Đình Nguyên Khê thuộc thôn Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. nằm ngay đường QL3 đoạn từ Đông Anh đi Phù Lỗ. Theo truyền thuyết dân gian ở địa phương và tư liện Hán Nôm còn lưu lại di tích cho biết đình Nguyên Khê phụng thờ 4 vị Phúc thần là: Cao sơn đại Vương, Hống Công, Gạn Công (Đức thánh Tam Giang) và Nhã Lang Linh Ứng Đại vương.
Theo ghi tại nhà bia của đình: Sử tích "Nhã Lang Linh Ứng
Đại Vương". Vào thời Lý Bí làm vua, trong hoàng tộc Lý Phật Tử là vị tướng
tài. Vợ là người họ Lã tên Lang sinh được người con trai đặt tên là Lý Nhã
Lang. Lý Nhã Lang sinh ngày 7 tháng giêng năm Nhâm Ngọ, là người thông minh giỏi
văn tài võ từ lúc thiếu thời. Khi cuộc chiến giữa họ Triệu và họ Lý bùng nổ, do
Triệu Quang Phục cướp ngôi của nhà Lý xưng hiệu Triệu Việt Vương, Lý Nhã Lang
phụng mệnh cha là Lý Phật Tử, mang quân đánh Triệu Việt Vương, lấy trang Hoãn
Khê (tức Nguyên Khê ngày nay) làm căn cứ rèn quân tập trận, tuyển 30 trai làng
làm thuộc hạ.
Do tài lược hơn người, biết ta biết địch, dùng mưu kế để đỡ
thương vong, nên Lý Nhã Lang đã thắng trận, đánh đổ họ Triệu ( là cháu Triệu
Đà), giữ an dân yên nước rồi đưa cha lên làm vua ... lấy hiệu là Hậu Lý Nam Đế
... Đến đời vua Lê Đại Hành ... cho khảo khóa bách thần, phong Lý Nhã Lang là
"Nhã Lang Linh Ứng Đại Vương" ...
Những dấu tích còn lưu lại trên dải đất của Trang Hoãn Khê
là: Vườn Đồn Bãi Trại nơi đóng quân, luyện võ, bài binh. Bãi chúa là nơi Lý Phật
Tử ngự. Bãi Mâm Xôi là nơi tấu, tế trời đất, khao quân
Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Nguyên Khê là nơi
nhân dân tập trung cùng công nhân nhà máy xe lửa Đông Anh mít tinh diễu hành xuống
trụ sở huyện Đông Anh tổ chức cướp chính quyền thu ấn tín của quan huyện, đền
Nguyên Khê là trụ sở liên lạc của công an Hà Nội từ năm 1946 đến năm 1947.
Qua khảo sát và nghiên cứu thực địa đình Nguyên Khê thuộc loại
hình di tích tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng đồng thời còn là trung tâm sinh hoạt
văn hóa của cộng đồng làng xã. Nếu căn cứ gia trị nổi trội của di tích có thể xếp
đình Nguyên Khê là di tích lịch sử nghệ thuật.
Hiện nay, tại di tích không còn lưu giữ được những tài liệu
ghi chép chính xác về thời điểm xây dựng ngôi đền. Song căn cứ vào khối kiến
trúc vật chất cùng những di vật hiện còn như: Thần tích, câu đối, hoành phi,
dòng liên đại khắc trên bia đá niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) có thể đoán định
niên đại đình vào khoảng thời Hậu Lê.
Đến nay, di tích đã trải qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa năm
1947 đình Nguyên Khê bị giặc Pháp đốt cháy đến năm 1996 dân làng quyên góp tiền
của công sức phục dừng lại đình theo mẫu trên nền cũ, năm 1998 phục dựng lại cổng
Nghi môn và sưu tầm bổ sung thêm nhiều di vật đồ thờ.
Đình Nguyên Khê tọa lạc trên một khu đất rộng, kề sát đường
Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên, con đường giao thông huyết mạch giữa thủ đô Hà
Nội với thành phố Thái Nguyên. Các công trình kiến trúc của Đình gồm: Cổng Nghi
môn, tòa Đại đình kết cấu kiểu chữ Đinh xung quang có nhiều cây xanh cổ thụ
quanh năm xanh tốt.
Đình Nguyên Khê phụng thờ 4 vị Phúc thần ở 3 thời kỳ lịch sử
khác nhau do vậy tại di tích có tổ chức nhiều ngày lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày
hóa của các vị thần. Ngày hội làng chính hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng
năm (ngày sinh của Đức Thánh Cao Sơn) là dịp đầu xuân năm mới nên lễ hội đình
Nguyên Khê thu hút đông đảo nhân dân địa phương và nhân dân trong vùng.
Hội làng Nguyên Khê thường kéo dài từ ngày mùng 7 đến ngày
mùng 9 tháng Giiêng. Phần lễ có nghi lễ cúng tế, lễ tế thần, lễ rước kiệu
thánh. Phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cờ, chọi gà, kéo
co,… Hiện nay ngày hội làng còn tổ chức
nhiều hoạt động văn hóa thể theo như thi đấu bóng chuyền.
Năm 2023, ban quản lý di tích Đình Nguyên Khê tổ chức hội
làng truyền thống Đình Nguyên Khê Xuân Quý Mão trong 3 ngày mùng 7,8,9 tháng
Giêng lễ hội là dịp để nhân dân trong vùng gặp gỡ sum họp và giao lưu văn hóa
văn nghệ tưởng nhớ công ơn, công đức của các bậc tiền nhân.
Biên tập: Thanh Tâm