Đình miếu làng Trúng Đích xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội ngày nay được phục dựng trên nền đình cũ xây từ cách nay 300 năm, thờ Đông Chinh Vương họ Lý, tên húy là Lực, tự là Phổ Huệ triều đại Lý Nam Đế.
Đình làng Trúng Đính, kỳ niệm 15 năm ngày trùng tu Đình
Lễ hội làng Trúng Đích, kỷ niệm 15 năm ngày trùng tu Đình và khánh thành ngôi Miếu làng
Miếu thờ Đông Chinh Vương Tôn Thần họ Lý, húy là Lực, tự là
Phổ Huệ, thời Lý Nam Đế được phong Tả Soái Bộ Sứ đóng ở bãi Thần Châu tức hai
xã Hạ Cát và Thượng Cát bây giờ... Cùng tôn ông làm Thành Hoàng còn có làng Cổ
Nhuế, Từ Liêm.
Miếu làng Trúng Đích là một tòa miếu cổ bên một ao có hình ô
van chuẩn chứ không tròn như thông thường.
Sắc phong của đình ghi lại rằng, Đông Chinh Vương là người
tài dũng hơn người, xứng đáng là hào kiệt một phương. Khi vua Lý Nam Đế
(544-548) tập trung binh sĩ, khôi phục đất nước, vua đã phong ông là Tả Bộ Soái
Sứ, chiếm cứ bãi Thần Châu, tức hai xã Thượng Cát, Hạ Cát, huyện Từ Liêm để chống
lại quân của Triệu Thành Vương (549-570) và giữ thành Diên Hồng được ba năm mà
quân Triệu không dám xâm lấn.
Khi vua Triệu mất, vua Tùy Dạng sai tướng Lưu Phương chia đường
sang xâm lược nước Nam. Vua Lý Nam Đế lệnh cho Đông Chinh Vương Đại tướng quân
đưa chiến thuyền ra thượng lưu biển Đông để chống lại quân Tùy, chặn đường tiếp
tế lương thảo của địch, nắm giữ các nơi hiểm yếu và cầm cự được hơn một năm.
Khi nghe tin vua Lý Nam Đế thất trận và qua đời, Đông Chinh
Vương biết không thể giữ được bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Vì thế, nhân dân dọc
duyên hải đều lập đền thờ ông. Người dân xã Hạ Mỗ cũng lập miếu thờ, cầu mong
ông che chở mỗi lúc chiến trận. Cùng tôn ông làm Thành hoàng làng còn có làng Cổ
Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
Đình cũ bị chiến tranh tàn phá từ lâu, trong ngôi đình mới cất
từ tiền công đức của khách thập phương, lễ hội truyền thống của làng đã được phục
dựng. Người có công đứng ra thu nhận công đức, khôi phục đình làng và lễ hội là
ông Hoàng Hữu Sơn, thầy giáo dạy văn ở xã.
Lễ hội đình làng diễn
ra ngày 14 tháng giêng âm lịch, cùng những trò chơi dân gian truyền thống như cờ
người, chọi gà, bịt mắt bắt dê, đập niêu, thổi cơm thi, võ thuật dân tộc, leo cầu
cạn...