Đình Sơn Cao thuộc thôn Sơn Cao, xã Gia Tường, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, thờ phụng Tam Thánh Tản Viên, có công phò giúp vua Hùng Duệ vương cho quốc thái dân an, được các triều đại phong kiến ban sắc phong chuẩn cho thờ phụng nhiều đời.
Đình là một trong những công trình kiến trúc xây dựng lâu đời,
mang đậm phong cách kiến trúc, nghệ thuật thời nhà Nguyễn, nhà Lê. Hiện nay,
đình vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn kiến trúc cổ và những mảng chạm khắc dân
gian có giá trị.
Theo ghi chép để lại, Đình Sơn Cao tọa lạc trên mảnh đất cao
ráo, thoáng mát với diện tích 1.587m2. Đình quay hướng Nam, hướng của bậc thánh
nhân thể hiện ý thức của người Việt xưa muốn được thánh thần lời kêu cầu mà
dùng pháp lực vô biên để cứu vớt và hỗ trợ.
Khuôn viên di tích Đình Sơn Cao
Hiện di tích là nơi thờ phụng Tam vị Tản Viên Sơn thánh, Cao
Sơn Đại vương, Quý Minh đại vương, những vị thần có công phò giúp vua Hùng Duệ
vương cho quốc thái dân an, được các triều đại phong kiến ban cấp sắc phong chuẩn
cho thờ phụng nhiều đời.
Phù hợp với dáng vẻ bề thế của di tích, Đình được xây dựng
theo kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm 5 gian hai dĩ, dài 16,80m, rộng 6,60m, cao
4,80m, kiến trúc kiểu “thượng rường hạ kẻ”. Các kiện gỗ được thiết kế cân đối,
chắc chắn, hài hòa cùng các mảng hoa văn chạm khắc tinh sảo, có giá trị cao về
thẩm mỹ, nhiều họa tiết, hoa văn có niên đại từ thời Lê vào thế kỷ XVII,XVIII,
hiếm thấy trên địa bàn huyện Nho Quan.
Sàn và khám lửng đặt ban thờ ở giữa Đình
Chi tiết trang trí nghê chầu
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp di tích là nơi
hội họp, tập kết của du kích và bồ đội địa phương; Trong thời kỳ kháng chiến chống
đế quốc Mỹ (1954-1975), di tích là nơi học tập, tổ chức các lớp học của trường
phổ thông cấp 1, cấp 2 của các xã phân tán về; Giai đoạn 1967-1969, đình Sơn
Cao cùng với khu vực núi chùa phía sau đình là nơi sơ tán, làm vieeccj của Trường
thương nghiệp tỉnh Ninh Bình. Cũng trong kháng chiế chống Mỹ, các đơn vị bộ đội
chủ lực của Bộ, tiểu đoàn 27 Quân khu 3 về đóng quân tổ chức tập luyện tại xã
Gia tường, được nhân dân địa phương tích cực giúp đỡ, đảm bảo bí mật, đình Sơn
Cao là nơi đóng quân của đơn vị cơ yếu, vô tuyến điện.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sự, sự tàn
phá của chiến tranh, di tích nhiều lần đã được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân
dân trong vùng trùng tu, tôn tạo nhằm đảm bảo là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh
của Nhân dân và du khách thập phương. Để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị
thần, hàng năm vào các ngày 11/11 âm lịch Nhân dân trong làng tổ chức việc
làng, thể hiện sự tri ân, tấm lòng thành kính của Nhân dân đối với các bậc tiền
nhân có công phù giúp Nhân dân. Di tích được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh 2019.