Đình thôn Mỹ Duệ thờ phụng Trấn Ba Đại tướng Cự Công triều đại vua Lê Đại Hành Đình thôn Mỹ Duệ thờ phụng Trấn Ba Đại tướng Cự Công triều đại vua Lê Đại Hành Đình thôn Mỹ Duệ, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Trấn Ba Đại tướng Cự Công triều đại vua Lê Đại Hành và Nguyệt Vị Linh tiên phu nhân và Bảo An Trinh Tĩnh phu nhân thời Trần. Cụm di tích lịch sử văn hóa đình, chùa thôn Mỹ Duệ (xã Phú Hòa, huyện Lương Tài) hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật, những nét văn hóa, tín ngưỡng, phong tục đặc sắc. Trải trường kỳ lịch sử, đình và chùa thôn Mỹ Duệ luôn được người dân quan tâm, gìn giữ, phát huy giá trị, đưa nơi đây trở Đình, chùa Mỹ Duệ trước được xây dựng ở khu Vườn Chằm, cách đây hơn 300 năm được di chuyển vị trí hiện tại. Hiện cụm di tích này nằm liền kề nhau, đình phía bên phải, chùa ở phía sau, bên trái theo kiểu “Hữu thần tả Phật” (bên phải thờ Thần, bên trái thờ Phật”. Đình và chùa tọa lạc trên khu đất đẹp ở phía đông bắc làng, nằm liền kề nhau cùng với cây đa, giếng nước, cánh đồng, phía sau là sông Ngụ, cạnh đình phía đông còn có giếng nước cổ mà nhân dân vẫn gọi là “mắt rồng”. Cụm di tích tạo nên một không gian thờ tự linh thiêng giữa làng quê đông đúc và trù mật. Theo những thư tịch cổ còn lưu giữ ghi lại, thì Mỹ Duệ là một làng cổ, xưa có tên là Nội Duệ trang, tên nôm là làng Bè nằm bên bờ nam sông Ngụ. Xưa sông Ngụ rộng, sâu, là tuyến giao thương huyết mạch của cả vùng. Đến đời Lý nơi đây đã trở thành một làng quê đông đúc, dấu ấn còn để lại ở tín ngưỡng thờ phụng tại đây. Đến thời nhà Nguyễn thì được đổi thành Mỹ Duệ và được giữ từ đó đến nay. Chùa Mỹ Duệ có tên chữ là Sùng Khánh tự, là nơi thờ Phật nhằm cầu may, hướng thiện. Công trình chính của chùa là tam bảo có kết cấu kiểu chuôi vồ gồm 3 gian 2 chái tiền đường và 2 gian thượng điện. Nơi đây diễn ra nhiều lệ sự trong năm, trong đó lễ quan trọng nhất được tổ chức vào ngày Rằng tháng Giêng. Đây là lễ dâng sao giải hạn cầu bình an cho toàn thể dân làng nên thu hút đông đảo người dân, phật tử và quý khách thập phương. Làng quê Mỹ Duệ đang từng ngày phát triển, người dân luôn đoàn kết, gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương. Đình Mỹ Duệ hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật, thư tịch đặc sắc. Đình là nơi thờ phụng Tam vị thành hoàng làng có công đánh giặc bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Đình được kết cấu kiểu chữ đinh gồm tiền đình và hậu cung. Tuy mới được tu bổ, phục dựng nhưng ngôi đình vẫn mang được dáng dấp của ngôi đình cổ với mái đao cong, bộ khung gỗ lim được trang trí chạm khắc tinh xảo nghệ thuật các đề tài tứ linh, tứ quý và hoa lá cành. Đình hiện thờ 3 vị thành hoàng làng. Vị nhân thần thứ nhất được thờ là đức thánh Trấn Ba (Cự Công). Tương truyền, khi giặc Tống sang xâm lược, vua Lê Hoàn đích thân cử hành xa giá đi đánh giặc nhưng đến biển thì mưa gió nổi lên, sóng dâng mù mịt, thuyền của nhà vua không tiến lên được. Vua thấy lạ cho lập đàn cầu đảo nhưng sóng gió vẫn không ngớt. Vua lo lắng cấp tốc truyền hịch tìm người tài giỏi