Đình Ngõa – nơi phụng thờ thần tướng Quý Minh Đại Vương Đình Ngõa – nơi phụng thờ thần tướng Quý Minh Đại Vương Đình Ngõa, xã Văn Quán (Lập Thạch) thờ thần Quý Minh ( Quý Minh Đại Vương), tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo tín ngưỡng của dân tộc Việt: thần Sơn Tinh, thần Cao Sơn và thần Quý Minh là những hậu duệ của quốc tổ Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ. Tuy nhiên, khác với 2 vị thần núi kia được thờ phụng ở những vùng núi cao, thần Quý Minh lại được coi là thủy thần và được thờ phụng ở những vùng thấp hoặc đồng bằng. Cũng giống như các truyền thuyết về thần Cao Sơn, thần tích nguồn gốc của thần Quý Minh ở nhiều vùng có nhiều dị bản. Trong địa bàn xứ Kinh Bắc, các tục thờ thần thường gắn liền với truyền thuyết về thần Cao Sơn và thần Quý Minh mà ít thờ thần Sơn Tinh. Theo thần tích, thời Hùng Duệ Vương có 2 vợ chồng người Hồng Châu đến chùa Thiên Thai cầu tự. Từ đấy sinh ra một bọc 2 con trai, đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh. Khi Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, 2 anh em đều đến chầu, Vua phong cho làm Đô chỉ huy sứ Tướng quân đi bình giặc. Hai người đem quân đến núi Sóc Sơn, đạo Kinh Bắc, mới đánh một trận giặc Thục đã thua chạy. Vua ban cho Ngài thực ấp ở đạo Kinh Bắc, Ngài hóa vào ngày 12 tháng 11. Ở vùng văn hóa xứ Đoài thì các thần tích cho biết : Quý Minh và Cao Sơn là em họ của Sơn Thánh Tản Viên. Khi thờ thì một vị ở bên trái và một vị ở bên phải. Sau khi dẹp xong giặc Thục, Quý Minh xin ở lại Phấn Lôi lập ấp. Rồi một ngày kia, khi đang đi du ngoạn trên núi Tản Viên, bỗng gió mưa, sấm chớp nổi lên, trời đất u ám. Có một tiếng vọng lớn từ vách núi : “ Nay triệu Quý Minh về cõi thọ/ Cùng lên thiên giới họp quân thần”. Từ đó nhân dân Phấn Lôi lập miếu phụng thờ, nhiều đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần. Theo bản thần tích còn lưu giữ tại đình Ngõa, Quý Minh cùng với Cao Sơn 2 người em họ và là bộ tướng của Tản Viên Sơn Thánh có công dẹp yên giặc Thục thời Hùng Vương thứ 18. Đức ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong là Quý Minh phụ quốc tá thánh linh ứng đại vương thượng đẳng thần. Sau này, nhiều đời vua sau tiếp tục phong tặng những mỹ tự cho Quý Minh. Có nhiều ngôi đình đền thờ thần Quý Minh nhưng chỉ có đình Ngõa là còn lưu giữ được tư liệu gốc về hành trạng Quý Minh. Ngày lễ tiệc thờ cúng ngày sinh hóa của Ngài thì mỗi vùng phân chia các ngày khác nhau. Ở đình Ngõa, nhân dân tổ chức lễ tiệc vào ngày mùng 10 tháng giêng và 20 tháng 10 hàng năm. Ở phần lễ, những sản vật của quê hương được nhân dân dâng lên thánh thần; ở phần hội, địa phương đã tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao như : Đấu vật, cờ tướng, chọi gà, đánh đu…góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đình Ngõa (còn gọi là đình Thạc Trục) thuộc địa phận thôn Lai Châu, xã Văn Quán (Lập Thạch) là ngôi đình cổ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trải qua bao biến cố và thời gian, ngôi đình vẫn tồn tại cùng vẻ đẹp cổ kính, linh diệu chốn thâm nghiêm. Đình Ngõa mang vẻ đẹp hài hòa giữa lịch sử và kiến trúc Đình Ngõa được xây dựng trên gò đồi cao, thoáng mát; phía trước có ao rộng, xa xa là những gò đồi nhấp nhô như bát úp. Đình Ngõa thờ thần Quý Minh, người có công dẹp giặc Thục bảo vệ đất nước. Ngôi đình mang vẻ đẹp hài hòa giữa lịch sử và kiến trúc. Đình được kết cấu theo kiểu chữ Đinh, gồm có 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Về tổng thể mặt bằng kiến trúc, đình có phương đình, hai bên tả hữu mạc và một ngôi nhà dùng làm nơi hội họp của dân làng. Từ ngoài cổng vào bên trong đình phải đi qua khoảng sân rộng, hai bên cây cối râm mát. Tiếp đến là khoảng sân lát gạch, hai bên là dãy nhà dùng làm nơi hội họp của dân làng trong những ngày lễ hội. Từ sân gạch qua 3 bậc thềm đá ong là tới phương đình. Phương đình gồm 2 tầng 8 mái, dưới lát gạch vuông đỏ, trên lợp ngói mũi hài, các góc mái đều có đao cong mang vẻ đẹp hài hòa, cổ kính. Phương đình có 4 cột gỗ cao gần 5 mét, sau này, dân làng xây thêm 4 cột gỗ để đỡ ở 4 đầu đao. Trên các đầu dư, xà ngang, xà dọc có trang trí các hoa văn. Ở 4 góc phương đình có trang trí bộ “bát quả”, gồm những trái cây đậm đà hương vị như: Lựu, sen, đào, lê... Hai bên phương đình là hai tòa tả hữu mạc nối liền với đại bái. Mỗi tòa gồm có 3 gian, xung quanh xây tường kín, trên lợp ngói mũi hài. Qua phương đình đến tòa đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc gồm 4 hàng cột gỗ với tổng số 24 chiếc (gồm 8 cột cái và 16 cột quân). Hậu cung đình và đại bái được liên kết với nhau bởi hệ thống xà, dui, hoành, thượng lương. Hậu cung có 3 gian, có 3 hàng cột gỗ gồm 12 cột. Các gian của hậu cung có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Gian giữa được làm thành khám thờ kín đáo. Khám thờ có 6 cánh cửa bức bàn được trang trí sơn son rực rỡ. Nét độc đáo của kiến trúc đình Ngõa là kết cấu khung gỗ vững chắc được tạo thành do liên kết giữa các vì kèo với hệ thống các xà ngang, xà dọc ăn khớp với nhau. Bốn vì kèo được làm theo kiến trúc chồng giường giá chiêng. Thượng lương được làm theo kiểu “tứ trụ lòng thuyền”. Các chi tiết đều được đóng bén, bào trơn, mộng sàn chặt khít, tạo nên sự hài hòa, cân đối cho ngôi đình. Điều này thể hiện sự tài tình của các nghệ nhân kiến tạo ngôi đình để vừa đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ bền của kiến trúc. Đình Ngõa xưa có ván sàn xung quanh, nay ván sàn đã mất. Dưới các chân cột có kê đá để chống ẩm. Các hòn kê cột được gia công rất cầu kỳ. Người xưa đã biết lựa chọn loại đá cứng làm hòn kê cột để chống đỡ lực nén của toàn bộ phần mái nặng hàng vạn tấn. Đình Ngõa tuân thủ các quy tắc trang trí đình làng. Các họa tiết trang trí tập trung ở hậu cung, nơi thờ tự. Đề tài trang trí chủ yếu là những hình rồng. Các nghệ nhân kiến tạo ngôi đình còn chú ý đến việc trang trí ở các kẻ bảy, dép hoành, đầu dư, kê đệm. Căn cứ vào dấu tích để lại trên các câu đầu ở gian giữa đình, kết hợp với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc gỗ, các nhà nghiên cứu xác định, đình Ngõa được xây vào thời Hậu Lê và đã được tu sửa nhiều lần. Đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Hiện nay, đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý. Trong đình có 2 cỗ kiệu bát cống được trang trí sơn son thếp vàng, 1 cỗ mang phong cách đục chạm thời Lê, 1 cỗ mang phong cách thời Nguyễn. Di vật bằng gỗ của ngôi đình còn có 1 bức đại tự ghi “tối linh từ”, 1 hòa sắc, 1 bảng đọc chúc, 20 đài rượu lớn nhỏ. Đặc biệt, đình Ngõa còn rất nhiều ngai thờ. Theo truyền ngôn của các cụ trong làng, xã Văn Quán trước kia có 5 ngôi đình, mỗi làng có 1 ngôi đình thờ vị thần Quý Minh. Song, do tác động của thiên nhiên và con người, hiện nay, chỉ còn lại duy nhất đình Ngõa. Vì vậy, toàn bộ cỗ ngai của các đình đều được đưa về đình Ngõa và được bài trí trên khám thờ rất uy nghi. Đã có một số thanh đòn tay bị mối mọt ăn rơi xuống gây nguy hiểm cho các cụ từ và người dân vãn cảnh. Người dân địa phương lo lắng, nếu không được sự quan tâm kịp thời ngôi đình quý này rất có thể sẽ trở thành phế tích, rất khó tu bổ như bài học của đình Chu thuộc xã Đình Chu, huyện Lập Thạch.Nguồn: Văn Hiến Việt Nam Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Đình Ngõa, xã Văn Quán (Lập Thạch) thờ thần Quý Minh ( Quý Minh Đại