Đình Thanh Cù, thuộc thôn Thanh Cù (tên thường gọi là làng Gò), xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đình thờ phụng Đức Thánh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang, danh tướng đời Trần, tham gia chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông và cũng là một nhà sư. Lăng mộ của ngài được đặt tại làng Thanh Cù.
Xưa kia, làng Thanh Cù có đến 2 ngôi đình, 2 ngôi đền và 2
chùa. Trải qua hàng trăm năm, nay chỉ còn lại 2 ngôi đình, 1 ngôi đền và 1 ngôi
chùa. Đình Thanh Củ tọa lạc ngay đầu làng, được xây dựng năm Chính Hòa, 1691,
cách nay hơn 3 thế kỷ. Đình thờ Thành Hoàng làng là Đức Thánh Uy Đô Đại vương
Trần Linh Lang, một danh tướng đời Trần đã có công đánh bại giặc Nguyên Mông thể
kỷ 13.
Theo thần phả của đình, đức Linh Lang là con của Lạc Long
Quân và bà Âu Cơ, 3 lần hạ phàm giúp nhân dân Đại Việt đánh giặc và xây dựng đất
nước.
3 lần hạ phàm của ngài ứng với 3 bộ long ngai, bài vị được
thờ trong gian hậu cung, 3 cỗ kiệu được rước trong ngày hội làng. Bức đại tự lớn
nhất ở chính giữa gian Đại bái của đình đề 4 chữ “Tam linh quyến hựu” (3 lần
linh hiển phù trợ) được lập dưới thời vua Thành Thái năm 1897.
Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là
hoàng tử con vua Trần Thánh Tông. Đức Uy Linh Lang là người nổi tiếng thông
minh, học giỏi cả văn võ. Khi lớn lên, ngài rất thông minh, văn võ song toàn, tài
trì hơn người. Nhà vua rất vui mừng, sắc phong Uy Đô làThượng tướng quân ở lộ
Thiên Sách.
Khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta, đức thánh Đức Thánh
Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang đã tham gia các trận đánh lớn, lập nhiều chiến
công lừng lẫy, được vua nhiều lần khen ngợi, ban thưởng và sắc phong. Nhưng
ngài không ham muốn công danh mà một lòng hướng Phật.
Đến ngày mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, bấy giờ vừa 26 tuổi,
ngài từ quan xuống tóc quy theo phái Trúc Lâm – Yên tử Phật. Sau 10 năm đắc đạo,
ngài thường đi thăm những nơi xa xôi hẻo lánh, giáo hóa chúng sinh hàng chục
năm trời.
Giờ Ngọ ngày mùng 8 tháng 8 năm Canh Tý (1300), ngài viên tịch.
Triều đình thương tiếc tổ chức quốc lễ long trọng ở cung Long Cản. Nhà Trần, chư tăng và nhân dân tôn thờ vinh
danh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang là Trúc Lâm Trần Tam thánh Công tử, thờ phụng
trong cả đình đền chùa, vua Trần Dụ Tông ban táng vĩnh hằng tại làng Gò. Đến giờ
Tỵ Ngày mùng 10 tháng Ba năm Đinh Hợi làm lễ chuyển táng về cánh đồng xứ Đồng Mổi,
thôn Thanh Củ (làng Gò), xã Ngọc thanh, huyện Kim Động.
Trần Triều ban cho sắc phong, mỹ tự là: "Hiền lĩnh
thương thanh khoát đạt cự thần, thịnh đức chỉ nhân phổ huệ dương, vụ dũng lược
phần chỉ cường cần uy nghi phù tô, đực vận trấn dinh vĩ công cao huân hậu, đức
hồng ân bát trạch thông minh chỉnh trực.
Lăng mộ ngài tọa lạc tại xứ đồng Đồng Mối, được quan lại địa
phương, dân làng và hương tử thập phương công đức xây dựng theo thế long chầu hổ
phục, uy nghiêm.
Đình Thanh Cũ được xây dựng năm Chinh Hòa thứ 11 (1691). Cấu
trúc đình theo kiểu chữ Đình, gồm tòa Đại bái (năm gian, gồm ba gian chính, hai
gian trái) và Hậu cung.
Không gian đình Thanh Cù vừa toát lên nét thâm nghiêm, lại
đượm vẻ thanh tịnh phảng phất, vừa trầm mặc vừa thanh tao. Trải qua nhiều lần
trùng tu, kiến trúc ngôi đình hiện tại mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê
Trung Hưng thế kỉ XVII và có cả những phần mang màu sắc đương đại với kết cấu đối
xứng và tinh xảo.
Mái đình khá dày và có tỉ lệ chiếm khoảng 2/3 tổng chiều cao
của ngôi đình, 4 góc là 4 đầu đao xòe rộng, uốn cong đầu rồng, tạo sự nhẹ nhàng
mà uy nghi cho ngôi đình. Ở mái đình có họa tiết trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Khung đình, bao gồm cột cái, cột quân, các vì kèo được đóng
kiểu chồng rường, giá chiêng, gắn mộng mang cá với hàng cột gỗ lim lớn cao trên
4,5 mét, đường kính 0,7 mét, kê trên các
bệ đá xanh.
Điểm độc đáo nữa trong kiến trúc đình Thanh Cù chính là các
bức phù điêu gỗ được chạm xuyên, bong, kênh và lắp ghép vào các cậu kiện của bộ
khung đình như đầu dư, rường, cổn, xà hoành.
Chính điện tòa Đại bái, bên trái là bức chạm “ổ rồng” (rồng
mẹ với đàn rồng con), bên phải là bức chạm “quần long”. Các phần kiến trúc khác
như đầu dư, bẩy mái hiên, cổn, mê được chạm khắc trang trí hoa vân (hoa, mây)
tuyệt đẹp.
Đình lưu giữ được nhiều cổ vật, đồ thờ tự có giá trị văn hóa
nghệ thuật cao như: 2 ngai vàng, 3 kiệu bát công, đỉnh đồng, chuông đồng, bát
hương cổ, hoành phi câu đối. Đình làng được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia năm 1993.
Đình làng Thanh Cù
Tế lễ tại lăng đức Uy Linh Lang Đại vương
Lễ hội đình làng Thanh Cù
Để tưởng nhớ công ơn của ngài, hàng năm làng mở hội vào ngày
10 thánh 3 âm lịch là ngày chuyển tảng ngải về tại làng. Lễ hội làng Gò có nét
đặc biệt ít thấy ở những lễ hội của xứ Nhân, bởi sự tham gia "góp lễ"
của các đoàn đến từ di tích, đình Nhật Tân, đình Yên Phụ, đình Phúc La (thành
phố Hà Nội)... với các đội trống, phường bát âm, múa rồng, múa sư tử, rước kiệu
lễ, ban lễ nghi tế tự.
Nhưng ngôi đình này đều
thờ phụng Đức Thánh Linh Lang Đại vương theo các thời kỳ ngài hạ phàm. Những nghi
thức này hình thành một lễ hội làng quê quy mô lớn, trang trọng, lĩnh thiêng. Lễ
hội không chỉ tôn vinh công đức của Đức Thánh Uy Linh Lang mà còn là biểu tượng
của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cao cả của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: Dulichvn.org