giúp vua đánh giặc. Lúc ấy, ở xã Hương Ái, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu có chàng thanh niên tên là Cự Công là người tinh thông võ nghệ, trí dũng siêu phàm, có thể vật trâu, đánh hổ, đi trên nước, trèo trên núi, hô mưa gọi gió, biến hóa vô cùng đã đích thân yết kiến nhà vua xin phụng mệnh cầm quân đánh giặc. Vua Lê thấy Cự Công là người tài đã ban cho ông chức Trấn Ba Đại Tướng và dẫn quân đánh giặc. Sau trận đánh lớn, quân giặc chết quá nửa phải lui quân. Thắng giặc Tống, Trấn Ba Đại Tướng Cự Công dẫn quân trở về qua sông Ngụ đoạn trang Nội Duệ, huyện Thiện Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc nay thuộc thôn Mỹ Duệ, xã Phú Hòa (Lương Tài) thì tự nhiên sóng gió ầm ầm ập đến, nước sông dâng cao, Cự Công rẽ nước sông thành đường rồi tan vào trong nước. Khi sóng yên gió lặng, nhân dân trong làng chạy ra xem chỉ thấy mũ áo của Cự Công để lại trên bờ. Mọi người cho là việc lạ đem dâng tấu báo với triều đình. Vua Lê xót thương vị công thần có công lao với dân với nước đã phong cho ông là Thượng đẳng thần muôn đời thờ cúng, đồng thời chuẩn y, ban cho người dân ở trang Nội Duệ 30 quan tiền để lập miếu phụng thờ ngài… Đình làng Mỹ Duệ còn thờ Nguyệt Vị linh tiên phu nhân và Bảo An Trinh tĩnh phu nhân (hai vị này được hai làng Mỹ Duệ và Duyện Dương cũng ở xã Phú Hòa phối thờ). Tương truyền, đời Trần, ở nơi đây có gia đình sinh được hai người con gái xin đẹp, nết na, được nhà vua yêu mến chọn làm cung phi, vì nghĩa lớn hai nàng đã tự nguyện hy sinh thân mình để giúp vua đánh giặc. Sau khi mất lại hiển ứng linh thiêng âm phù giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng giặc ngoại xâm nên được triều đình phong sắc và chuẩn cho làng Mỹ Duệ phụng thờ làm thành hoàng làng. Bên cạnh đó, đình, chùa Mỹ Duệ còn thờ những vị hậu Thần, hậu Phật, những người có tâm, có đức đã bỏ tiền của để lo cho công việc chung của làng, đặc biệt trong việc tu bổ đình, chùa. Tòa Đại đình Theo lời các cụ cao niên trong làng và hệ thống thư tịch cổ ở nơi đây cho biết, đình Mỹ Duệ, xã Phú Hoà, huyện Lương Tài có niên đại khởi dựng khoảng cuối thể kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Đến thời Nguyễn, đình được trùng tu tôn tạo với quy mô khá lớn. Cầu dẫn vào đình Mỹ Duệ. Đình là nơi thờ phụng tam vị Thành hoàng có công đánh giặc bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, thờ đức Thánh Trấn Ba (Cự Công) - người có công giúp vua Lê Đại Hành dẹp quân Tống xâm lược, bảo vệ đất nước; thờ hai nàng cung phi là Nguyệt Vị Nương và Bảo An có công phù giúp vua Trần. Hệ thống bia đá cổ trong khuôn viên đình. Đình quay theo hướng Nam, gồm các công trình kiến trúc chữ Đinh (J) gồm Đại đình và Hậu cung. Đại đình gồm 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong; mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, các góc đao uốn cong được trang trí hình rồng, phượng quay chầu về nóc mái. Các hiện vật được lưu giữ tại đình. Nối với gian giữa Đại đình là 2 gian 1 dĩ Hậu cung, mái lợp ngói mũi, tường hậu bít đốc tay ngai. Kết cấu bộ vì Hậu cung làm theo lối truyền