Vương), tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo tín ngưỡng của dân tộc Việt: thần Sơn Tinh, thần Cao Sơn và thần Quý Minh là những hậu duệ của quốc tổ Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ. Tuy nhiên, khác với 2 vị thần núi kia được thờ phụng ở những vùng núi cao, thần Quý Minh lại được coi là thủy thần và được thờ phụng ở những vùng thấp hoặc đồng bằng. Cũng giống như các truyền thuyết về thần Cao Sơn, thần tích nguồn gốc của thần Quý Minh ở nhiều vùng có nhiều dị bản. Trong địa bàn xứ Kinh Bắc, các tục thờ thần thường gắn liền với truyền thuyết về thần Cao Sơn và thần Quý Minh mà ít thờ thần Sơn Tinh. Theo thần tích, thời Hùng Duệ Vương có 2 vợ chồng người Hồng Châu đến chùa Thiên Thai cầu tự. Từ đấy sinh ra một bọc 2 con trai, đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh. Khi Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, 2 anh em đều đến chầu, Vua phong cho làm Đô chỉ huy sứ Tướng quân đi bình giặc. Hai người đem quân đến núi Sóc Sơn, đạo Kinh Bắc, mới đánh một trận giặc Thục đã thua chạy. Vua ban cho Ngài thực ấp ở đạo Kinh Bắc, Ngài hóa vào ngày 12 tháng 11. Ở vùng văn hóa xứ Đoài thì các thần tích cho biết : Quý Minh và Cao Sơn là em họ của Sơn Thánh Tản Viên. Khi thờ thì một vị ở bên trái và một vị ở bên phải. Sau khi dẹp xong giặc Thục, Quý Minh xin ở lại Phấn Lôi lập ấp. Rồi một ngày kia, khi đang đi du ngoạn trên núi Tản Viên, bỗng gió mưa, sấm chớp nổi lên, trời đất u ám. Có một tiếng vọng lớn từ vách núi : “ Nay triệu Quý Minh về cõi thọ/ Cùng lên thiên giới họp quân thần”. Từ đó nhân dân Phấn Lôi lập miếu phụng thờ, nhiều đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần. Theo bản thần tích còn lưu giữ tại đình Ngõa, Quý Minh cùng với Cao Sơn 2 người em họ và là bộ tướng của Tản Viên Sơn Thánh có công dẹp yên giặc Thục thời Hùng Vương thứ 18. Đức ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong là Quý Minh phụ quốc tá thánh linh ứng đại vương thượng đẳng thần. Sau này, nhiều đời vua sau tiếp tục phong tặng những mỹ tự cho Quý Minh. Có nhiều ngôi đình đền thờ thần Quý Minh nhưng chỉ có đình Ngõa là còn lưu giữ được tư liệu gốc về hành trạng Quý Minh. Ngày lễ tiệc thờ cúng ngày sinh hóa của Ngài thì mỗi vùng phân chia các ngày khác nhau. Ở đình Ngõa, nhân dân tổ chức lễ tiệc vào ngày mùng 10 tháng giêng và 20 tháng 10 hàng năm. Ở phần lễ, những sản vật của quê hương được nhân dân dâng lên thánh thần; ở phần hội, địa phương đã tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao như : Đấu vật, cờ tướng, chọi gà, đánh đu…góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đình Ngõa (còn gọi là đình Thạc Trục) thuộc địa phận thôn Lai Châu, xã Văn Quán (Lập Thạch) là ngôi đình cổ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trải qua bao biến cố và thời gian, ngôi đình vẫn tồn tại cùng vẻ đẹp cổ kính, linh diệu chốn thâm nghiêm. Đình Ngõa mang vẻ đẹp hài hòa giữa lịch sử và kiến trúc Đình Ngõa được xây dựng trên gò đồi cao, thoáng mát; phía trước có ao rộng, xa xa là những gò đồi nhấp nhô như bát úp. Đình Ngõa thờ thần Quý Minh, người có công dẹp giặc Thục bảo vệ đất nước. Ngôi đình mang vẻ đẹp hài hòa giữa lịch sử và kiến trúc. Đình được kết cấu theo kiểu chữ Đinh, gồm có 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Về tổng thể mặt bằng kiến trúc, đình có phương đình, hai bên tả hữu mạc và một ngôi nhà dùng làm nơi hội họp của dân làng. Từ ngoài cổng vào bên trong đình phải đi qua khoảng sân rộng, hai bên cây cối râm mát. Tiếp đến là khoảng sân lát gạch, hai bên là dãy nhà dùng làm nơi hội họp của dân làng trong những ngày lễ hội. Từ sân gạch qua 3 bậc thềm đá ong là tới phương đình. Phương đình gồm 2 