Đình Lỗ Hạnh- Đệ nhất Kinh Bắc, nơi thờ phụng Cao Sơn Đại vương và Phương Dung công chúa thời Hùng Vương Đình Lỗ Hạnh- Đệ nhất Kinh Bắc, nơi thờ phụng Cao Sơn Đại vương và Phương Dung công chúa thời Hùng Vương Đình Lỗ Hạnh là một trong những ngôi đền cổ nhất ở Bắc Giang, thờ Phương Dung công chúa và Cao Sơn Đại Vương - người có công giúp Hùng Vương đánh giặc. Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Công, hoa văn chạm khắc độc đáo. Hiện nay, đình còn lưu giữ hai bức tranh sơn mài quý giá. Đình Đông Lỗ còn có tên gọi là đình Lỗ Hạnh, thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. Đây là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa- Bắc Giang ngày nay. Đình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI (1576) đã được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong và lưu truyền với danh xưng là "Đệ nhất Kinh Bắc". Đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Hai bức tranh sơn mài “Bát tiên” ở gian giữa trước cửa hậu cung; đôi nghè gỗ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 17; tượng Phương Dung Tiên Chúa cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương.... Đáng chú ý là bức chạm tiên gảy đàn đáy đã minh chứng cho sự ra đời và phát triển sớm của ca trù ở vùng đất này. Ngày 24-12-1982, đình Lỗ Hạnh đã được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Trong hệ thống đình ở Bắc Giang, đình Lỗ Hạnh có số tuổi cao nhất hiện nay. So với hệ thống đình cả nước, đình Lỗ Hạnh chỉ đứng sau tuổi của đình Tây Đằng - Hà Nội (Hà Tây cũ). Qua những dòng chữ đề niên đại trên các bức cốn, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã thống nhất xác định, đình Lỗ Hạnh được dựng vào niên hiệu Sùng Khang, thời Mạc, năm Bính Tý 1576. "Bát tiên" không những là một tác phẩm hội hoạ đáng quý, mà còn là một hiện vật giá trị trong lịch sử sơn mài Việt Nam. Đặc biệt, bộ tranh "Bát tiên" với 8 nàng tiên đứng trên mây tỏa, mỗi cô mang một thứ nhạc cụ sáo, nhị, đàn tỳ bà, đàn nguyệt. Dáng điệu các cô đứng tự nhiên, thanh thoát. Mặt trái xoan hơi quay nghiêng, mắt lá răm, mũi thanh, môi chúm chím. Tách từng cô một cũng thành bức tranh. Để nguyên bốn cô một bên, trông nhịp nhàng như một ban nhạc đang tấu thờ Thánh. Bộ tố nữ tám nàng này không chỉ vẽ bằng mấy màu sơn mỹ nghệ truyền thống như: Son, vàng, then.... mà còn dùng thêm các màu sơn xanh, xanh đen, tím, trắng, trắng hồng.... đầy chất hội họa. Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ (huyện Hiệp Hoà). Đình là nơi thờ chung của năm làng: Chằm, Chúng, Khoát, Chùa và Hạnh. Đình ở phía sau khu dân cư, theo truyền thuyết là nằm trên đất lưng rùa, quay hướng Tây, trông ra các đất thế cờ, loa, nghiên, bút. Mặt bằng đình Lỗ Hạnh bố cục theo kiểu chữ Công, hậu cung mới nối thêm về sau, hai dãy tả vô hữu vu cũng mới thêm vào, nhưng đã bị phá. Đại đình 5 gian 2 trái với 8 vì kèo, 6 hàng chân cột, cộng lớn nhỏ là 48 cột. Cột đình Lỗ Hạnh vẫn còn dấu vết lỗ mộng của sàn đình đã bị phá vỡ. Nền đình dài 23,5m, rộng 12,3m, chiều cao từ xà nóc xuống là 6,6m, từ diềm mái xuống là 2,1m. Nền đình cao hơn sân 0,7m. Đình Lỗ Hạnh có kết cấu vì kèo không giống nhau, các vì gian giữa đều theo lối chồng giường giá chiêng, các vì gian bên làm kiểu kẻ chuyền giường giá chiêng. Con giường trên xà nách gian giữa chồng