Đình Thuận Tốn, thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm thờ hai vị thần mà theo nhân dân địa phương là hai anh em Bát Bộ Ma Vương và Đại Ma Vương. Đây là mỹ tự mà triều đình các triều đại sắc phong cho hai đức ông.
Đình Thuận Tốn, thuộc thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia
Lâm, Hà Nội là một di tích kiến trúc cổ nằm trên mảnh đất có truyền thống lịch
sử văn hóa lâu đời. Ngôi đình mang trong bản thân mình nhiều giá trị và là nơi
thờ phụng thành hoàng của thôn Thuận Tốn.
Di tích có những nét đẹp riêng so với các kiến trúc đồng loại
hiện còn. Những nét đẹp cổ kính được khẳng định qua sự bố cục chặt chẽ của các
công trình kiến trúc rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
Thông qua 15 đạo sắc phong, có thể thấy rằng đình thờ hai vị
thần mà theo nhân dân địa phương là hai anh em Bát Bộ Ma Vương và Đại Ma Vương.
Thực ra đây chỉ là mỹ tự mà triều đình các giai đoạn phong cho hai ông, còn tên
thật và sự tích như thế nào thì chưa có tài liệu nào nói rõ.
Trong 15 đạo sắc phong thần có 10 sắc phong tặng cho vị Bát
Bộ Ma Vương, sắc có niên hiệu sớm nhất là sắc Minh Mệnh thứ 2 (1821) và muộn nhất
là sắc Khải Định thứ 9 (1924). Sắc vua Minh Mệnh ban ghi rõ “Sắc cho bản cảnh
thành hoàng Đại Vương giữ nước giúp dân thường hiển linh công đức, được các triều
phong tặng, phụng thế tổ cao hoàng đế ta trổ rõ anh uy, nối dõi hoàng đồ tranh
nhớ công lao của thần làm cho ân điểm long trọng. Đáng gia tăng Trấn
Định chi thần…”để đề cao sự nhớ ơn công đức của thần.
Hiện còn 5 sắc phong tặng cho vị thần Đại Ma Vương, trong đó
sắc sớm nhất là sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) và muộn nhất là
Khải Định thứ 9 (1924). Sắc phong Cảnh Hưng 28 có ghi: Sắc cho đương cảnh
Thành hoàng Đại Ma Vương cảm ứng bảo hưu tế thế an dân hoàng hiu tuy lộc hộ quốc
hùng tài đại lược cương minh trợ thắng phù quốc tĩnh trấn minh uy hiển hưu
cương chính quả đoán, hùng lược dũng trí anh linh mặc đạc bảo hoà tập khách đại
vương giúp ngầm vận nước làm cơ đồ vững vàng như bàn thạch, sự linh thiêng đầy
rẫy rõ ràng. Đáng gia phong mỹ tự có thể gia phong Diên Hy Đại Vương nên có sắc
này.”. Sắc năm Khải Định 9 có ghi: “Trấn định chính trực hiu thiện đôn ngưng dực
bảo trung hưng thành hoàng Đại Ma Vương tôn thần giữ nước giúp dân thường hiển
linh ứng…gia phong tĩnh hậu trung đẳng thần, đặc biệt cho phép phụng thờ để ghi
ngày quốc khánh và tỏ rõ từ điển thờ.”
Vào ngày 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng rước hai kiệu
nước đi từ miếu Cầu Vương xuống chùa xóm Nội, lấy nước giếng chùa, sau đó lại
quay về miếu Cầu Vương để làm lễ mộc dục (tắm rửa bài vị thờ thành hoàng). Vào
hội, ngày 12 tháng 2 rước cả hai kiệu về đình Thuận Tốn và tổ chức tế lễ tại
đây, khoảng 2 đến 3 ngày hết hội thì lại rước về thờ ở miếu.