thống “con chồng giá chiêng, xà nách gác tường”. Ngăn cách giữa Đại đình và Hậu cung là bức cửa cấm được làm theo kiểu bức bàn, hai bên có mở cửa ngách kiểu thượng song hạ bản. Qua cửa cấm là Hậu cung, đây là nơi an vị của đức Thánh. Bộ bát biểu thế kỷ XI. Phía trước toàn bộ công trình kiến trúc đình Mỹ Duệ là khoảng sân rộng gồm 2 cấp, sân trên khá rộng lát gạch vuông màu đỏ, ở khu vực giữa sân, phía trước gian giữa của tiền đình đặt 2 sập đá có niên đại thời Lê, trang trí chạm khắc đẹp; đây là nơi đặt lễ vật tế thánh mỗi khi làng vào hội. Sân dưới hai bên có hai nhà bia, trước bia mỗi bên lại có một hương án đá khá lớn kiểu chân quỳ, trang trí chạm khắc nhiều đề tài như rồng cuốn, phượng vũ, lân chầu, cánh sen, hoa cúc… mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt trên mặt của hương án phía bên trái nhìn từ ngoài vào được chạm nổi hình hai con nghê rất độc đáo chầu vào nhau cùng ngậm một khối đá. Các sắc phong do các đời Vua ban tặng. Các hiện vật tiêu biểu gồm 03 hương án với chất liệu gỗ sơn thếp, 02 bia đá tứ diện, 03 sập đá có niên đại thời Lê; 06 bia đá thời Nguyễn; 01 bộ Ngai thờ, 02 bài vị, 01 cuốn thư, 01 đôi câu đối, 01 hương án, 01 hoành phi, 01 bộ chấp kích, 01 bộ bát biểu với chất liệu gỗ sơn thếp, có niên đại thế kỷ XI. Không gian phía trước đình thoáng mát với cây đa, hồ nước tạo cảnh quan cho di tích. Đình Mỹ Duệ còn bảo lưu một số tài liệu cổ vật quý là nguồn tài liệu quý giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu về quê hương và sự hình thành của di tích. Đây cũng là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, là nơi thể hiện tính cộng đồng, sự cố kết tập thể, là nơi giáo dục người dân về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Cổng đình Mỹ Duệ. Đình làng Mỹ Duệ được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 1626/QĐ-UBND, ngày 21/12/2012. Tại đình làng Mỹ Duệ mỗi năm có nhiều sự lệ, tuy nhiên ngày lễ quan trọng nhất được tổ chức từ ngày 13 đến 16 tháng 11 âm lịch. Hội làng xưa được tổ chức to, lễ rước diễn ra trang trọng cùng với làng Duyện Dương (vì hai làng phối thờ hai vị Nguyệt Vị và Bảo An) rước, vui hội mấy ngày. Ngày nay, lễ hội của Đình Mỹ Duệ được tổ chức gọn nhẹ hơn, tuy vậy những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được duy trì, phát huy, bên cạnh đó còn nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Hiện nay, tại khu di tích này còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như thần tích, sắc phong, hương án, sập thờ, tượng thờ… Đặc biệt là hệ thống bia đá có niên đại thời Lê-Nguyễn rất có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin quý giá cho biết về lịch sử của đình, chùa, về văn hóa tín ngưỡng, truyền thống khoa bảng, phong tục tập quán, làng xã Mỹ Duệ trong lịch sử. Khu di tích lịch sử đình, chùa thôn Mỹ Duệ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hòa nhịp phát triển cùng quê hương, đất nước, làng cổ Mỹ Duệ hôm nay có nhiều đổi thay, vươn lên tích cực. Người dân nơi đây luôn đoàn kết, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Đình thôn Mỹ Duệ, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Trấn Ba Đại tướng Cự Công triều đại vua Lê Đại Hành và Nguyệt Vị Linh tiên phu nhân và Bảo An Trinh Tĩnh phu nhân thời Trần. Cụm di tích lịch sử văn hóa đình, chùa thôn Mỹ Duệ (xã Phú Hòa, huyện Lương Tài) hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật, những nét văn hóa, tín ngưỡng, phong tục đặc sắc. Trải trường kỳ lịch sử, đình và chùa thôn Mỹ Duệ luôn được người dân quan tâm, gìn giữ, phát huy giá trị, đưa nơi đây trở Đình, chùa Mỹ Duệ trước được xây dựng ở khu Vườn Chằm, cách đây hơn 300 năm được di chuyển vị trí hiện tại. Hiện cụm di tích này nằm liền kề nhau, đình phía bên phải, chùa ở phía sau, bên trái theo kiểu “Hữu thần tả Phật” (bên phải thờ Thần, bên trái thờ Phật”. Đình và chùa tọa lạc trên khu đất đẹp ở phía đông bắc làng, nằm liền kề nhau cùng với cây đa, giếng nước, cánh đồng, phía sau là sông Ngụ, cạnh đình phía đông còn có giếng nước cổ mà nhân dân vẫn gọi là “mắt rồng”. Cụm di tích tạo nên một không gian thờ tự linh thiêng giữa làng quê đông đúc và trù mật. Theo những thư tịch cổ còn lưu giữ ghi lại, thì Mỹ Duệ là một làng cổ, xưa có tên là Nội Duệ trang, tên nôm là làng Bè nằm bên bờ nam sông Ngụ. Xưa sông Ngụ rộng, sâu, là tuyến giao thương huyết mạch của cả vùng. Đến đời Lý nơi đây đã trở thành một làng quê đông đúc, dấu ấn còn để lại ở tín ngưỡng thờ phụng tại đây. Đến thời nhà Nguyễn thì được đổi thành Mỹ Duệ và được giữ từ đó đến nay. Chùa Mỹ Duệ có tên chữ là Sùng Khánh tự, là nơi thờ Phật nhằm cầu may, hướng thiện. Công trình chính của chùa là tam bảo có kết cấu kiểu chuôi vồ gồm 3 gian 2 chái tiền đường và 2 gian thượng điện. Nơi đây diễn ra nhiều lệ sự trong năm, trong đó lễ quan trọng nhất được tổ chức vào ngày Rằng tháng Giêng. Đây là lễ dâng sao giải hạn cầu bình an cho toàn thể dân làng nên thu hút đông đảo người dân, phật tử và quý khách thập phương. Làng quê Mỹ Duệ đang từng ngày phát triển, người dân luôn đoàn kết, gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương. Đình Mỹ Duệ hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật, thư tịch đặc sắc. Đình là nơi thờ phụng Tam vị thành hoàng làng có công đánh giặc bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Đình được kết cấu kiểu chữ đinh gồm tiền đình và hậu cung. Tuy mới được tu bổ, phục dựng nhưng ngôi đình vẫn mang được dáng dấp của ngôi đình cổ với mái đao cong, bộ khung gỗ lim được trang trí chạm khắc tinh xảo nghệ thuật các đề tài tứ linh, tứ quý và hoa lá cành. Đình hiện thờ 3 vị thành hoàng làng. Vị nhân thần thứ nhất được thờ là đức thánh Trấn Ba (Cự Công). Tương truyền, khi giặc Tống sang xâm lược, vua Lê Hoàn đích thân cử hành xa giá đi đánh giặc nhưng đến biển thì mưa gió nổi lên, sóng dâng mù mịt, thuyền của nhà vua không tiến lên được. Vua thấy lạ cho lập đàn cầu đảo nhưng sóng gió vẫn không ngớt. Vua lo lắng cấp tốc truyền hịch tìm người tài giỏi giúp vua đánh giặc. Lúc ấy, ở xã Hương Ái, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu có chàng thanh niên tên là Cự Công là người tinh thông võ nghệ, trí dũng siêu