nhau tạo thàn cốn dọc. Con giường chồng trên xà đùi gian hồi thành cốn ngang. Cốn dọc, cốn ngang đều là chỗ trang trí cho các nghệ nhân chạm khắc trổ tài hoa. Hoa văn chạm khắc đình Lỗ Hạnh không nhiều nhưng khá đặc sắc. Đầu dư chạm rồng như vừa chui từ cột ra, không nhìn thẳng đuỗn mà quay mặt chầu về gian giữa cười ngộ nghĩnh, hả hê. Ngoài ra trong đình còn nhiều hình rồng, đều sừng ngắn, mũi thú, thân dài và mảnh, rõ ràng dấu ấn của rồng thời Mạc. Đề tài con nghê cũng được sử dụng nhiều tư thế ngồi, nằm, bò. Con phượng được chạm với nhiều chất hiện thực, gần với hình con gà chứ chưa bị hoa mỹ như phượng múa sau này. Rồi con hổ đầu quay lại mạnh mẽ, con hươu ngậm cành lộc, con chim đang rỉa râu cho nghê, con cá hoá long.... Tất cả đều đơn giản nhưng vẫn sống động và gần gũi với người xem. Hình người được chạm khắc trên đình Lỗ Hạnh không nhiều lắm, và thường đơn lẻ chưa thành cảnh sinh hoạt hay các minh hoạ tích truyện. Hình phụ nữ thường được thể hiện mặc áo ngắn ống tay rộng, để lộ cánh tay tròn lẳn mềm mại, ngang lưng thắt bao tết múi trước bụng, đầu khăn buông rủ, áo ngoài không cài khuy để lộ áo trong, váy rộng loà xoà từng nếp. Các nhân vật nữ có mặt, tay và thân rất người nhưng lại thay đổi chân bằng cái đuôi cá. Có cô lại mọc cánh ở vai như cánh chim. Ngoài các vị tiên nữ, tiên cá cưỡi rồng, phượng, lại có thiếu nữ gảy đàn đáy. Nhân vật nam ít chất thần tiên hơn thường cởi trần đóng khố ngồi trên mình rồng, lồ lộ vẻ chất phác, hồn hậu. Hoa, lá, mây được sử dụng trang trí đều được cách điệu, đơn giản hoá nên ưa nhìn. Kết cấu khung gỗ Đại đìnhĐại đình có mặt nền dài 22,4m – rộng 11,85m và cao 0,4m so với mặt sân, gồm ba Gian, hai Chái nhỏ.Gian Giữa và các Gian Bên rộng khoảng 4m, Chái rộng khoảng 4,2m.Trên thân một số cột vẫn còn một số dấu vết mộng cho biết trước đây Đại Đình từng có Sàn/Sạp gỗ hai cấp (+0,50m và 0,70m so với mặt nền hiện nay). Trên hàng cột ngoài cùng có các lỗ mộng để lắp Lan can bao quanh. Những năm 1949 – 1950, Sàn/Sạp gỗ bị dỡ bỏ trong phong trào “tiêu thổ kháng chiến” và mới được làm lại năm 2011.Khung gỗ liên kết của Đại Đình có bốn hàng cột, có bốn bộ Vì Nóc chính và hai vì Lửng.Tất cả các Vì Nóc đều được làm theo cùng một kiểu thức Vì Giá chiêng – Chồng rường, trong lòng giá Chiêng lồng ván Nong có chạm khắc. Liên kết vì nách của Đại đình có hai kiểu thức khác nhau : Các vì nách trước và sau của Gian Giữa và ở hai Chái là Cốn Chồng rường, các vì nách còn lại dùng Kẻ.Khoảng trống giữa các cấu kiện của vì nóc được nong kín các ván lớn nhỏ.Đại đình có hai hệ thống xà dọc ở trên đầu các hàng cột cái và cột quân với hệ thống ván gió (dân làng gọi là mành màn).Hệ mái có bốn mái.Xung quanh trước đây có tường gạch xây bao, hệ thống cửa ra vào mở ở ba Gian chính. Đợt tu bổ năm 2011 đã làm lại hệ bao che bằng vách gỗ, toàn bộ mặt trước và cửa ngách lắp của kiểu “thượng song hạ bản” . Đại đình được điêu khắc và trang trí với mật độ khá dày đặc.Rất đáng tiếc, sau nhiều lần tu sửa, các hoa văn chạm khắc cổ đã bị thay mới quá nhiều. Các biểu tượng tự nhiên phổ biến nhất là vân Xoắn Lớn (được chạm khắc trên các ván Gió/Mành màn, các con Rường của Vì nóc và vì Nách), tương tự như ở đình làng Tây đằng, La Phù (Hà nội), nhưng về hình thức, chi tiết thì gần với trang trí ở đình làng Thổ Hà (Bắc