Nghi thức tế tại đình làng cũng rất long trọng, sân đình rực
rỡ cờ quạt tán lọng, sau các thủ tục của buổi lễ tế lý trưởng đọc lại toàn bộ
khoán ước của làng để mọi người cùng nghe và bổ sung.
Đình Thuận Tốn có niên đại xây dựng sớm, có thể cùng thời
gian với Miếu Cầu Vương tức là vào khoảng thời Lê. Điều này hoàn toàn có cơ sở
bởi vì căn cứ vào đạo sắc phong sớm nhất cho vị thần hoàng có niên hiệu Cảnh
Hưng 28 (1767) thì ta có thể khẳng định ngôi đình được ra đời sớm hơn thời gian
đó rất nhiều. Mặt khác các di vật hiện còn trong di tích mang phong cách nghệ
thuật thời Lê cũng giúp chúng ta có thêm nhận định trên.
Đình Thuận Tốn là một ngôi đình lớn, bề thế, khang trang tọa
lạc trên một khu đất thoáng rộng ngay bên đường gạch liên thôn và ba phía đều
là ao hồ. Đình quay hướng tây, phía hồi phải có một tường xây ngăn cách sân
đình với cổng làng làm kiểu đơn giản với hai cột trụ vuông hai bên, phía trước
đình là một sân rộng lát gạch Bát Tràng.
Tiền tế là một nếp nhà ngang năm gian kiểu bốn mái lợp ngói
mũi hài cổ, các góc mái uốn cong bởi các đầu kìm bằng vữa. Bờ nóc đắp kiểu bờ
đinh, hai đầu hồi trang trí đấu nắm cơm và văn triện vuông. Lòng nhà tiền tế
bên trong khá rộng gồm năm gian hai dĩ, gian giữa rộng lòng hơn các gian bên.
Nhà thiêu hương là một nếp nhà ba gian được đặt ở giữa tiền
tế và hậu cung. Đây là một kiến trúc dạng hai tầng bốn mái kiểu đầu hối bít đốc,
mái lợp ngói mũi hài cổ, hai đầu hồi mặt ngoài đắp nổi hình mặt hổ phù.
Cung cấm là một kiến trúc cổ kiểu bốn mái với bốn góc đao
cong vút. Nhà gồm một gian hai chái, mái thấp tạo sự huyền ảo nơi cung cấm. Hai
bộ vì chính có kết cấu giống nhau thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ đấu kê.
Trang trí trên kiến trúc nhà cung cấm chủ yếu tập trung ở các vì gỗ, các nét chạm
trổ ở đây mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Nguyễn.
Hiện ở đình còn lưu giữ một cỗ kiệu bát cống bằng gỗ được chạm
trổ tinh vi, tỉ mỉ đề tài truyền thống rồng, sơn son thếp vàng lộng lẫy nghệ
thuật thế kỷ XIX; bát bửu, cỗ hậu bành là những tác phẩm đặc sắc có giá trị
cao; một đôi chóe sứ men trắng với các hình rồng, mây, hoa lá dùng trong lễ rước
nước; một bát hương, hai lọ độc bình, một đỉnh đồng và hai cây nến bằng đồng,
15 đạo sắc phong thần có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn đến thời Nguyễn
là những tư liệu quý giá, góp phần tìm hiểu về lịch sử phong tục tập quán
của một làng quê qua các triều đại phong kiến.
Trong 15 đạo sắc phong thần có 10 sắc phong tặng cho vị Bát Bộ Ma Vương, sắc có niên hiệu sớm nhất là sắc Minh Mệnh thứ 2 (1821) và muộn nhất là sắc Khải Định thứ 9 (1924). Sắc vua Minh Mệnh ban ghi rõ "Sắc cho bản cảnh thành hoàng Đại Vương giữ nước giúp dân thường hiển linh công đức, được các triều phong tặng, phụng thế tổ cao hoàng đế ta trổ rõ anh uy, nối dõi hoàng đồ tranh nhớ công lao của thần làm cho ân điểm long trọng. Đáng gia tăng Trấn Định chi thần…"để đề cao sự nhớ ơn công đức của thần.
Hiện 5 sắc phong tặng cho vị thần Đại Ma Vương, trong đó sắc sớm nhất là sắc có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) và muộn nhất là Khải Định thứ 9 (1924). Sắc phong Cảnh Hưng 28 có ghi: Sắc cho đương cảnh Thành hoàng Đại Ma Vương cảm ứng bảo hưu tế thế an dân hoàng hiu tuy lộc hộ quốc hùng tài đại lược cương minh trợ thắng phù quốc tĩnh trấn minh uy hiển hưu cương chính quả đoán, hùng lược dũng trí anh linh mặc đạc bảo hòa tập khách đại vương giúp ngầm vận nước làm cơ đồ vững vàng như bàn thạch, sự linh thiêng đầy rẫy rõ ràng. Đáng gia phong mỹ tự có thể gia phong Diên Hy Đại Vương nên có sắc này.".
Sắc năm Khải Định 9 (năm 1924). có ghi: "Trấn định chính trực hiu thiện đôn ngưng dực bảo trung hưng thành hoàng Đại Ma Vương tôn thần giữ nước giúp dân thường hiển linh ứng…gia phong tĩnh hậu trung đẳng thần, đặc biệt cho phép phụng thờ để ghi ngày quốc khánh và tỏ rõ từ điển thờ."
Từ ngày 9 - 11 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng rước hai kiệu nước đi từ miếu Cầu Vương xuống chùa xóm Nội, lấy nước giếng chùa, sau đó lại quay về miếu Cầu Vương để làm lễ mộc dục (tắm rửa bài vị thờ thành hoàng). Vào hội, ngày 12 tháng 2 rước cả hai kiệu về đình Thuận Tốn và tổ chức tế lễ tại đây, khoảng 2 đến 3 ngày hết hội thì lại rước về thờ ở miếu.
Nghi thức tế lễ tại đình làng cũng rất long trọng, sân đình rực rỡ cờ quạt tán lọng, sau các thủ tục của buổi lễ tế lý trưởng đọc lại toàn bộ khoán ước của làng để mọi người cùng nghe và bổ sung.
Trải qua những bước thăng trầm biến động của lịch sử dân tộc,
tồn tại đến ngày nay, di tích đình Thuận Tốn còn bảo lưu được khối kiến trúc vật
chất và bộ sưu tập di vật mang giá trị cao. Giá trị này được ẩn tàng trong nội
dung, lịch sử, trong khối kiến trúc vật chất hiện còn của một quần thể di tích
tôn giáo tín ngưỡng trong cộng đồng cư dân làng xã.
Ngôi đình là nơi thờ phụng hai vị thành hoàng của làng đã có
công bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, là nơi hội tụ những sinh hoạt văn
hóa tinh thần của cộng đồng cư dân làng xã, nơi tổ chức lễ hội hàng năm của dân
làng. Thông qua những sinh hoạt văn hóa tinh thần ấy nhằm giáo dục cho thế hệ
trẻ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông, truyền thống uống nước nhớ
nguồn.
Di tích đình Thuận Tốn là một vốn cổ quý giá trong việc phát
huy giáo dục những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đối với nhân dân địa
phương. Đình được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích kiến
trúc nghệ thuật năm 1996.
Đình làng Thuận tốn ngoài giá trị về mặt tâm linh đối với dân làng sở
tại, ngôi đình này còn có giá trị văn hóa cao về mặt kiến trúc, phong
thủy….. tuy nhiên trải qua thời gian ngôi đình đang dần xuống cấp, rất
nhiều hạng mục bị mối xông, cột thì rỗng ở giữa….
Năm 2016, Phó
Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Ngô Văn Quý ký ban hành văn bản số
3425/UBND-KGVX về chủ trương tu bổ, tôn tạo đình Thuận Tốn, xã Đa Tốn,
huyện Gia Lâm.
Nguồn: Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội