Đình Phụng Pháp là một công trình văn hóa khá bề thế, còn tương đối nguyên vẹn cho đến nay. Đình thờ Đức Vương Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc, ông tổ trung hưng của nước ta đầu thế kỷ thứ 10.
Tọa lạc ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, đình
Phụng Pháp nhiều người dân trên địa bàn thành phố biết đến bởi lối kiến
trúc nghệ thuật tinh xảo. Đình nằm trong quần thể các công trình tôn giáo, tín
ngưỡng của làng Phụng Pháp xưa với hệ thống đình, chùa, đền, miếu được xây dựng
với quy mô lớn, hoàn chỉnh và nguyên vẹn nhất của đô thị Hải Phòng ngày nay…
Theo các nhà chuyên môn đánh giá, đình Phụng Pháp là một
công trình văn hóa khá bề thế, còn tương đối nguyên vẹn cho đến nay. Đình
thờ Đức Vương Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc, ông tổ trung hưng của nước ta
đầu thế kỷ thứ 10.
Các cụ già ở Phụng Pháp kể lại, ban đầu, đình được xây dựng ở
xóm Trại, làm bằng tre nứa. Sau đình được di chuyển về xóm Trung.
Đến năm Thiệu trị thứ 6 (năm Bính Ngọ 1864) đình được tu tạo
bằng gỗ. Năm Tự Đức 34 (1881) và năm Bảo Đại 16 (1942) đình lại được tu tạo lại.
Những ngày đầu, đình Phụng Trung được đặt tên chữ là Khánh
Thọ đình. Đặc biệt khi làng Phụng Pháp phát triển thêm xóm Bắc, xóm Nam, mỗi
xóm thành một làng, mỗi làng lại dựng thêm một ngôi đình, nhưng cư dân làng xã
vẫn gọi đình Khánh Thọ là ngôi đình chung của cả xã.
Với những ai lần đầu tiên đến đình
Phụng Pháp sẽ rất ấn tượng bởi lối kiến trúc của cổng đình. Nhưng đi sâu
vào trong mới có thể cảm nhận hết được sự tinh xảo, tỉ mỉ trong kiến trúc của
ngôi đình xưa. Bên cạnh đó, đình Phụng Pháp còn nhiều cổ vật có giá trị
như: bia, tượng, sắc phong cổ, kiệu, long đình, bát biểu…
Những di tích còn lại là nơi bảo lưu truyền thống yêu nước
chống giặc ngoại xâm của dân tộc và phản ánh đời sống văn hóa tín ngưỡng của
người dân nơi đây.
Với những giá trị văn hóa, kiến trúc, năm 1994, đình Phụng
Pháp được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ
thuật cấp quốc gia.