Giang) nhiều hơn. Đặc biệt, ở Vì nách sau thuộc Chái phía nam có hai ván Nong chạm thủng hình nong Xoắn lớn trong các bố cục rất độc đáo, các gân, nhánh , thân vân Xoắn lớn tách rời hẳn nhau được tỉa kỹ bằng các nét chạm chìm. Ở một ván khác, vân xoắn lại bao vòng lấy một hình hươu. Đáng quan tâm là cá ván nong của vì nách sau của chái phía nam có chạm dòng chữ Hán ghi niên hiệu Sùng Khang và “Đệ Nhất Kinh Bắc”. Một ván Nong khác nằm phía trên có chạm hình chữ Thọ theo dạng viết thảo trong khung hình lá đề. Mảng chạm chim Phượng thời Mạc, nay đã mất Làm nền và quấn xung quanh chữ thọ nay là các đao lá mềm như những dải lụa. Đây hiện được coi là “Chữ Thọ” chạm trên gỗ có niên đại sớm nhất. Chữ Thọ chạm thủng trong lá đề Đề tài hoa lá phổ biến là cúc hướng dương, chạm trên các trụ Trốn, các con rường của vì nóc, vì Nách và Ván gió/Mành màn. Các linh thú khá phong phú. Phổ biến nhất là hình Rồng, được thể hiện trên các ván Nong của Giá Chiêng, ván Gió, Đầu dư…với hình thức rất đa dạng, xuất hiện cả Rồng cá.Đặc điểm khác biệt đáng lưu ý nhất là tỷ lệ phần đầu so với thân rất nhỏ nhưng vẫn được mô tả chi tiết đến từng chiếc răng.Tỷ mỷ, chi tiết có lẽ là đặc điểm chung lớn nhất của các hình Rồng ở đây. Phượng được chạm rất đẹp, trên ván Nong của Giá chiêng thuộc Vì Nóc bên trái Gian Giữa.Phượng không múa mà bước đi trong một bầu trời đầy các tia chớp dưới dạng các Đao Lá, Đao Nhọn Mũi.Tuy nhiên, bức chạm này đã bị thay thế trong một lần tu bổ. Lân cũng có mặt khá nhiều, với hình thức đa dạng trên đầu các con Rường của Vì Nách, các trụ Trốn ở Vì Nóc và Vì Nách, các ván Nong trong Giá chiêng của Vì Lửng, Vì Nách… Trừ bốn chân, các chi tiết khác của Lân tương tự như Rồng, nhất là phần đầu, thân phủ kín vẩy. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời mạc Hổ ít được quan tâm, nhưng phù điêu chạm Hổ trên ván Nong thuộc Vì Nách trước của Chái phía Bắc là một tác phẩm đẹp. Hổ có mặt ngoảnh vào chính diện, chồm về phía trước, đuôi phất cao trong tư thế vồ mồi rất dũng mãnh. Mảng chạm có khối hình chắc, khỏe, sinh động.Vân/thớ gỗ Mít lâu năm vô tình trở thành các đường vằn vện đậm chất mỹ thuật trên lưng Hổ. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời mạc Hươu được chạm trên ván Nong thuộc Vì Nách sau của Chái phía Nam, nằm giữa vân Xoắn lớn, trên nền các Đao lá, là một thể hiện sáng tạo. Trong một mảng chạm khác, hươu thành vật cưỡi của một tiên nữ ôm chiếc đàn đáy. Cùng với các bức chạm ở đình làng Tây đằng, chùa Cói… đây là một trong những tư liệu vật chất sớm nhất về hát Ả đào/Ca trù, hay thường được gọi là “Hát cửa đình”. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời MạcHình tượng con người được thể hiện với các hoạt cảnh “Tiên cưỡi Rồng”, trên các ván Nong của Vì Nóc Gian Bên bên phải, Vì Nách trước bên trái và bên phải Gian giữa, Mành màn Thượng và Vì Nách của Chái phía bắc với hai tay dang rộng hai bên giống hoạt cảnh “Táng mả hàm Rồng”.Nếu có cùng niên đại với tấm ván Nong ở ngay sát dưới thì đây là mảng chạm sớm nhất trong mỹ thuật cổ thể hiện đề tài này. Đại dìnhđình làng Lỗ Hạnh có một số niên đại cụ thể : Dưới dạ của chiếc Kẻ Góc sau thuộc Chái phía Nam có khắc dòng chữ “Nhâm thân niên, Chính hòa thập tam niên, tứ nguyệt, tu tác công gia phù an xã” cho biết năm nhâm thân Chính hòa thứ 13 (1692) có sửa chữa lại đình. Trên một trụ trốn thuộc vì nách sau của Chái phía Nam có ghi bằng sơn son một dòng chữ về cuộc tu sửa năm mậu tuất 1838 : “Tuế thứ Mậu tuất niên, tứ nguyệt tu tạo” Đáng chú ý, niên đại khởi dựng của Đại đình được ghi trên ván Nong thuộc hai Vì nách sau của hai chái . Trên tấm ván Nong dài ở Vì Nách Chái phía nam có chạm nổi các chữ hán, theo lỗi viết “đá thảo” : “Sùng Khang Niên” , phía bắc cũng có tấm ván tương tự, khắc niên đại theo Can – Chi : “Tuế thứ Bính Tý , mạnh xuân, tâm tạo”. Kết hợp lại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định đình Lỗ Hạnh được dựng vào năm 1576. Đồng thời, phần lớn trang trí – chạm khắc ở Đại đình cũng được khẳng định có phong cách nghệ thuật của nửa cuối thế kỷ 16. Đây là ba trong sáu ngôi đình thế kỷ 16 có ghi niên đại cụ thể trên kiến trúc. Như đã khảo ở trên, những chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc đình Lỗ Hạnh là cơ sở, căn cứ giúp xác định niên đại cho các di tích cùng thời nhưng không có niên đại cụ thể. Các ô chữ ” Tuế thứ Bính Tý, mạnh xuân, tân tạo “ Sau nhiều đợt tu sửa, đình lành Lỗ Hạnh hiện có có tình trạng kỹ thuật khá tốt. Tuy nhiên, việc thay thế khá tùy tiện các cấu kiện, các trang trí đã khiến tính nguyên gốc bị xâm phạm. Thậm chí, có những chi tiết đã bị lắp lại sai vị trí : tấm ván Nong ở Vì Nách có khắc dòng chữ “Tuế thứ Bính Tý, mạnh xuân, tân tạo” vốn ở dưới một mảng chạm có phong cách nghệ thuật thời Mạc, nay đã bị dịch chuyển sang bên cạnh. Điều đặc biệt đáng lên án là hai chữ “Sùng Khang” một căn cứ xác định niên đại khởi dựng cụ thể của Đình Lỗ Hạnh hiện đã biến mất sau lần trùng tu gần đây nhất. Đình Lỗ Hạnh do 2 hiệp thợ phạt mộc và đục chạm. Từ ngày khởi dựng đến nay, đình đã được nhiều lần trùng tu, sửa sang, thêm thắt. Vào thời Nguyễn, ngoài công mộc công nền, đình đã có bàn tay người thợ sơn mài tham gia. Đình Lỗ Hạnh hiện nay vẫn còn giữ được hai bức tranh sơn mài "Bát tiên" gắn ở gian giữa trước cửa hậu cung. "Bát tiên" thể hiện 8 nàng tiên đứng trên mây toả, mỗi cô mang một thứ nhạc cụ sáo, nhị, đàn tỳ bà, đàn nguyệt. Dáng điệu các cô đứng tự nhiên, thanh thoát. Mặt trái soan hơi quay nghiêng, mắt lá răm, mũi thanh, môi chúm chím. Tách từng cô một cũng thành bức tranh. Để nguyên bốn cô một bên, trông nhịp nhàng như một ban nhạc đang tấu thờ Thánh. Bộ tố nữ tám nàng này không chỉ vẽ bằng mấy màu sơn mỹ nghệ truyền thống: son, vàng, then.... mà còn dùng thêm các màu sơn xanh, xanh lơn, xanh đen, tím, trắng, trắng hồng.... đầy chất hội hoạ. Tuy mang số tuổi thọ cao nhất tỉnh, đình Lỗ Hạnh hôm nay, sau đợt trùng tu lớn gần gây, càng tràn trề sức thanh xuân, đang mở rộng cửa đón khách thập phương tới dâng hương tưởng niệm Phương Dung công chúa và Cao Sơn đại vương, hai vị thần được thờ ở đây, từng có công giúp Hùng Vương đánh giặc. Một buổi biểu diễn ca trù tại Đình. Đình là nơi thờ cúng, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong xã. Tại đây nhiều lớp ca trù đã được đào tạo và là nơi biểu diễn của các câu lạc bộ ca trù mỗi dịp lễ hội hay khi Tết đến Xuân về. Hằng năm vào các ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng, UBND xã tổ chức lễ hội Đình Lỗ Hạnh thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến dự. Ngô Thanh Nguồn: Cổng thông tin Bắc