Đình Quang Liệt -Thanh Trì thờ danh tướng Phạm Tu, vị lão tướng hi sinh thân mình vì nước thời Lý Nam Đế là một di chỉ văn hóa lịch sử. Đền có từ thời Lê trung hưng. Được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1989.
Đền Phạm Tu còn gọi là đình Ngoại, khác với đình Nội là nơi
thờ danh nhân Chu Văn An. Cả hai đều ở gần sông Tô Lịch (đoạn chảy qua gầm đường
vành đai 3 về hướng tòa tháp chùa Bằng Liệt).
Nơi sinh ra Phạm Tu cũng bên cạnh đó, xưa là thôn Văn Trì,
làng Quang Liệt, nay gọi là thôn Văn, xã Thanh Liệt. Du khách men theo đường
Kim Giang, đến thôn Trung, xã Thanh Liệt thì rẽ về hướng Tây đi tiếp khoảng 1km
sẽ thấy ngôi đền ven hồ.
Đền được lập ra để thờ Phạm Tu (476-545), một khai quốc công
thần triều Tiền Lý. Trong khi chống cự đoàn quân nhà Lương do Trần Bá Tiên dẫn
đầu tấn công nước Vạn Xuân non trẻ, ngài đã hy sinh ở tuổi 70 tại thành lũy chỗ
cửa sông Tô Lịch cũ, gần phố Chợ Gạo của Hà Nội bây giờ. Không rõ vì sao mà về
sau ngài lại có tên thụy Đô Hồ Đại vương (Đại vương quản hồ).
Đình được nhà phong thủy nổi tiếng Tả Ao chọn thế đất để người
dân dựng làm nơi thờ vị lão tướng. Ngôi đình sừng sững tồn tại đến ngày nay,
nhiều lần được tu sửa khang trang, uy nghiêm. Các triều đại kế tiếp đều sắc
phong cho lão tướng Phạm Tu là Long Biên Hầu, Phạm Đô Hồ Đại vương với những lời
lẽ khái quát sâu sắc thân thế, công trạng và đặc biệt là sự hi sinh lẫm liệt của
ông. Hàng năm, ngày 20/7 âm lịch, con cháu họ Phạm ở mọi miền Tổ quốc đều về
đình Quang Liệt cùng nhau ôn lại thân thế cuộc đời và sự nghiệp của vị lão tướng
làm rạng danh vùng đất quê hương. Lão tướng Phạm Tu ở tuổi ngoại bảy mươi hi
sinh giữa trận tiền khi chặn đánh giặc Lương là một tấm gương trung liệt.
Tượng thờ danh tướng Phạm Tu
Các đời sau: Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Lê Trung hưng, Tây
Sơn và Nguyễn đều có sắc phong lão tướng Phạm Tu là Thượng Đẳng Thần: Đô Hồ Đại
vương. Hiện nay, ở đình làng Thanh Liệt còn lưu giữ được 18 đạo sắc phong từ thời
Cảnh Hưng nhà Lê, qua Cảnh Thịnh Tây Sơn đến Khải Định nhà Nguyễn.
Đình được nhà phong thủy nổi tiếng Tả Ao chọn thế đất để người
dân dựng làm nơi thờ vị lão tướng. Ngôi đình sừng sững tồn tại đến ngày nay,
nhiều lần được tu sửa khang trang, uy nghiêm. Các triều đại kế tiếp đều sắc
phong cho lão tướng Phạm Tu là Long Biên Hầu, Phạm Đô Hồ Đại vương với những lời
lẽ khái quát sâu sắc thân thế, công trạng và đặc biệt là sự hi sinh lẫm liệt của
ông. Hàng năm, ngày 20/7 âm lịch, con cháu họ Phạm ở mọi miền Tổ quốc đều về
đình Quang Liệt cùng nhau ôn lại thân thế cuộc đời và sự nghiệp của vị lão tướng
làm rạng danh vùng đất quê hương. Lão tướng Phạm Tu ở tuổi ngoại bảy mươi hi
sinh giữa trận tiền khi chặn đánh giặc Lương là một tấm gương trung liệt.
Lễ hội tại đền danh tướng Thượng Đẳng Thần, Đô Hồ Đại
vương Phạm Tu
Các đời sau: Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Lê Trung hưng, Tây
Sơn và Nguyễn đều có sắc phong lão tướng Phạm Tu là Thượng Đẳng Thần: Đô Hồ Đại
vương. Hiện nay, ở đình làng Thanh Liệt còn lưu giữ được 18 đạo sắc phong từ thời
Cảnh Hưng nhà Lê, qua Cảnh Thịnh Tây Sơn đến Khải Định nhà Nguyễn.