Đình Phú Khê là nơi thờ hai vị thần Chu Minh và Chu Tuấn có công phù trợ vua Đinh dẹp loạn. Đình được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo từng được Lê Quý Đôn đánh giá là "tiếng nức cõi Thanh".
Đình Phù Khê, Hoằng Hóa, Thánh Hóa
Phú Khê là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn
hóa xuyên suốt hàng nghìn năm với một cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, trữ tình.
Khi làm doanh điền sứ ở Thanh Hoá, Lê Quý Đôn đã phát hiện
ra nơi đây có “thế đất” của người hùng tài thao lược: “Lưng dựa ấn mặt ngoảnh
sông, Thế đất khoe cảnh trí anh hùng”.
Có thể lấy Lăng Tượng Trưng, của Huyền Tông Mục Hoàng Đế ở
Phú Khê làm trung tâm để quan sát thì sẽ thấy : “ấn” là Sơn Trang, núi Ngọc án
ngữ hai bên, hiên ngang với sự tích Lê Lợi dừng chân ăn cháo hoa quỳ sâu đậm
tình dân.
Còn “sông” là sông Mã sóng cuộn hào hùng. Do đó Lê Quý Đôn
đã viết hai bản "Mục lục", một bản chữ Hán, một bản chữ Nôm để ca ngợi
cảnh vật và vũ công nơi đây : “Thơ ngâm thất tuyệt, chốn chốn đều chứa đồ tầm
tang-lễ chấp tam bôi, nhà nhà đều chất nhiều tơ lụa”.
Đây là vùng đất hiếu khách, trù phú, hậu phương vững chắc,
cũng cấp sức người, sức của cho các bậc Đế Vương khởi dựng cơ đồ. Cho nên Phú
Khê thành đất ứng viện cho Vua Anh Tông Lê Duy Bang. Là nơi sinh ra hậu duệ cho
2 người con của Dụ Tông Hoà Hoàng Đế thời Lê Trung Hưng.
Thời Lý, Phú Khê có tên gọi là Phú Trừng Trang, tên Nôm là Kẻ
Đừng hay Kẻ Đầng. Đây là một trung tâm dệt nổi tiếng cùng với Hoằng Lộc, Hoằng
Phúc của huyện Hoằng Hoá. Tướng Lý Thừa Yến trên đường thừa lệnh vua Lý và anh
là Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành đã dừng quân ở đất Phú Khê.
Sang thời Trần (1293 - 1314), huyện Hoằng Hoá có tên gọi Cổ
Đằng, với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa là đất Kẻ Đừng. Vào cuối Trần đầu
nhà Hồ, tên gọi Phú Khê xuất hiện.
Đến đầu thế kỷ 19, Phú Khê nằm trong xã Tào Xuyên, tổng
Dương Sơn, trấn Thanh Hoa.