Đình Nội là nơi thờ phụng Đức Thánh Cao Sơn, Quý Minh là những thần tướng từ thời Hùng Vương, có nhiều công lao trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ sự bình yên Tổ Quốc.
Đình Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên là một trong số những
ngôi đình cổ có quy mô to đẹp, nổi tiếng của vùng đất Tân Yên xưa cũng như nay.
Căn cứ vào nguồn tư liệu Hán Nôm còn khắc ghi trên các cột gỗ trong đình cho biết,
đình Nội được xây dựng vào đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 34
(năm 1775), trên một gò đất cao thoáng giữa làng Lý và làng Nội.
Tuy nhiên, do đình được dân 3 giáp: Tây, Mỹ, Trong của làng
Nội làm vì thế mà đình có tên là đình Nội. Ngoài ra khi đình làm xong, dân làng
còn đặt tên đình là “Tiên Đình”. Hai chữ ấy được đắp nổi trên đỉnh bờ nóc đình
để mọi người tới nơi chiêm ngường.
Muốn đến thăm di tích, du khách có thể đi theo đường từ
thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 1A (cũ), qua cầu Sông Thương, rẽ phải theo tỉnh
lộ 398 tuyến Bắc Giang - Cao Thượng, qua cây số 11, rẽ tay phải theo đường cấp
phối liên thôn khoảng lkm là tới đình Nội.
Đình Nội thuộc thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang)
Đình Nội là nơi thờ phụng Đức Thánh Cao Sơn, Quý Minh là những
thần tướng từ thời Hùng Vương, có nhiều công lao trong việc đánh đuổi giặc ngoại
xâm, bảo vệ sự bình yên Tổ Quốc.
Trong đình còn bảo lưu đầy đủ các đồ thờ tự quý giá như:
Long ngai, bài vị, bộ kiệu rước, bộ bát bửu gỗ mang phong cách nghệ thuật thời
Lê (thế kỷ XVIII). Trải qua thời gian, đình Nội cũng được trùng tu, tôn tạo lại
qua các giai đoạn lịch sử.
Đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XIX, đình đã được vị
thủ lĩnh của nghĩa quân Yên Thế - Đề Thám quan tâm, xoay chuyến hướng cho phù hợp.
Câu chuyện này được các cụ cao niên kể lại rằng: Đình Nội trước quay về hướng
Tây Nam, mái đao chỉ thẳng vào xóm Nội. Dân thấy “góc đao ao đình” là điều
không hay khiến dân trong làng thường xuyên lục đục mất đoàn kết.
Vì thế, dân làng đã xin cụ Đề Thám chuyển hướng cho khi
Hoàng Hoa Thám cầm quân đánh Pháp, có quan hệ thân thiết với làng Nội. Nghĩa
quân thường xuyên qua lại nơi đây họp bàn với các cụ Đốc Tuân (làng Lý); Chánh
Hoạch (làng Nội), Tống Lò (Văn Miếu).
Biết được chuyện đó, Đề Thám với uy tín của mình đứng ra
xoay lại hướng đình cho làng Nội. Từ đó, đình xoay về hướng Đông Nam. Cũng sau
lần bắn đình này, dân cho xây trước đình 2 tòa tả vu, hữu vu và cổng nghi môn bề
thế. Nhìn từ xa, đình làng Nội nổi lên sừng sững giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp
của một làng quê với luỹ tre xanh xanh, với những cây cổ thụ vươn mình trong
mưa nắng bên sân đình, cùng hồ sen xanh ngát tỏa hương thơm mát từ ao đình khiến
tình quê càng thêm nồng đượm.
Ngày nay trải qua những thăng trầm của lịch sử, đình Nội
cũng không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Một số hạng mục của công trình cũ
đã bị mất đi như: Tòa dải vũ, cổng nghi môn, toàn bộ hệ thống sàn gỗ của đình
và nhiều câu đối, hoành phi cũng không còn.