Giang Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Lỗ Hạnh là một trong những ngôi đền cổ nhất ở Bắc Giang, thờ Phương Dung công chúa và Cao Sơn Đại Vương - người có công giúp Hùng Vương đánh giặc. Đình được xây dựng theo kiến trúc chữ Công, hoa văn chạm khắc độc đáo. Hiện nay, đình còn lưu giữ hai bức tranh sơn mài quý giá. Đình Đông Lỗ còn có tên gọi là đình Lỗ Hạnh, thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. Đây là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa- Bắc Giang ngày nay. Đình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI (1576) đã được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong và lưu truyền với danh xưng là "Đệ nhất Kinh Bắc". Đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Hai bức tranh sơn mài “Bát tiên” ở gian giữa trước cửa hậu cung; đôi nghè gỗ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 17; tượng Phương Dung Tiên Chúa cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương.... Đáng chú ý là bức chạm tiên gảy đàn đáy đã minh chứng cho sự ra đời và phát triển sớm của ca trù ở vùng đất này. Ngày 24-12-1982, đình Lỗ Hạnh đã được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Trong hệ thống đình ở Bắc Giang, đình Lỗ Hạnh có số tuổi cao nhất hiện nay. So với hệ thống đình cả nước, đình Lỗ Hạnh chỉ đứng sau tuổi của đình Tây Đằng - Hà Nội (Hà Tây cũ). Qua những dòng chữ đề niên đại trên các bức cốn, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã thống nhất xác định, đình Lỗ Hạnh được dựng vào niên hiệu Sùng Khang, thời Mạc, năm Bính Tý 1576. "Bát tiên" không những là một tác phẩm hội hoạ đáng quý, mà còn là một hiện vật giá trị trong lịch sử sơn mài Việt Nam. Đặc biệt, bộ tranh "Bát tiên" với 8 nàng tiên đứng trên mây tỏa, mỗi cô mang một thứ nhạc cụ sáo, nhị, đàn tỳ bà, đàn nguyệt. Dáng điệu các cô đứng tự nhiên, thanh thoát. Mặt trái xoan hơi quay nghiêng, mắt lá răm, mũi thanh, môi chúm chím. Tách từng cô một cũng thành bức tranh. Để nguyên bốn cô một bên, trông nhịp nhàng như một ban nhạc đang tấu thờ Thánh. Bộ tố nữ tám nàng này không chỉ vẽ bằng mấy màu sơn mỹ nghệ truyền thống như: Son, vàng, then.... mà còn dùng thêm các màu sơn xanh, xanh đen, tím, trắng, trắng hồng.... đầy chất hội họa. Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ (huyện Hiệp Hoà). Đình là nơi thờ chung của năm làng: Chằm, Chúng, Khoát, Chùa và Hạnh. Đình ở phía sau khu dân cư, theo truyền thuyết là nằm trên đất lưng rùa, quay hướng Tây, trông ra các đất thế cờ, loa, nghiên, bút. Mặt bằng đình Lỗ Hạnh bố cục theo kiểu chữ Công, hậu cung mới nối thêm về sau, hai dãy tả vô hữu vu cũng mới thêm vào, nhưng đã bị phá. Đại đình 5 gian 2 trái với 8 vì kèo, 6 hàng chân cột, cộng lớn nhỏ là 48 cột. Cột đình Lỗ Hạnh vẫn còn dấu vết lỗ mộng của sàn đình đã bị phá vỡ. Nền đình dài 23,5m, rộng 12,3m, chiều cao từ xà nóc xuống là 6,6m, từ diềm mái xuống là 2,1m. Nền đình cao hơn sân 0,7m. Đình Lỗ Hạnh có kết cấu vì kèo không giống nhau, các vì gian giữa đều theo lối chồng giường giá chiêng, các vì gian bên làm kiểu kẻ chuyền giường giá chiêng. Con giường trên xà nách gian giữa chồng nhau tạo thàn cốn dọc. Con giường chồng trên xà đùi gian hồi thành cốn ngang. Cốn dọc, cốn ngang đều là chỗ trang trí cho các nghệ nhân chạm khắc trổ tài hoa. Hoa văn chạm khắc đình Lỗ Hạnh