Đình làng Việt Cổ Phù Lưu, tổng Phù Lưu - Kiến An trước kia nay là Đình Phù Lưu, phường Tràng Minh, quận Kiến An, Thành phố Hải phòng, thờ phụng Quý Minh Đại vương, Cao Sơn Đại vương, Hưng Đạo vương, Nam Hải Đại vương Phạm Tư Nghị.
Phù Lưu nguyên là một thôn của Tổng Phù Lưu, huyện An Lão,
Phủ Kinh Môn, Trấn Hải Dương. Phù Lưu nghĩa là “Trầu cau” theo sách “Địa chí Hải
phòng” sinh hỏa ở làng này có nhiều điểm giống là Phù Lưu, làng Dầu ở huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đình Phù Lưu có kết cấu mặt bằng kiểu chữ Đinh có 5 gian bằng
gỗ tứ thiết. Mặt chính quay hướng Tây Nam, chiểu theo các dấu ấn phù điêu, chạm
khắc hình dáng tứ linh “Long, Ly, Quy, Phượng”. Quần thể kiến trúc Cung Đình,
hình mái mũi rìu, góc đình thể hiện nền độc lập bất khả xâm phạm, tính linh
thiêng, địa linh nhân kiệt, trang trí bờ nóc qua bộ linh vật “Hùm ngậm bờ nóc”,
Nghê chầu đầu đao”, Long chầu phượng mớm” mang tiếng nói nghệ thuật thời Nguyễn
đầu thế kỷ thứ 20.
Theo đạo lý ngàn xưa tổ tiên các bậc tiên hiền đã tôn thờ
các vị!
Ngài Đức Quý Minh Đại Vương
Ngài Đức Cao Sơn Đại Vương
Ngài Đức Hưng Đạo Đại Vương
Ngài Đức Nam Hải Đại Vương, Phạm Từ Nghi
Đền lầu thờ bà Chúa Sơn Lâm
Đình Phù Lưu được tu sửa nhiều lần, vào năm Canh Ngọ 1930, Bảo
Đại Ất Dậu niên là lần gần nhất được ghi trên bụng câu đầu khắc bằng chữ Hán Tự.
Năm 1991 Tân Mùi niên tu bổ tôn tạo.
Đình Phù Lưu, phường Tràng Minh có niên đại tu dựng thế kỷ
thứ XV, Đình Phù Lưu hiện đã được trùng tu, bảo vệ trong nhiều năm qua, bằng sự
tham gia đóng góp của nhân dân địa phương.
Đình Phù Lưu được thành phố xếp hạng là di tích kiến trúc
nghệ thuật năm 2009, có giá trị của Thành phố Hải phòng đã từ hàng trăm năm
nay. Di tích là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa
phương. Trải qua thời gian tồn tại, sự hủy hoại của thiên nhiên, hiện trạng di
tích đã bị xuống cấp, nhiều phần kiến trúc đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Việc
phát huy giá trị của di tích nghệ thuật được sự quan tâm của thành phố và các
ngành, các cấp, việc tu bổ tôn tạo đình Phù Lưu làm phong phú thêm giá trị và
các hoạt động trong di tích, ngân cao quy mô, tầm vóc của di tích, đáp ứng được
nguyện vọng của nhân dân địa phương.
Hội Đình được tổ chức vào ngày mùng 09,10 tháng 02 âm lịch
hàng năm, gồm các trò chơi như: “Chọi gà, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt...”.