Nhưng về cơ bản, đình Nội vẫn giữ được dáng vẻ của một ngôi
đình cổ. Đình hiện có bố cục mặt bằng theo lối chữ nhất gồm 1 tòa đại đình 5
gian 2 chái. Phía trước đình là 1 dãy tả vu 3 gian. Bên trong, hệ thống khung gỗ
được liên kết vì theo lối chồng rường, giá chiêng.
Đình hiện còn bảo lưu một sô nét kiến trúc truyền thống thế
hiện ở các mảng hoa văn được chạm khắc trên các cấu kiện gỗ, với nghệ thuật chạm
nổi, chạm chìm, chạm kênh bong rất công phu, tỉ mỉ. Các đề tài trang trí thể hiện
phong phú như: Đề tài tứ linh, tứ quý, chèo thuyền bắt cò, cò lả,... mang đặc
trưng phong cách thời Lê-Nguyễn.
Ngược dòng thời gian tìm về lịch sử khởi dựng của đình Nội
được biết, khi đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, dân làng Nội đón thợ mộc ở Bắc
Ninh lên làm đình. Các hiệp thợ cùng đua nhau trổ hết tài năng của mình nên đã
để lại ở đình Nội nhiều bức chạm gỗ rất đẹp.
Trong đó, điển hình là bức chạm đề tài “chèo thuyền bắt cò”
dựa theo điển tích: “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”, diễn cảnh con cò
thì mổ con trai, con trai cặp vỏ giữ chặt mỏ cò nhân thế ông lão đánh cá chèo
thuyền ra bắt cả đôi. Lại có bức chạm hai quan viên ngồi uống rượu với nhau,
nhưng sau lưng mỗi vị quan này lại có hai võ sĩ cầm kiếm đứng ngay bên cạnh.
Người đời gọi bức chạm
này là “vừa đánh vừa đàm”. Nghệ nhân như muốn nói rằng trong bất kỳ điều gì cũng
cần phải bình tĩnh, bàn bạc kỹ, như vậy mới mong thành công.
Cũng lại là những nét chạm khắc thô phác, nhưng lại thế hiện
rõ mọi hàm ý. Lại có bức nữa miêu tả cảnh các kỵ binh ra trận trong tư thế vô
cùng khỏe khoắn, rắn chắc.
Ngoài ra, trong đìnhcòn rất nhiều những bức chạm khác với những
đường nét tinh xảo mà mỗi bức, người nghệ nhân lại phản ánh một thực tế xã hội
bấy giờ cùng một hàm ý sâu xa khác.
Hệ thống đồ thờ quý trong đình còn lại như: 1 bộ kiệu rước,
2 ngai thờ, 2 bát hương thời Lê, 2 quả thờ, 1 ống thư... Những hiện vật này đều
là những hiện vật gốc rất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử di tích cũng
như vùng đất con người nơi đây.
Hằng năm, vào ngày 10, 11 tháng Giêng, dân làng Nôi lai tổ
chức lễ hội lớn tại trung tâm đình Nội. Trong lễ hội dân làng có tổ chức tế lễ,
rước sách long trọng; có thi cỗ, làm công xôi năm mâm đắp thành 4 chữ “thiên hạ
thái bình”, có lệ hát ca trù thờ Thánh, hát tuồng, hát chèo... đón dân kết chạ ở
Lăng Cao cùng đến vui hội.
Đồng thời, hội có tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc
như: Chơi cướp cầu, đu, chọi gà, vật... thu hút nhiều người từ các nơi về tham
dự. Vì thế, người dân làng Nội vẫn có câu ca nói rằng:
“Đình Nội có hội cướp cầu Tháng Giêng mười một đâu đâu cũng
về”.
Với những giá trị tiêu biếu về kiến trúc nghệ thuật và lịch
sử, văn hoá đồng thời là một địa điểm có mối liên hệ mật thiết với cuộc khởi
nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX),
đình Nội đã vinh dự được nằm trong danh sách 23 di tích và cụm di tích lịch sử
Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
548/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Quyết định này khẳng định vai trò, giá trị của di tích và
chính là một sự tri ân của nhà nước đối với công lao to lớn của bậc tiền nhân
đã tạo dựng cho các thế hệ con cháu ngày nay được sống trong thanh bình.