Đình, Quán Thụy Ứng, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Thờ phụng một vị thần thời Hùng Vương thứ 18 là Tích Lịch Hỏa Quang, thờ chung dọc sông Đáy từ Phùng cho tới Mai Lĩnh và Lữ Gia đạo trưởng, người xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn làm quan triều Triệu Vũ Đế.
Đình Thụy Ứng được xây dựng từ thế kỷ thứ XVIII, đã được xếp
hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố. Công trình có các hạng mục gồm:
Đại đình và cổng đình. Đại đình có móng bằng bê tông cốt thép, khung bằng gỗ
lim, mái lợp ngói mũi hài, 2 đầu bờ nóc gắn trang trí đầu kìm, nền lát gạch
bát... Cổng đình gồm 2 trụ xây bằng gạch, trát vữa xi măng, trên đỉnh trụ đắp 2
con nghê, giữa 2 trụ là cổng bằng gỗ lim 2 cánh kiểu ván bức bàn.
Vào thượng tuần tháng giêng năm Canh Thân, địa hạt Đan Phượng
bị thiên tai, dịch bệnh tràn lan. Được tin nhà vua sai quân sĩ thiết lập một
đàn tràng làm lễ tế cáo trời đất. Bỗng mưa kéo đến ầm ầm trời đất tối tăm,
nhưng chỉ trong chớp mắt mưa tạnh trời sáng. Một cụ già râu tóc bạc phơ đi ngay
vào trong làng để chữa bệnh cho nhân dân. Chỉ trong 5 ngày nhiều người bệnh
tình nguy kịch đã sống lại, người mới mắc bệnh liền khỏi ngay. Thần tích Đình,
Quán Thụy Ứng, tt Phùng, h Đan Phượng, HN. Vị thần đó là một vị thời Hùng Vương
thứ 18 chính là Tích Lịch Hỏa Quang, vị thần thiêng thờ chung dọc sông Đáy từ
Phùng cho tới Mai Lĩnh.
Vị thứ hai ở Đình, Quán Thụy Ứng chính là Lữ Gia đạo trưởng.
Thần tích ở đây ghi Lữ Gia người xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn làm quan triều
Triệu VũĐế. Khi Minh Vương lên ngôi ông làm Thái Phó. Lúc này Lữ Gia tuổi cao,
làm Thừa Tướng trải 3 triều nhà Triệu. Vua Triệu đã phái Lữ Gia về vùng đất Thụy
Ứng chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn, biến vùng đất nơi đây thành một vùng trù phú.
Năm 113 TNC, ở Kinh Thành (Phiên Ngung) loạn lạc, nội tình nhà Triệu rối ren, Lữ
Gia nhiều lần can ngăn thái tử không nên quy phục nhà Hán, vì thế đã gây hiềm
khích với nhà Hán.
Nhiều lần hoàng hậu Cù Thị đã sai ám sát ngài nhưng không
thành công. Dựa vào đó Hán Vũ Đế cử Hàn Thiên Thu và em của Cù Thị là Cù Lạc
sang đất này, sau đó Hàn Thiên Thu đem quân xâm lược nước Nam. Lữ Gia liền mở
đường và cấp lương thực cho binh sỹ xây đồn lũy đến tận Phiên Ngung, đem quân
chống Hán và giết chết Hàn Thiên Thu ... Sau một thời gian Lộ Bác Đức và Dương
Bộc đem 5 đạo quân công thành phá lũy, ông đã chống cự đến cùng và hy sinh.
Như vậy Lữ Gia Thừa Tướng cũng là vị gắn với sông Đáy chiêu
dân lập lũy chống giặc đất Chu Diên, cụ thể là Phùng - Bùng. Bên kia sông Đáy gần
đây là các vị thần tích tương tự Đỗ Năng Đạo (Hoàng Đạo), Đỗ Năng Tế ở Tam Hiệp.
Dọc sông Đáy sát kề bên là các di tích Lý Phục Man từ Thu Quế cho tới Nghĩa Lộ.
Họ Phùng - Phồng - Bồng chính là từ nơi đây và có quan hệ ruột
thịt với Lữ Gia, cha thầy của Ả Lã Trưng Vương.
Quán Thụy Ứng cũng là tên cổ của Đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng
Thượng Đế. Tức là Tích Lịch Hỏa Quang là thần của Ngọc Hoàng.
Công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình làng Thụy Ứng do UBND
thị trấn Phùng làm chủ đầu tư trên khuôn viên hơn 2.228m2, tổng kinh phí đầu tư
12,34 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện và nhân dân đóng góp. Công trình khởi
công vào tháng 3-2019, quá trình thi công bảo đảm tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật,
an toàn lao động... Sáng 6-11, UBND thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, tổ chức Lễ
khánh thành di tích đình làng Thụy Ứng.