng Vương vốn là vùng đất cổ thuộc kinh đô Văn Lang xưa, tương truyền "Lâu Thượng" là lầu ở của các Mị Nương (con gái Vua Hùng) và là nơi các nàng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa cũng là mảnh đất thiêng còn lưu giữ hệ thống đình, đền, miếu có niên đại lâu năm. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đình Lâu Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bước vào ngôi Đình, du khách tham quan đều cảm nhận được những kiến trúc cổ kính. Từ ngoài nhìn vào ta thấy các đầu đao vút lên thanh thoát, có họa tiết trang trí rất công phu; trên đỉnh nóc là đôi rồng chầu mặt nhật. Đình Lâu Thượng được xây theo kiểu chữ Đinh gồm một tòa đại bái 5 gian 2 dĩ và phần hậu cung 3 gian, có chiều dài là 28m và chiều rộng là 22m theo hướng Đông Nam.. Toàn bộ đình có 60 cột cái lớn có đường kính 0,75m liên kết với các xà ngang, dọc tạo thành bộ khung có kết cấu chắc chắn hình tứ trụ lũng thuyền. Hậu cung có kết cấu độc đáo, được chạm khắc tinh xảo. Trên khoảng xà thượng là lưỡng long chầu nguyệt với bố cục chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa đường nét và hình khối hình rồng quyện vào mây, được chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn sớm. Phía dưới cái đầu là hai đầu dư chạm khắc công phu. Khoảng xà hạ chạm Long vân giống như các bức chạm ngoài đại bái. Xà nách chạm tứ linh. Góc bẩy chạm hình phượng. Hậu cung là đặc trưng cho sự giao thoa giữa hai phong cách nghệ thuật thời Lê - Nguyễn thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân hai thời kỳ đó cùng chung sức để lại cho hậu thế một tác phẩm trạm khắc kiến trúc hoàn chỉnh. Với lối kiến trúc cùng nghệ thuật điêu khắc còn lưu giữ được xác định được xây dựng vào thời Hậu Lê (1427-1789). Những mảng điêu khắc, chạm chổ tinh vi của đình Lâu Thượng Đình Cái được xây dựng trước, đến thời Nhà Nguyễn phần hậu cung mới được xây dựng. Cùng trong khuôn viên đình Lâu Thượng còn có Miếu Vật, tương truyền là nơi Tản Viên Sơn Thánh rèn quân, tổ chức các cuộc thi đấu vật. Đây là di tích gắn liền với truyền thuyết xa xưa về Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng chiêu binh dẹp giặc, Thành hoàng Làng Lý Hồng Liên dạy học, khai khẩn điền địa, lập ấp. Đình Lâu Thượng hiện lưu giữ được một số hiện vật có giá trị như 4 cỗ ngai và bài vị sơn son thếp vàng được gia công từ thời Nguyễn đặt tại khám thờ chính. Toàn bộ gian giữa hậu cung được dành làm khám thờ. Kết cấu chính được sàm đóng với bốn cột mái, phía ngoài là cửa khám chạm trổ tinh vi sơn son thếp vàng. Phía ngoài cửa cấm trên ban thờ cũng có tượng nhị vua Hai Bà Trưng, tượng tạc trong tư thế ngồi. Đình cũng giữ được một cỗ kiệu bát cống khám mui luyện sơn son thếp vàng đục chạm tinh xảo theo phong cách thời hậu Lê... Những điển tích trên được nhắc lại bằng các bức chạm công phu trên các cấu kiện kiến trúc với các nội dung phong phú như: "Tiên sinh dạy học", "Song phương hàm thư", "Lưỡng long chầu nguyệt", "Quần long hội tụ", "Mẫu long huấn tử"… Mỗi bức chạm là một tác phẩm độc đáo, vừa thể hiện sinh động nét đẹp bình dị, phóng khoáng, sự tài hoa, khéo léo, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của cha ông ta thuở xưa. Với những giá trị văn hóa cũng như nghệ thuật quý giá, đình Lâu Thượng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21-2-1975. Đối với mỗi người dân làng Lâu Thượng, ngày mồng 8, 9 tháng Giêng hằng năm luôn được coi là ngày hội làng bởi vào những ngày này, hầu như mọi người dân trong làng đều tập trung tại Đình Lâu Thượng để thực hiện các nghi lễ cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao dân gian. Vào ngày mồng 9 tháng Giêng nhân dân tổ chức lễ hội, rước kiệu từ Đình Ngoại vào Đình Nội tế lễ, sau đó rước kiệu ra trước miếu của Đình Ngoại và tiếp tục làm lễ tế. Lễ hội của làng Lâu Thượng được duy trì hằng năm có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhằm gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, cả hai đình ở Lâu Thượng đã được tôn tạo và tu bổ với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Các hạng mục công trình, các bức chạm khắc được thay thế phục chế theo phong cách kiến trúc thời Lê. Cùng đó, đình Lâu Thượng đã nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và con em quê hương cung tiến cho đình các đồ khí tế như: Kiệu, chiêng, trống, bát bửu, trang phục... Tùy theo điều kiện từng năm của địa phương để tổ chức hoặc không tổ chức rước kiệu. Trước ngày diễn ra hội chính, nhiều hoạt động giao lưu thể dục thể thao giữa các khu dân cư trong xã đã diễn ra. Các hoạt động đều được bà con nhân dân trong xã hăng hái tham gia và thông quá đó đã góp phần động viên bà con nhân dân hăng hái lao động sản xuất, phát huy truyền thống đoàn kết… đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của đất Tổ. Ý thức được giá trị to lớn đó, thời gian qua, chính quyền và nhân dân địa phương luôn nêu cao trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản. Mặc dù đã được trùng tu, tôn tạo, song do thời gian ngôi đình vẫn bị xuống cấp như: Phần bậc đá bị bong khỏi nền đất, phần mái bị võng, ngói xô đẩy khiến trong đình bị dột mỗi khi trời mưa... Đình đã trải qua nhiều lần trung tu, tôn tạo, lần gần nhất vào năm 2007 thuộc giai đoạn I, dự án tu bổ đình Lâu Thượng. Tuy nhiên đến nay xã vẫn chưa thể tiến hành tu bổ, tôn tạo giai đoạn II do khó khăn trong huy động kinh phí sửa chữa. Bên cạnh đó, một số hiện vật như Ngọc phả, các đạo Sắc phong qua các thời kỳ cũng đã bị thất lạc. Chính quyền địa phương đã đề xuất hỗ trợ cũng như huy động nguồn vốn xã hội hóa để có thể tiếp tục tu bổ đình Lâu Thượng giai đoạn II. Cùng với đó là kêu gọi sự giúp đỡ, phối hợp từ các địa phương trong và ngoài tỉnh trong công tác tìm kiếm những di vật bị thất lạc, để có thể trả lại nguyên trạng cũng như phát huy hết giá trị thực sự của di sản văn hóa đình Lâu Thượng... Thùy Phương Nguồn: Báo Phú Thọ Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) gắn liền với truyền thuyết xa xưa về Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng chiêu binh dẹp giặc, Lý Hồng Liên dạy học Đình Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) tọa lạc trên mảnh đất rộng bằng phẳng thuộc xóm Mai, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì là một trong số ít những ngôi đình có giá trị hàng đầu trong hệ thống di tích kiến trúc tín ngưỡng của tỉnh, có nguồn gốc xây dựng từ thời Hùng Vương còn lưu giữ được những giá trị to lớn về nghệ thuật kiến trúc cũng như tư tưởng văn hóa.Theo những người dân sinh sống ở nơi đây thì trước đây làng Lâu Thượng chỉ có một ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ thứ XV (đình Lâu Thượng, hay còn gọi là đình Ngoại). Tuy nhiên, do người dân ở Lâu Thượng ngày càng đông đúc, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp việc làng, nhân dân đã xây thêm một ngôi đình nữa là đình Nội và đều thờ chung Tứ Vị Đại Vương. Đình Lâu Thượng Xã Trưng Vương vốn là vùng đất cổ thuộc kinh đô Văn Lang xưa, tương truyền "Lâu Thượng" là lầu ở của các Mị Nương (con gái Vua Hùng) và là nơi các nàng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa cũng là mảnh đất thiêng còn lưu giữ hệ thống đình, đền, miếu có niên đại lâu năm. Đình Lâu Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bước vào ngôi Đình, du khách tham quan đều cảm nhận được những kiến trúc cổ kính. Từ ngoài nhìn vào ta thấy các đầu đao vút lên thanh thoát, có họa tiết trang trí rất công phu; trên đỉnh nóc là đôi rồng chầu mặt nhật. Đình Lâu Thượng được xây theo kiểu chữ Đinh gồm một tòa đại bái 5 gian 2 dĩ và phần hậu cung 3 gian, có chiều dài là 28m và chiều rộng là 22m theo hướng Đông Nam.. Toàn bộ đình có 60 cột cái lớn có đường kính 0,75m liên kết với các xà ngang, dọc tạo thành bộ khung có kết cấu chắc chắn hình tứ trụ lũng thuyền. Hậu cung có kết cấu độc đáo, được chạm khắc tinh xảo. Trên khoảng xà thượng là lưỡng long chầu nguyệt với bố cục chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa đường nét và hình khối hình rồng quyện vào mây, được chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn sớm. Phía dưới cái đầu là hai đầu dư chạm khắc công phu. Khoảng xà hạ chạm Long vân giống như các bức chạm ngoài đại bái. Xà nách chạm tứ linh. Góc bẩy chạm hình phượng. Hậu cung là đặc trưng cho sự giao thoa giữa hai phong cách nghệ thuật thời Lê - Nguyễn thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân hai thời kỳ đó cùng chung sức để lại cho hậu thế một tác phẩm trạm khắc kiến trúc hoàn chỉnh. Với lối kiến trúc cùng nghệ thuật điêu khắc còn lưu giữ được xác định được xây dựng vào thời Hậu Lê (1427-1789). Những mảng điêu khắc, chạm chổ tinh vi của đình Lâu Thượng Đình Cái được xây dựng trước, đến thời Nhà Nguyễn phần hậu cung mới được xây dựng. Cùng trong khuôn viên đình Lâu Thượng còn có Miếu Vật, tương truyền là nơi Tản Viên Sơn Thánh rèn quân, tổ chức các cuộc thi đấu vật. Đây là di tích gắn liền với truyền thuyết xa xưa về Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng chiêu binh dẹp giặc, Thành hoàng Làng Lý Hồng Liên dạy học, khai khẩn điền địa, lập ấp.