Đình Mông Phụ - nơi thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên, Thành hoàng làng cổ Đường Lâm Đình Mông Phụ - nơi thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên, Thành hoàng làng cổ Đường Lâm Đình Mông Phụ thuộc làng cổ Đường Lâm là nơi thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên một trong trong tứ thần bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng. Đây là một trong những ngôi đền cổ có kiến trúc đặc sắc và ấn tượng. Nằm ở trung tâm của làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn tây, Hà Nội), đình Mông Phụ tiêu biểu cho lối kiến truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ thời xưa. Theo các nhà sử học, đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê (thế kỷ 14), dưới thời vua Lê Thần Tông. Đình là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng. Đến đời vua Tự Đức thứ 12 (1859), đình được mở rộng và giữ nguyên trạng kiến trúc từ khi đó đến nay. Nghi môn (cổng chính) của đình gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng đền hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi. Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ những người có công với làng, quan đương niên. Công trình trung tâm của đình Mông Phụ là tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu “ba gian hai chái”, có sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp. Đình chính gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái, được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có đường kính khoảng 50-60cm trên có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng bay, phượng múa. Hậu cung (đình trong) là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai cái giếng cổ (tục gọi là hai mắt rồng). Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng. Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Bức hoành phi "Lão long huấn tử" Những mô típ trang trí như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một bàn thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ". Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt, bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh. Ban thờ chính trong đình Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù... Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi, câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử”, hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt cướp. Các hiện vật được lưu giữ trong đình hiện còn có 17 đạo sắc phong, kiệu, bát, các đồ tế tự bằng gỗ, đồ gốm sứ, hoành phi, câu đối, cửa võng. Theo quan niệm của dân làng, Đình Mông Phụ đặt trên đầu rồng mà hai chiếc giếng ở hai bên là hai con mắt. Sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào, sau đó thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình như hai râu rồng. Về kết cấu bên trong, các bộ vì của nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đó có nhiều cột chu vi gần 2m Đến nay, đình vẫn còn nguyên bộ sàn cổ có tuổi đời nhiều thế kỷ. Hàng lan can gỗ kiểu chấn song bao quanh tạo nên cảm giác thông thoáng. Máng trang trí trên nóc đình là kỳ lân, một trong tứ Linh vật của văn hóa phương Đông Các đầu bảy hiên trước tòa đại đình được chạm khắc rất công phu với hình tượng rồng, mây cùng nhiều loại linh vật khác nhau. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí bức bức phù điêu gỗ được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Rồng là hình tượng chính, thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa của dân làng. Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong , loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính, một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam. Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc. Lễ hội đình Mông Phụ diễn ra vào các ngày 8, 9, 10 tháng 01 âm lịch, với những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu. Ngày nay đình là điểm thăm quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đình Mông Phụ đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1984. Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Mông Phụ thuộc làng cổ Đường Lâm là nơi thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên một trong trong tứ thần bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng. Đây là một trong những ngôi đền cổ có kiến trúc đặc sắc và ấn tượng. Nằm ở trung tâm của làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn tây, Hà Nội), đình Mông Phụ tiêu biểu cho lối kiến truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ thời xưa. Theo các nhà sử học, đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê (thế kỷ 14), dưới thời vua Lê Thần Tông. Đình là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng. Đến đời vua Tự Đức thứ 12 (1859), đình được mở rộng và giữ nguyên trạng kiến trúc từ khi đó đến nay. Nghi môn (cổng chính) của đình gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng đền hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi. Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ những người có công với làng, quan đương niên. Công trình trung tâm của đình Mông Phụ là tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu “ba gian hai chái”, có sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp.Đình chính gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái, được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có đường kính khoảng 50-60cm trên có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng bay, phượng múa. Hậu cung (đình trong) là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai cái giếng cổ (tục gọi là hai mắt rồng). Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng. Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Bức hoành phi "Lão long huấn tử" Những mô típ trang trí như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một bàn thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ". Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt, bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh. Ban thờ chính trong đình Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù...Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi, câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử”, hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt cướp. Các hiện vật được lưu giữ trong đình hiện còn có 17 đạo sắc phong, kiệu, bát, các đồ tế tự bằng gỗ, đồ gốm sứ, hoành phi, câu đối, cửa võng. Theo quan niệm của dân làng, Đình Mông Phụ đặt trên đầu rồng mà hai chiếc giếng ở hai bên là hai con mắt. Sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào, sau đó thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình như hai râu rồng. Về kết cấu bên trong, các bộ vì của nhà đại đình làm theo kiểu thượng chồng rường, giá chiêng, kẻ bẩy, trên sáu hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián, trong đó có nhiều cột chu vi gần 2m Đến nay, đình vẫn còn nguyên bộ sàn cổ có tuổi đời nhiều thế kỷ. Hàng lan can gỗ kiểu chấn song bao quanh tạo nên cảm giác thông thoáng. Máng trang trí trên nóc đình là kỳ lân, một trong tứ Linh vật của văn hóa phương Đông Các đầu bảy hiên trước tòa đại đình được chạm khắc rất công phu với hình tượng rồng, mây cùng nhiều loại linh vật khác nhau. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí bức bức phù điêu gỗ được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Rồng là hình tượng chính, thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa của dân làng. Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong , loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính, một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam. Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc. Lễ hội đình Mông Phụ diễn ra vào các ngày 8, 9, 10 tháng 01 âm lịch, với những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu. Ngày nay đình là điểm thăm quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đình Mông Phụ đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1984. Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Hà NộiThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Mông Phụ Sơn Thánh Tản Viên làng cổ Đường Lâm Hà Nội 7 Tổng số:3 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10