phàm, có thể vật trâu, đánh hổ, đi trên nước, trèo trên núi, hô mưa gọi gió, biến hóa vô cùng đã đích thân yết kiến nhà vua xin phụng mệnh cầm quân đánh giặc. Vua Lê thấy Cự Công là người tài đã ban cho ông chức Trấn Ba Đại Tướng và dẫn quân đánh giặc. Sau trận đánh lớn, quân giặc chết quá nửa phải lui quân. Thắng giặc Tống, Trấn Ba Đại Tướng Cự Công dẫn quân trở về qua sông Ngụ đoạn trang Nội Duệ, huyện Thiện Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc nay thuộc thôn Mỹ Duệ, xã Phú Hòa (Lương Tài) thì tự nhiên sóng gió ầm ầm ập đến, nước sông dâng cao, Cự Công rẽ nước sông thành đường rồi tan vào trong nước. Khi sóng yên gió lặng, nhân dân trong làng chạy ra xem chỉ thấy mũ áo của Cự Công để lại trên bờ. Mọi người cho là việc lạ đem dâng tấu báo với triều đình. Vua Lê xót thương vị công thần có công lao với dân với nước đã phong cho ông là Thượng đẳng thần muôn đời thờ cúng, đồng thời chuẩn y, ban cho người dân ở trang Nội Duệ 30 quan tiền để lập miếu phụng thờ ngài… Đình làng Mỹ Duệ còn thờ Nguyệt Vị linh tiên phu nhân và Bảo An Trinh tĩnh phu nhân (hai vị này được hai làng Mỹ Duệ và Duyện Dương cũng ở xã Phú Hòa phối thờ). Tương truyền, đời Trần, ở nơi đây có gia đình sinh được hai người con gái xin đẹp, nết na, được nhà vua yêu mến chọn làm cung phi, vì nghĩa lớn hai nàng đã tự nguyện hy sinh thân mình để giúp vua đánh giặc. Sau khi mất lại hiển ứng linh thiêng âm phù giúp vua Lê Thái Tổ đánh thắng giặc ngoại xâm nên được triều đình phong sắc và chuẩn cho làng Mỹ Duệ phụng thờ làm thành hoàng làng. Bên cạnh đó, đình, chùa Mỹ Duệ còn thờ những vị hậu Thần, hậu Phật, những người có tâm, có đức đã bỏ tiền của để lo cho công việc chung của làng, đặc biệt trong việc tu bổ đình, chùa.Tòa Đại đình Theo lời các cụ cao niên trong làng và hệ thống thư tịch cổ ở nơi đây cho biết, đình Mỹ Duệ, xã Phú Hoà, huyện Lương Tài có niên đại khởi dựng khoảng cuối thể kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Đến thời Nguyễn, đình được trùng tu tôn tạo với quy mô khá lớn. Cầu dẫn vào đình Mỹ Duệ. Đình là nơi thờ phụng tam vị Thành hoàng có công đánh giặc bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, thờ đức Thánh Trấn Ba (Cự Công) - người có công giúp vua Lê Đại Hành dẹp quân Tống xâm lược, bảo vệ đất nước; thờ hai nàng cung phi là Nguyệt Vị Nương và Bảo An có công phù giúp vua Trần. Hệ thống bia đá cổ trong khuôn viên đình. Đình quay theo hướng Nam, gồm các công trình kiến trúc chữ Đinh (J) gồm Đại đình và Hậu cung. Đại đình gồm 3 gian 2 chái, 4 mái đao cong; mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, các góc đao uốn cong được trang trí hình rồng, phượng quay chầu về nóc mái. Các hiện vật được lưu giữ tại đình. Nối với gian giữa Đại đình là 2 gian 1 dĩ Hậu cung, mái lợp ngói mũi, tường hậu bít đốc tay ngai. Kết cấu bộ vì Hậu cung làm theo lối truyền thống “con chồng giá chiêng, xà nách gác tường”. Ngăn cách giữa Đại đình và Hậu cung là bức cửa cấm được làm theo kiểu bức bàn, hai bên có mở cửa ngách kiểu thượng song hạ bản. Qua cửa cấm là Hậu cung, đây là nơi an vị của đức