Đình Lâu Thượng hiện lưu giữ được một số hiện vật có giá trị như 4 cỗ ngai và bài vị sơn son thếp vàng được gia công từ thời Nguyễn đặt tại khám thờ chính. Toàn bộ gian giữa hậu cung được dành làm khám thờ. Kết cấu chính được sàm đóng với bốn cột mái, phía ngoài là cửa khám chạm trổ tinh vi sơn son thếp vàng. Phía ngoài cửa cấm trên ban thờ cũng có tượng nhị vua Hai Bà Trưng, tượng tạc trong tư thế ngồi. Đình cũng giữ được một cỗ kiệu bát cống khám mui luyện sơn son thếp vàng đục chạm tinh xảo theo phong cách thời hậu Lê... Những điển tích trên được nhắc lại bằng các bức chạm công phu trên các cấu kiện kiến trúc với các nội dung phong phú như: "Tiên sinh dạy học", "Song phương hàm thư", "Lưỡng long chầu nguyệt", "Quần long hội tụ", "Mẫu long huấn tử"… Mỗi bức chạm là một tác phẩm độc đáo, vừa thể hiện sinh động nét đẹp bình dị, phóng khoáng, sự tài hoa, khéo léo, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của cha ông ta thuở xưa. Với những giá trị văn hóa cũng như nghệ thuật quý giá, đình Lâu Thượng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21-2-1975. Đối với mỗi người dân làng Lâu Thượng, ngày mồng 8, 9 tháng Giêng hằng năm luôn được coi là ngày hội làng bởi vào những ngày này, hầu như mọi người dân trong làng đều tập trung tại Đình Lâu Thượng để thực hiện các nghi lễ cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao dân gian. Vào ngày mồng 9 tháng Giêng nhân dân tổ chức lễ hội, rước kiệu từ Đình Ngoại vào Đình Nội tế lễ, sau đó rước kiệu ra trước miếu của Đình Ngoại và tiếp tục làm lễ tế. Lễ hội của làng Lâu Thượng được duy trì hằng năm có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhằm gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, cả hai đình ở Lâu Thượng đã được tôn tạo và tu bổ với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Các hạng mục công trình, các bức chạm khắc được thay thế phục chế theo phong cách kiến trúc thời Lê. Cùng đó, đình Lâu Thượng đã nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và con em quê hương cung tiến cho đình các đồ khí tế như: Kiệu, chiêng, trống, bát bửu, trang phục... Tùy theo điều kiện từng năm của địa phương để tổ chức hoặc không tổ chức rước kiệu. Trước ngày diễn ra hội chính, nhiều hoạt động giao lưu thể dục thể thao giữa các khu dân cư trong xã đã diễn ra. Các hoạt động đều được bà con nhân dân trong xã hăng hái tham gia và thông quá đó đã góp phần động viên bà con nhân dân hăng hái lao động sản xuất, phát huy truyền thống đoàn kết… đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của đất Tổ. Ý thức được giá trị to lớn đó, thời gian qua, chính quyền và nhân dân địa phương luôn nêu cao trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản. Mặc dù đã được trùng tu, tôn tạo, song do thời gian ngôi đình vẫn bị xuống cấp như: Phần bậc đá bị bong khỏi nền đất, phần mái bị võng, ngói xô đẩy khiến trong đình bị dột mỗi khi trời mưa... Đình đã trải qua nhiều lần trung tu, tôn tạo, lần gần nhất vào năm 2007 thuộc giai đoạn I, dự án tu bổ đình Lâu Thượng. Tuy nhiên đến nay xã vẫn chưa thể tiến hành tu bổ, tôn tạo giai đoạn II do khó khăn trong huy động kinh phí sửa chữa. Bên cạnh đó, một số hiện vật như Ngọc phả, các đạo Sắc phong qua các thời kỳ cũng đã bị thất lạc. Chính quyền địa phương đã đề xuất hỗ trợ cũng như huy động nguồn vốn xã hội hóa để có thể tiếp tục tu bổ đình Lâu Thượng giai đoạn II. Cùng với đó là kêu gọi sự giúp đỡ, phối hợp từ các địa phương trong và ngoài tỉnh trong công tác tìm kiếm những di vật bị thất lạc, để có thể trả lại nguyên trạng cũng như phát huy hết giá trị thực sự của di sản văn hóa đình Lâu Thượng... Thùy Phương Nguồn: Báo Phú Thọ Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Lâu Thượng thờ phụng Cao Sơn Đại vương Quý Minh đại vương nhị vua Hai Bà Trưng thành hoàng làng thành phố Việt Trì 5 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10