Đình Ngọc Canh xưa thuộc làng Ngọc Canh - tổng Hương Canh - huyện An Lãng - trấn Sơn Tây. Đình Ngọc Canh xây theo hướng Tây Nam, nằm ở trung tâm thôn Ngọc Canh. Phía trước đình là chùa Cả và Đình Hương Canh.
Đình Ngọc Canh, thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc, thờ 6 vị Thành hoàng làng triều đại Ngô Quyền là Thiên Sách Vương
Ngô Xương Ngập, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, Linh Quang Thái Hậu Dương Thị Như Ngọc, A Lữ nương
nương Dương Phương Lan - vợ thứ của Ngô Quyền,
Thị Tùng phu nhân Phạm Thị Uy Duyên, vợ hoàng tử Ngô Xương Ngập, Đông Ngạc
đại thần Đỗ Cảnh Thạc, danh tướng triều đại Ngô Vương Quyền.
Đình Ngọc Canh xưa thuộc làng Ngọc Canh - tổng Hương Canh -
huyện An Lãng - trấn Sơn Tây. Đình Ngọc Canh xây theo hướng Tây Nam, nằm ở
trung tâm thôn Ngọc Canh. Phía trước đình là chùa Cả và Đình Hương Canh.
Hiện đình không còn giữ được ngọc phả nên theo kiến trúc,
điêu khắc và những câu chuyện lưu truyền thì đình Ngọc Canh được xây dựng cùng
thời với đình Hương Canh, thời Hậu Lê - triều vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh
Hưng, năm 1740–1786. Đình Ngọc Canh còn lưu giữ bản chạm nổi chữ Hán có nội dung:
“Niên hiệu Gia Long thứ 12, năm Quý Dậu, ngày 26 tháng 10 đặt
cây nóc như cũ. Sửa lại thổ mộc năm Giáp Tuất. Ngày 15 tháng 5, hoàn thành yên ổn,
tốt đẹp". Theo dương lịch, đình được trùng tu trong 2 năm 1813 và 1814.
“Niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất, năm Canh Thìn (1820), ngày 11
tháng 6 khởi công, bắt đầu sơn son thiếp vàng, đến ngày 10 tháng 10 hoàn thành,
thật tốt lành lợi vượng".
Theo bản khai còn lưu lại của Lý trưởng Sở tại Nguyễn Hữu
Dong, ngày 11 tháng 3 năm 1939, thì đồ tế khí của đình có 3 cỗ long ngai, 3 cỗ
kiệu bát cống, 1 hương án cổ, 2 bộ bát bửu, 1 đôi hạc thờ cao 4m, 1 bộ tam sự bằng
đồng.
Nghi môn đình Ngọc
Canh
Nghi môn đình Ngọc Canh tương tự như Nghi môn đình Hương
Canh, gồm 4 trụ biểu tạo thành tam quan. Trụ biểu xây gạch. Hai trụ biểu tại giữa
cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu hai bên thấp, đỉnh trụ trang
trí nghê chầu.
Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên trang trí các ô lồng
đèn, giữa là ô chạm nổi câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Cổng chính nằm giữa hai
trụ biểu cao. Hai cổng phụ nằm giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp. Cổng phụ 2 tầng
mái, 8 mái. Nghi môn đình gắn liền với tường bao.
Kiến trúc Đình Ngọc Canh gồm 3 tòa nhà với 15 gian, bố cục
theo hình chữ “vương” bao gồm: Nhà tiền tế 5 gian, Đại đình 5 gian 2 dĩ. Hậu
cung 5 gian.
Ngôi đình Ngọc Cảnh là có bộ khung lim chắc chắn, 6 hàng cột,
mái đình được lợp ngói mũi hài, mái tiền tế và thượng các đắp đầu đao cong mềm
mại. Các bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu là hai nghê đuôi cong lên và xòe ra
như đóa hoa.
Hai bên bờ nóc thượng các là hai con rồng gắn mảnh sứ. Mái
trung tế, trên nóc không đắp rồng mà đắp đường hoa thị chạy suốt nóc và hai bên
bờ nóc, mái hậu cung để trơn không trang trí.
Nghệ thuật chạm khắc
của đình
Đình Ngọc Canh được trang trí bằng nhiều bức chạm khắc kiểu
chạm lộng lớn nhỏ ghép thành các mảng lớn trong đình. Các bức chạm có nghệ thuật
đỉnh cao, được thể hiện trên những thành phần kiến trúc như đầu dư, xà, bẩy, rường
và các bức cửa võng tại Tiền đường và Trung đường.
Các bức chạm có thể phân thành từng lớp với nội dung khác
nhau, hoặc đan xen nhau, lấy hình tượng rồng làm chủ đạo. Nội dung của các bức
chạm miêu tả cảnh về cõi trần và cõi tiên, khung cảnh tự nhiên và cảnh sinh hoạt
đời thường.
Những cảnh cõi trần và cõi tiên thể hiện từ các tích truyện,
thần thoại, những bức chạm khắc thể hiện sự hòa nhập con người và tự nhiên, cõi
trần và cõi tiên như “Tiên cưỡi rồng”, “Người cưỡi rồng.”
Những bức chạm khắc cũng thể hiện các linh vật như: Long,
ly, quy, phượng và sủng vật gần gũi với con người như trâu, chim, cá.
Rồng là linh vật được chạm khắc nhiều với những hình tượng
như: “Đầu rồng”, “Ổ rồng”,“Tứ linh quần tụ”. Đặc biệt nổi bật là hình tượng rồng
trên bộ cửa võng với quần thể rồng hàng trăm con uy nghiêm với hàng ngàn đao
mác.
Các bức chạm khắc thể hiện khung cảnh sinh hoạt đời thường như:
“Đánh cờ”, “Dựng cột buồm”, “Hát cửa nhà quan”, “Đi săn”. Đặc sắc nhất là bức dựng
cột buồm được chạm trên một đầu cột con ở gian cạnh, miêu tả cảnh đóng thuyền
buồm của một hiệp thợ.
Những bức chạm khắc nghệ thuật có bốc cục chặt chẽ, hài hoà,
đường nét phóng khoáng tự do, khắc hoạ được tình cảm, cá tính của từng nhân vật.
Du khách cũng dễ nhận thấy sự khác biệt về nội dung chạm khắc của đình Ngọc
Canh thiên về miêu tả cảnh cuộc sống thường nhật, còn đình Hương Canh lại thiên
về miêu tả cảnh lễ hội của thế kỷ 17.
Ngoài ra, đình Ngọc Canh còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có
giá trị lịch sử như: sắc phong từ thời Hậu Lê đến cuối thời Nguyễn, các bức đại
tự, án thư, lư hương, hoành phi, sắc phong, kiệu thờ, cửa võng.
Đình Ngọc Canh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia
năm 1984.