Làng Phù Lưu xưa nay tách thành 2 thôn Phù Lưu Thượng và Phù Lưu Hạ đều thuộc xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đình Phù Lưu Thượng và đình Phù Lưu Hạ thờ Không Bảng đaị vương triều Đinh, có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân.
Truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất cũng là đặc điểm
nổi bật của nhân dân Phù Lưu. Ngay từ khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh quân xâm
lược Đông Hán, trên địa phận Phù Lưu, nhân dân đã cùng với nghĩa quân lập phòng
tuyến sông Đáy để chống giặc.
Trong cuộc khởi nghĩa do Lý Nam Đế phát động (năm 542) lập
nên nước Vạn Xuân và khi vua Đinh Bộ Lĩnh bộ lĩnh dấy binh dẹp loạn mười hai xứ
quân, lập nên nước Đại Cồ Việt đều có những người anh hùng của Phù Lưu tham
gia. Trong số đó, có người anh hùng đã được các triều đại sau sắc phong là Thượng Đẳng Thần, hàng năm nhân dân qua
các thế hệ vẫn hương khói thờ phụng ghi nhớ công ơn.
Làng Phù Lưu xưa nay tách thành 2 thôn Phù Lưu Thượng và Phù
Lưu Hạ đều thuộc xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đình Phù Lưu Thượng và đình
Phù Lưu Hạ thờ Không Bảng đaị vương triều Đinh, có công giúp Vua Đinh Tiên
Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Có thuyết nói Không Bảng đại vương chính là
Không Thần đại vương có tên húy là Cao Quang Vương, cũng được thờ tại đền làng
Ngoại Hoàng xã Lưu Hoàng bên cạnh xã Phù Lưu.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hòa cùng khí thế đấu
tranh của nhân dân cả nước, nhân dân Phù Lưu dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu
yêu nước đã đóng góp sức người, sức của chống Pháp. Đó là cuộc khởi nghĩa của
nông dân Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ do Tư Khẩn lãnh đạo. Hay, cuộc
nổi dậy của nông dân Giang Triều, tổng Đại Bối do Tuần Vường chỉ huy.
Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù còn nhiều khó khăn, song nhân
dân Phù Lưu với điểm tựa là những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại đang
tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng quê hương giàu đẹp.