tầng 8 mái, dưới lát gạch vuông đỏ, trên lợp ngói mũi hài, các góc mái đều có đao cong mang vẻ đẹp hài hòa, cổ kính. Phương đình có 4 cột gỗ cao gần 5 mét, sau này, dân làng xây thêm 4 cột gỗ để đỡ ở 4 đầu đao. Trên các đầu dư, xà ngang, xà dọc có trang trí các hoa văn. Ở 4 góc phương đình có trang trí bộ “bát quả”, gồm những trái cây đậm đà hương vị như: Lựu, sen, đào, lê... Hai bên phương đình là hai tòa tả hữu mạc nối liền với đại bái. Mỗi tòa gồm có 3 gian, xung quanh xây tường kín, trên lợp ngói mũi hài. Qua phương đình đến tòa đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc gồm 4 hàng cột gỗ với tổng số 24 chiếc (gồm 8 cột cái và 16 cột quân). Hậu cung đình và đại bái được liên kết với nhau bởi hệ thống xà, dui, hoành, thượng lương. Hậu cung có 3 gian, có 3 hàng cột gỗ gồm 12 cột. Các gian của hậu cung có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Gian giữa được làm thành khám thờ kín đáo. Khám thờ có 6 cánh cửa bức bàn được trang trí sơn son rực rỡ. Nét độc đáo của kiến trúc đình Ngõa là kết cấu khung gỗ vững chắc được tạo thành do liên kết giữa các vì kèo với hệ thống các xà ngang, xà dọc ăn khớp với nhau. Bốn vì kèo được làm theo kiến trúc chồng giường giá chiêng. Thượng lương được làm theo kiểu “tứ trụ lòng thuyền”. Các chi tiết đều được đóng bén, bào trơn, mộng sàn chặt khít, tạo nên sự hài hòa, cân đối cho ngôi đình. Điều này thể hiện sự tài tình của các nghệ nhân kiến tạo ngôi đình để vừa đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ vừa đảm bảo độ bền của kiến trúc. Đình Ngõa xưa có ván sàn xung quanh, nay ván sàn đã mất. Dưới các chân cột có kê đá để chống ẩm. Các hòn kê cột được gia công rất cầu kỳ. Người xưa đã biết lựa chọn loại đá cứng làm hòn kê cột để chống đỡ lực nén của toàn bộ phần mái nặng hàng vạn tấn. Đình Ngõa tuân thủ các quy tắc trang trí đình làng. Các họa tiết trang trí tập trung ở hậu cung, nơi thờ tự. Đề tài trang trí chủ yếu là những hình rồng. Các nghệ nhân kiến tạo ngôi đình còn chú ý đến việc trang trí ở các kẻ bảy, dép hoành, đầu dư, kê đệm. Căn cứ vào dấu tích để lại trên các câu đầu ở gian giữa đình, kết hợp với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc gỗ, các nhà nghiên cứu xác định, đình Ngõa được xây vào thời Hậu Lê và đã được tu sửa nhiều lần. Đình được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Hiện nay, đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý. Trong đình có 2 cỗ kiệu bát cống được trang trí sơn son thếp vàng, 1 cỗ mang phong cách đục chạm thời Lê, 1 cỗ mang phong cách thời Nguyễn. Di vật bằng gỗ của ngôi đình còn có 1 bức đại tự ghi “tối linh từ”, 1 hòa sắc, 1 bảng đọc chúc, 20 đài rượu lớn nhỏ. Đặc biệt, đình Ngõa còn rất nhiều ngai thờ. Theo truyền ngôn của các cụ trong làng, xã Văn Quán trước kia có 5 ngôi đình, mỗi làng có 1 ngôi đình thờ vị thần Quý Minh. Song, do tác động của thiên nhiên và con người, hiện nay, chỉ còn lại duy nhất đình Ngõa. Vì vậy, toàn bộ cỗ ngai của các đình đều được đưa về đình Ngõa và được bài trí trên khám thờ rất uy nghi. Đã có một số thanh đòn tay bị mối mọt ăn rơi xuống gây nguy hiểm cho các cụ từ và người dân vãn cảnh. Người dân địa phương lo lắng, nếu không được sự quan tâm kịp thời ngôi đình quý này rất có thể sẽ trở thành phế tích, rất khó tu bổ như bài học của đình Chu thuộc xã Đình Chu, huyện Lập Thạch.Nguồn: Văn Hiến Việt NamThs Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Trở về đầu trang Phương Đình Hậu Lê Đại bái Vì kèo Tả hữu Quý Minh Thượng lương Lập Thạch Đình Chu Văn Quán Đục chạm Ngai thờ Lát gạch Hậu cung Thâm nghiêm Kêu cứu Vĩnh Phúc Hội họp Di tích Linh từ 6 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10