Đình Thôn Trung, xã Cảnh Hưng thờ phụng vua Lý Nam Đế và Quý Minh Công chúa Đình Thôn Trung, xã Cảnh Hưng thờ phụng vua Lý Nam Đế và Quý Minh Công chúa Đình thôn Trung, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là nơi nhân dân tôn thờ vua Lý Nam Đế, vị anh hùng dân tộc đã đánh bại quân xâm lược nhà Lương, giành lại độc lập, lập quốc với tên hiệu Vạn Xuân và phối thờ “Nhàn Uyển, phong từ chinh phục Quý Minh công chúa.” Thôn Trung xưa có tên là “Phù Lập Trung” thuộc xã Thụ Triền, tổng Thụ Phúc - nay thuộc xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một vùng đất mầu mỡ, hàng năm được dòng sông Đuống bồi đắp, quanh năm cây cối xanh tốt. Quá trình phát triển, nhân dân đã tạo lập truyền thống văn hoá, xây dựng các công trình tín ngưỡng phục vụ cộng đồng trong đó có di tích đình thôn Trung. Toàn cảnh đình Thôn Trung Phía trước toà Đại đình Theo tư liệu còn lưu giữ tại địa phương và truyền kể của các cụ cao niên cho biết: Đình được xây dựng từ thời Lê (TK XVII). Xưa, trong khuôn viên rộng khoảng 2000m2, nhân dân xây dựng hai ngôi đình kiến trúc giống nhau gọi là đình lớn và đình con. Mỗi ngôi đình gồm nhiều công trình như: Nghi Môn, Tiền Tế 5 gian, Đại đình 5 gian, Hậu cung, hai bên dải vũ. Phía trước Nghi môn có nhà Văn chỉ. Bộ khung chịu lực của các công trình đều được làm bằng gỗ lim to khỏe, nghệ thuật chạm khắc thể hiện tập trung trên các bộ vì, các bức cốn, đầu dư với kỹ thuật hết sức công phu, tinh xảo, điêu luyện bằng kỹ thuật chạm nổi, chạm kênh bong. Các đề tài được thể hiện chủ yếu là tứ linh “long, ly, quy, phượng”, các mảng vân mây, dây lá cách điệu… mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê. Kết cấu bộ khung chịu lực toà Đại đình Trang trí bảy hiên toà Đại đình Trang trí đầu kẻ góc toà Đại đình Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), đình thôn Trung là nơi cất giữ vũ khí, nơi bảo vệ bộ đội, cán bộ hoạt động cách mạng. Trong giai đoạn này nhiều cơ quan đã sơ tán về đây như: huyện ủy huyện Văn Lâm, Gia Lâm, Thuận Thành... Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ các công trình của đình bị dỡ bỏ chỉ còn lại tòa Đại đình và Hậu cung của ngôi đình lớn. Từ đó đến nay đình đã trải qua nhiều lần tu sửa vào các năm 2005, 2006, 2007 và 2017. Bài trí gian giữa toà Đại đình Đình thôn Trung hiện nay có tổng diện tích 1292m2, bên phải là chùa làng tạo thành một cụm di tích cổ kính thâm nghiêm. Đình thôn Trung có kết cấu kiểu chữ Đinh gồm: Đại đình 3 gian 2 chái và Hậu cung 3 gian, quay mặt hướng Nam. Đại đình kiến trúc kiểu “4 mái đao cong”, trên các đầu dư, bẩy còn giữ được một số mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Lê, đó là hình đoàn người đua thuyền trên sóng nước, hình ảnh rồng cuốn, rồng mây lửa. Bài trí đồ thờ tự trong toà Hậu cung Đình thôn Trung là nơi nhân dân tôn thờ Lý Nam Đế và phối thờ “Nhàn Uyển, phong từ chinh phục Quý Minh công chúa”. Lý Nam Đế - quê ở Long Hưng (tỉnh Thái Bình), là người văn võ song toàn. Ông có ra làm quan với nhà Lương ít lâu, lĩnh chức giám quân (trông coi việc quân) ở Châu Đức (Hà Tĩnh). Vì yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ nên ông đã bỏ quan về quê. Trong nhiều năm, ông đặt quan hệ với hào kiệt các Châu, chiêu tập hiền tài, tụ họp nghĩa binh, cùng họ bàn mưu tính kế, chuẩn bị khởi nghĩa chống lại nhà Lương. Mùa xuân năm 542, đại khởi nghĩa toàn dân do ông lãnh đạo nổ ra, quân dân ta nổi dậy ở khắp nơi đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Năm 554, Lý Nam Đế tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lên ngôi hoàng đế tự xưng là Nam Đế (vua nước Nam). Sau này ông được các triều đại phong sắc là Đại Đô, thành hoàng đại vương Lý Nam Đế, Đế vũ linh ứng đại vương tôn thượng thượng đẳng phúc thần. Bản thần tích, niên hiệu Khải Định 3 (1918) Trải thăng trầm lịch sử đến nay đình thôn Trung còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: 01 bản Thần tích (bản sao) niên đại Khải Định 3 (1918); Bia “Sáng lập hậu thần thạch bi” khắc năm Vĩnh Thọ 3 (1660); Bia “Ký kỵ bi ký” khắc năm Duy Tân 6 (1912); 01 hương án thời Nguyễn. Đây là các hiện vật tiêu biểu và là nguồn sử liệu quan trọng để xác định vị trí, vai trò của di tích, góp phần nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của địa phương nói riêng và làm giàu thêm kho tàng lịch sử văn hóa nước nhà. Bia “Sáng lập hậu thần thạch bi” khắc năm Vĩnh Thọ 3 (1660) Đình thôn Trung từ xưa đến nay luôn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng cư dân địa phương, nơi duy trì nhiều tập tục văn hoá truyền thống, được thể hiện qua các ngày tiết lệ trong năm, đặc biệt là lễ hội truyền thống vào ngày 09 tháng 2 (Âm lịch). Đây là sự kiện để nhân dân địa phương tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các Ngài, đồng thời thu hút đông đảo nhân dân địa phương hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Với những giá trị tiêu biểu trên, đình Thôn Trung, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia, Quyết định số 51/2001/QĐ-BVHTT, ngày 27/12/2001 HUYỆN ĐOÀN TIÊN DU - BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Du, Bắc Ninh Đình thôn Trung, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là nơi nhân dân tôn thờ vua Lý Nam Đế, vị anh hùng dân tộc đã đánh bại quân xâm lược nhà Lương, giành lại độc lập, lập quốc với tên hiệu Vạn Xuân và phối thờ “Nhàn Uyển, phong từ chinh phục Quý Minh công chúa.” Thôn Trung xưa có tên là “Phù Lập Trung” thuộc xã Thụ Triền, tổng Thụ Phúc - nay thuộc xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một vùng đất mầu mỡ, hàng năm được dòng sông Đuống bồi đắp, quanh năm cây cối xanh tốt. Quá trình phát triển, nhân dân đã tạo lập truyền thống văn hoá, xây dựng các công trình tín ngưỡng phục vụ cộng đồng trong đó có di tích đình thôn Trung. Toàn cảnh đình Thôn Trung Phía trước toà Đại đình Theo tư liệu còn lưu giữ tại địa phương và truyền kể của các cụ cao niên cho biết: Đình được xây dựng từ thời Lê (TK XVII). Xưa, trong khuôn viên rộng khoảng 2000m2, nhân dân xây dựng hai ngôi đình kiến trúc giống nhau gọi là đình lớn và đình con. Mỗi ngôi đình gồm nhiều công trình như: Nghi Môn, Tiền Tế 5 gian, Đại đình 5 gian, Hậu cung, hai bên dải vũ. Phía trước Nghi môn có nhà Văn chỉ. Bộ khung chịu lực của các công trình đều được làm bằng gỗ lim to khỏe, nghệ thuật chạm khắc thể hiện tập trung trên các bộ vì, các bức cốn, đầu dư với kỹ thuật hết sức công phu, tinh xảo, điêu luyện bằng kỹ thuật chạm nổi, chạm kênh bong. Các đề tài được thể hiện chủ yếu là tứ linh “long, ly, quy, phượng”, các mảng vân mây, dây lá cách điệu… mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê. Kết cấu bộ khung chịu lực toà Đại đình Trang trí bảy hiên toà Đại đình Trang trí đầu kẻ góc toà Đại đìnhThời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), đình thôn Trung là nơi cất giữ vũ khí, nơi bảo vệ bộ đội, cán bộ hoạt động cách mạng. Trong giai đoạn này nhiều cơ quan đã sơ tán về đây như: huyện ủy huyện Văn Lâm, Gia Lâm, Thuận Thành... Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ các công trình của đình bị dỡ bỏ chỉ còn lại tòa Đại đình và Hậu cung của ngôi đình lớn. Từ đó đến nay đình đã trải qua nhiều lần tu sửa vào các năm 2005, 2006, 2007 và 2017. Bài trí gian giữa toà Đại đìnhĐình thôn Trung hiện nay có tổng diện tích 1292m2, bên phải là chùa làng tạo thành một cụm di tích cổ kính thâm nghiêm. Đình thôn Trung có kết cấu kiểu chữ Đinh gồm: Đại đình 3 gian 2 chái và Hậu cung 3 gian, quay mặt hướng Nam. Đại đình kiến trúc kiểu “4 mái đao cong”, trên các đầu dư, bẩy còn giữ được một số mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Lê, đó là hình đoàn người đua thuyền trên sóng nước, hình ảnh rồng cuốn, rồng mây lửa. Bài trí đồ thờ tự trong toà Hậu cungĐình thôn Trung là nơi nhân dân tôn thờ Lý Nam Đế và phối thờ “Nhàn Uyển, phong từ chinh phục Quý Minh công chúa”. Lý Nam Đế - quê ở Long Hưng (tỉnh Thái Bình), là người văn võ song toàn. Ông có ra làm quan với nhà Lương ít lâu, lĩnh chức giám quân (trông coi việc quân) ở Châu Đức (Hà Tĩnh). Vì yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ nên ông đã bỏ quan về quê. Trong nhiều năm, ông đặt quan hệ với hào kiệt các Châu, chiêu tập hiền tài, tụ họp nghĩa binh, cùng họ bàn mưu tính kế, chuẩn bị khởi nghĩa chống lại nhà Lương. Mùa xuân năm 542, đại khởi nghĩa toàn dân do ông lãnh đạo nổ ra, quân dân ta nổi dậy ở khắp nơi đã quét sạch bè lũ đô hộ nhà Lương. Năm 554, Lý Nam Đế tuyên bố dựng nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lên ngôi hoàng đế tự xưng là Nam Đế (vua nước Nam). Sau này ông được các triều đại phong sắc là Đại Đô, thành hoàng đại vương Lý Nam Đế, Đế vũ linh ứng đại vương tôn thượng thượng đẳng phúc thần. Bản thần tích, niên hiệu Khải Định 3 (1918)Trải thăng trầm lịch sử đến nay đình thôn Trung còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: 01 bản Thần tích (bản sao) niên đại Khải Định 3 (1918); Bia “Sáng lập hậu thần thạch bi” khắc năm Vĩnh Thọ 3 (1660); Bia “Ký kỵ bi ký” khắc năm Duy Tân 6 (1912); 01 hương án thời Nguyễn. Đây là các hiện vật tiêu biểu và là nguồn sử liệu quan trọng để xác định vị trí, vai trò của di tích, góp phần nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của địa phương nói riêng và làm giàu thêm kho tàng lịch sử văn hóa nước nhà. Bia “Sáng lập hậu thần thạch bi” khắc năm Vĩnh Thọ 3 (1660)Đình thôn Trung từ xưa đến nay luôn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng cư dân địa phương, nơi duy trì nhiều tập tục văn hoá truyền thống, được thể hiện qua các ngày tiết lệ trong năm, đặc biệt là lễ hội truyền thống vào ngày 09 tháng 2 (Âm lịch). Đây là sự kiện để nhân dân địa phương tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các Ngài, đồng thời thu hút đông đảo nhân dân địa phương hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Với những giá trị tiêu biểu trên, đình Thôn Trung, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá Quốc gia, Quyết định số 51/2001/QĐ-BVHTT, ngày 27/12/2001HUYỆN ĐOÀN TIÊN DU - BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNHNguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Du, Bắc Ninh Trở về đầu trang Đình thôn Trung xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh thờ phụng Vua Lý Nam Đế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10