không nhiều nhưng khá đặc sắc. Đầu dư chạm rồng như vừa chui từ cột ra, không nhìn thẳng đuỗn mà quay mặt chầu về gian giữa cười ngộ nghĩnh, hả hê. Ngoài ra trong đình còn nhiều hình rồng, đều sừng ngắn, mũi thú, thân dài và mảnh, rõ ràng dấu ấn của rồng thời Mạc. Đề tài con nghê cũng được sử dụng nhiều tư thế ngồi, nằm, bò. Con phượng được chạm với nhiều chất hiện thực, gần với hình con gà chứ chưa bị hoa mỹ như phượng múa sau này. Rồi con hổ đầu quay lại mạnh mẽ, con hươu ngậm cành lộc, con chim đang rỉa râu cho nghê, con cá hoá long.... Tất cả đều đơn giản nhưng vẫn sống động và gần gũi với người xem. Hình người được chạm khắc trên đình Lỗ Hạnh không nhiều lắm, và thường đơn lẻ chưa thành cảnh sinh hoạt hay các minh hoạ tích truyện. Hình phụ nữ thường được thể hiện mặc áo ngắn ống tay rộng, để lộ cánh tay tròn lẳn mềm mại, ngang lưng thắt bao tết múi trước bụng, đầu khăn buông rủ, áo ngoài không cài khuy để lộ áo trong, váy rộng loà xoà từng nếp. Các nhân vật nữ có mặt, tay và thân rất người nhưng lại thay đổi chân bằng cái đuôi cá. Có cô lại mọc cánh ở vai như cánh chim. Ngoài các vị tiên nữ, tiên cá cưỡi rồng, phượng, lại có thiếu nữ gảy đàn đáy. Nhân vật nam ít chất thần tiên hơn thường cởi trần đóng khố ngồi trên mình rồng, lồ lộ vẻ chất phác, hồn hậu. Hoa, lá, mây được sử dụng trang trí đều được cách điệu, đơn giản hoá nên ưa nhìn. Kết cấu khung gỗ Đại đìnhĐại đình có mặt nền dài 22,4m – rộng 11,85m và cao 0,4m so với mặt sân, gồm ba Gian, hai Chái nhỏ.Gian Giữa và các Gian Bên rộng khoảng 4m, Chái rộng khoảng 4,2m.Trên thân một số cột vẫn còn một số dấu vết mộng cho biết trước đây Đại Đình từng có Sàn/Sạp gỗ hai cấp (+0,50m và 0,70m so với mặt nền hiện nay). Trên hàng cột ngoài cùng có các lỗ mộng để lắp Lan can bao quanh. Những năm 1949 – 1950, Sàn/Sạp gỗ bị dỡ bỏ trong phong trào “tiêu thổ kháng chiến” và mới được làm lại năm 2011.Khung gỗ liên kết của Đại Đình có bốn hàng cột, có bốn bộ Vì Nóc chính và hai vì Lửng.Tất cả các Vì Nóc đều được làm theo cùng một kiểu thức Vì Giá chiêng – Chồng rường, trong lòng giá Chiêng lồng ván Nong có chạm khắc. Liên kết vì nách của Đại đình có hai kiểu thức khác nhau : Các vì nách trước và sau của Gian Giữa và ở hai Chái là Cốn Chồng rường, các vì nách còn lại dùng Kẻ.Khoảng trống giữa các cấu kiện của vì nóc được nong kín các ván lớn nhỏ.Đại đình có hai hệ thống xà dọc ở trên đầu các hàng cột cái và cột quân với hệ thống ván gió (dân làng gọi là mành màn).Hệ mái có bốn mái.Xung quanh trước đây có tường gạch xây bao, hệ thống cửa ra vào mở ở ba Gian chính. Đợt tu bổ năm 2011 đã làm lại hệ bao che bằng vách gỗ, toàn bộ mặt trước và cửa ngách lắp của kiểu “thượng song hạ bản” . Đại đình được điêu khắc và trang trí với mật độ khá dày đặc.Rất đáng tiếc, sau nhiều lần tu sửa, các hoa văn chạm khắc cổ đã bị thay mới quá nhiều. Các biểu tượng tự nhiên phổ biến nhất là vân Xoắn Lớn (được chạm khắc trên các ván Gió/Mành màn, các con Rường của Vì nóc và vì Nách), tương tự như ở đình làng Tây đằng, La Phù (Hà nội), nhưng về hình thức, chi tiết thì gần với trang trí ở đình làng Thổ Hà (Bắc Giang) nhiều hơn. Đặc biệt, ở Vì nách sau thuộc Chái phía nam có hai ván Nong chạm thủng hình nong Xoắn lớn trong các bố cục rất độc đáo, các gân, nhánh , thân vân Xoắn lớn tách rời hẳn nhau