Thánh. Bộ bát biểu thế kỷ XI. Phía trước toàn bộ công trình kiến trúc đình Mỹ Duệ là khoảng sân rộng gồm 2 cấp, sân trên khá rộng lát gạch vuông màu đỏ, ở khu vực giữa sân, phía trước gian giữa của tiền đình đặt 2 sập đá có niên đại thời Lê, trang trí chạm khắc đẹp; đây là nơi đặt lễ vật tế thánh mỗi khi làng vào hội. Sân dưới hai bên có hai nhà bia, trước bia mỗi bên lại có một hương án đá khá lớn kiểu chân quỳ, trang trí chạm khắc nhiều đề tài như rồng cuốn, phượng vũ, lân chầu, cánh sen, hoa cúc… mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt trên mặt của hương án phía bên trái nhìn từ ngoài vào được chạm nổi hình hai con nghê rất độc đáo chầu vào nhau cùng ngậm một khối đá. Các sắc phong do các đời Vua ban tặng. Các hiện vật tiêu biểu gồm 03 hương án với chất liệu gỗ sơn thếp, 02 bia đá tứ diện, 03 sập đá có niên đại thời Lê; 06 bia đá thời Nguyễn; 01 bộ Ngai thờ, 02 bài vị, 01 cuốn thư, 01 đôi câu đối, 01 hương án, 01 hoành phi, 01 bộ chấp kích, 01 bộ bát biểu với chất liệu gỗ sơn thếp, có niên đại thế kỷ XI. Không gian phía trước đình thoáng mát với cây đa, hồ nước tạo cảnh quan cho di tích. Đình Mỹ Duệ còn bảo lưu một số tài liệu cổ vật quý là nguồn tài liệu quý giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu về quê hương và sự hình thành của di tích. Đây cũng là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, là nơi thể hiện tính cộng đồng, sự cố kết tập thể, là nơi giáo dục người dân về truyền thống uống nước nhớ nguồn. Cổng đình Mỹ Duệ. Đình làng Mỹ Duệ được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 1626/QĐ-UBND, ngày 21/12/2012. Tại đình làng Mỹ Duệ mỗi năm có nhiều sự lệ, tuy nhiên ngày lễ quan trọng nhất được tổ chức từ ngày 13 đến 16 tháng 11 âm lịch. Hội làng xưa được tổ chức to, lễ rước diễn ra trang trọng cùng với làng Duyện Dương (vì hai làng phối thờ hai vị Nguyệt Vị và Bảo An) rước, vui hội mấy ngày. Ngày nay, lễ hội của Đình Mỹ Duệ được tổ chức gọn nhẹ hơn, tuy vậy những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được duy trì, phát huy, bên cạnh đó còn nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Hiện nay, tại khu di tích này còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như thần tích, sắc phong, hương án, sập thờ, tượng thờ… Đặc biệt là hệ thống bia đá có niên đại thời Lê-Nguyễn rất có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin quý giá cho biết về lịch sử của đình, chùa, về văn hóa tín ngưỡng, truyền thống khoa bảng, phong tục tập quán, làng xã Mỹ Duệ trong lịch sử. Khu di tích lịch sử đình, chùa thôn Mỹ Duệ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hòa nhịp phát triển cùng quê hương, đất nước, làng cổ Mỹ Duệ hôm nay có nhiều đổi thay, vươn lên tích cực. Người dân nơi đây luôn đoàn kết, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Trở về đầu trang Đình thôn Mỹ Duệ xã Phú Hòa huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Trấn Ba Đại tướng Cự Công triều đại vua Lê Đại HànhNguyệt Vị Linh tiên phu nhân Bảo An Trinh Tĩnh phu nhân 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10