được tỉa kỹ bằng các nét chạm chìm. Ở một ván khác, vân xoắn lại bao vòng lấy một hình hươu. Đáng quan tâm là cá ván nong của vì nách sau của chái phía nam có chạm dòng chữ Hán ghi niên hiệu Sùng Khang và “Đệ Nhất Kinh Bắc”. Một ván Nong khác nằm phía trên có chạm hình chữ Thọ theo dạng viết thảo trong khung hình lá đề.Mảng chạm chim Phượng thời Mạc, nay đã mấtLàm nền và quấn xung quanh chữ thọ nay là các đao lá mềm như những dải lụa. Đây hiện được coi là “Chữ Thọ” chạm trên gỗ có niên đại sớm nhất. Chữ Thọ chạm thủng trong lá đềĐề tài hoa lá phổ biến là cúc hướng dương, chạm trên các trụ Trốn, các con rường của vì nóc, vì Nách và Ván gió/Mành màn. Các linh thú khá phong phú. Phổ biến nhất là hình Rồng, được thể hiện trên các ván Nong của Giá Chiêng, ván Gió, Đầu dư…với hình thức rất đa dạng, xuất hiện cả Rồng cá.Đặc điểm khác biệt đáng lưu ý nhất là tỷ lệ phần đầu so với thân rất nhỏ nhưng vẫn được mô tả chi tiết đến từng chiếc răng.Tỷ mỷ, chi tiết có lẽ là đặc điểm chung lớn nhất của các hình Rồng ở đây. Phượng được chạm rất đẹp, trên ván Nong của Giá chiêng thuộc Vì Nóc bên trái Gian Giữa.Phượng không múa mà bước đi trong một bầu trời đầy các tia chớp dưới dạng các Đao Lá, Đao Nhọn Mũi.Tuy nhiên, bức chạm này đã bị thay thế trong một lần tu bổ. Lân cũng có mặt khá nhiều, với hình thức đa dạng trên đầu các con Rường của Vì Nách, các trụ Trốn ở Vì Nóc và Vì Nách, các ván Nong trong Giá chiêng của Vì Lửng, Vì Nách… Trừ bốn chân, các chi tiết khác của Lân tương tự như Rồng, nhất là phần đầu, thân phủ kín vẩy. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời mạcHổ ít được quan tâm, nhưng phù điêu chạm Hổ trên ván Nong thuộc Vì Nách trước của Chái phía Bắc là một tác phẩm đẹp. Hổ có mặt ngoảnh vào chính diện, chồm về phía trước, đuôi phất cao trong tư thế vồ mồi rất dũng mãnh. Mảng chạm có khối hình chắc, khỏe, sinh động.Vân/thớ gỗ Mít lâu năm vô tình trở thành các đường vằn vện đậm chất mỹ thuật trên lưng Hổ. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời mạcHươu được chạm trên ván Nong thuộc Vì Nách sau của Chái phía Nam, nằm giữa vân Xoắn lớn, trên nền các Đao lá, là một thể hiện sáng tạo. Trong một mảng chạm khác, hươu thành vật cưỡi của một tiên nữ ôm chiếc đàn đáy. Cùng với các bức chạm ở đình làng Tây đằng, chùa Cói… đây là một trong những tư liệu vật chất sớm nhất về hát Ả đào/Ca trù, hay thường được gọi là “Hát cửa đình”. Các mảng chạm Rồng , hươu ,tiên đánh đàn đáy – phong cách nghệ thuật thời MạcHình tượng con người được thể hiện với các hoạt cảnh “Tiên cưỡi Rồng”, trên các ván Nong của Vì Nóc Gian Bên bên phải, Vì Nách trước bên trái và bên phải Gian giữa, Mành màn Thượng và Vì Nách của Chái phía bắc với hai tay dang rộng hai bên giống hoạt cảnh “Táng mả hàm Rồng”.Nếu có cùng niên đại với tấm ván Nong ở ngay sát dưới thì đây là mảng chạm sớm nhất trong mỹ thuật cổ thể hiện đề tài này. Đại dìnhđình làng Lỗ Hạnh có một số niên đại cụ thể : Dưới dạ của chiếc Kẻ Góc sau thuộc Chái phía Nam có khắc dòng chữ “Nhâm thân niên, Chính hòa thập tam niên, tứ nguyệt, tu tác công gia phù an xã” cho biết năm nhâm thân Chính hòa thứ 13 (1692) có sửa chữa lại đình. Trên một trụ trốn thuộc vì nách sau của Chái phía Nam có ghi bằng sơn son một dòng chữ về cuộc tu sửa năm mậu tuất 1838 : “Tuế thứ Mậu tuất niên, tứ nguyệt tu tạo”Đáng chú ý, niên đại khởi dựng của Đại đình được ghi trên ván Nong thuộc hai Vì nách sau của hai chái . Trên tấm ván Nong dài ở Vì Nách Chái phía nam có chạm nổi các chữ hán, theo lỗi viết “đá thảo” : “Sùng Khang Niên” , phía bắc cũng có tấm ván tương tự, khắc niên đại theo Can – Chi : “Tuế thứ Bính Tý , mạnh xuân, tâm tạo”. Kết hợp lại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định đình Lỗ Hạnh được dựng vào năm 1576. Đồng thời, phần lớn trang trí – chạm khắc ở Đại đình cũng được khẳng định có phong cách nghệ thuật của nửa cuối thế kỷ 16. Đây là ba trong sáu ngôi đình thế kỷ 16 có ghi niên đại cụ thể trên kiến trúc. Như đã khảo ở trên, những chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc đình Lỗ Hạnh là cơ sở, căn cứ giúp xác định niên đại cho các di tích cùng thời nhưng không có niên đại cụ thể.Các ô chữ ” Tuế thứ Bính Tý, mạnh xuân, tân tạo “ Sau nhiều đợt tu sửa, đình lành Lỗ Hạnh hiện có có tình trạng kỹ thuật khá tốt. Tuy nhiên, việc thay thế khá tùy tiện các cấu kiện, các trang trí đã khiến tính nguyên gốc bị xâm phạm. Thậm chí, có những chi tiết đã bị lắp lại sai vị trí : tấm ván Nong ở Vì Nách có khắc dòng chữ “Tuế thứ Bính Tý, mạnh xuân, tân tạo” vốn ở dưới một mảng chạm có phong cách nghệ thuật thời Mạc, nay đã bị dịch chuyển sang bên cạnh. Điều đặc biệt đáng lên án là hai chữ “Sùng Khang” một căn cứ xác định niên đại khởi dựng cụ thể của Đình Lỗ Hạnh hiện đã biến mất sau lần trùng tu gần đây nhất. Đình Lỗ Hạnh do 2 hiệp thợ phạt mộc và đục chạm. Từ ngày khởi dựng đến nay, đình đã được nhiều lần trùng tu, sửa sang, thêm thắt. Vào thời Nguyễn, ngoài công mộc công nền, đình đã có bàn tay người thợ sơn mài tham gia. Đình Lỗ Hạnh hiện nay vẫn còn giữ được hai bức tranh sơn mài "Bát tiên" gắn ở gian giữa trước cửa hậu cung. "Bát tiên" thể hiện 8 nàng tiên đứng trên mây toả, mỗi cô mang một thứ nhạc cụ sáo, nhị, đàn tỳ bà, đàn nguyệt. Dáng điệu các cô đứng tự nhiên, thanh thoát. Mặt trái soan hơi quay nghiêng, mắt lá răm, mũi thanh, môi chúm chím. Tách từng cô một cũng thành bức tranh. Để nguyên bốn cô một bên, trông nhịp nhàng như một ban nhạc đang tấu thờ Thánh. Bộ tố nữ tám nàng này không chỉ vẽ bằng mấy màu sơn mỹ nghệ truyền thống: son, vàng, then.... mà còn dùng thêm các màu sơn xanh, xanh lơn, xanh đen, tím, trắng, trắng hồng.... đầy chất hội hoạ. Tuy mang số tuổi thọ cao nhất tỉnh, đình Lỗ Hạnh hôm nay, sau đợt trùng tu lớn gần gây, càng tràn trề sức thanh xuân, đang mở rộng cửa đón khách thập phương tới dâng hương tưởng niệm Phương Dung công chúa và Cao Sơn đại vương, hai vị thần được thờ ở đây, từng có công giúp Hùng Vương đánh giặc.Một buổi biểu diễn ca trù tại Đình. Đình là nơi thờ cúng, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong xã. Tại đây nhiều lớp ca trù đã được đào tạo và là nơi biểu diễn của các câu lạc bộ ca trù mỗi dịp lễ hội hay khi Tết đến Xuân về. Hằng năm vào các ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng, UBND xã tổ chức lễ hội Đình Lỗ Hạnh thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đến dự. Ngô ThanhNguồn: Cổng thông tin Bắc GiangThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Lỗ Hạnh Cao Sơn Đại Vương Phượng Dung Công chúa Hùng Vương thứ 18 Bắc Giang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10