Đình Trà Cổ- Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật nơi địa đầu Tổ Quốc Đình Trà Cổ- Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật nơi địa đầu Tổ Quốc Đình Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, cách mũi Sa Vĩ 6km, nơi đầu tiên đặt nét bút vẽ bản đồ Việt Nam, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc chừng 4 km theo đường chim bay. Ở Móng Cái, tìm hiểu về vùng đất Trà Cổ, người dân địa phương và mọi du khách đều nhớ về lịch sử đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Theo hồ sơ khoa học xếp hạng của di tích, Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê ( năm 1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trà Cổ ngày nay. Đình Trà Cổ (Ảnh: Khánh Hòa) Theo truyền thuyết, vào thời Hậu Lê (năm 1461), người dân làm nghề đánh cá từ đất Đồ Sơn (Thuộc thành phố Hải Phòng ngày nay) thường đi cả gia đình kiếm kế sinh nhai ở nhiều vùng biển xa, về cả miền cửa biển (Thuộc vùng biển Trà Cổ - Móng Cái hiện nay). Trong một lần sóng to gió lớn, mười hai gia đình đã trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy. Không chịu nổi sự vất vả, sáu gia đình đã tìm cách để quay về quê cũ. Sáu gia đình còn lại quyết tâm bám đất, xây dựng một vùng quê mới. Thế rồi, ngày ngày họ cùng nhau khai phá đất mới, vừa đánh cá, vừa khai hoang. Ban đầu chỉ là 06 ngôi nhà đơn sơ và dần dần đã trở thành một xóm làng trù phú. Đình Trà Cổ xây dựng từ thời hậu Lê, thờ các vị Thành hoàng là: Nhân Minh đại vương; Huyền Quốc Lã Thái Úy đại vương; Bạch Điểm Tước đại vương; Không Lộ; Giác Hải đại vương; Ngọc Sơn Trấn Ải đại vương; Quảng Trạch đại vương. Ngoài ra còn thờ 6 vị Thành hoàng quê ở Đồ Sơn, Hải Phòng có công gây dựng mảnh đất Trà Cổ ngày nay. Người Trà Cổ cho đến tận bây giờ vẫn truyền câu nói “dân Trà Cổ tổ Đồ Sơn” để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn của mình. Đình đã qua nhiều lần trùng sửa chữa. Đây là công trình kiến trúc tín ngưỡng đồ sộ nhất ở biên giới Quảng Ninh, hoàn toàn mang dấu ấn văn hoá Việt Nam. Đình quay hướng Nam, dài 29,8m, rộng 18,5m, cấu trúc kiểu chữ “đinh”, gồm 5 gian 2 chái bái đường và 3 gian hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp lưỡng long chầu nhật. Toàn bộ kiến trúc tuy đồ sộ bề thế nhưng các đầu đao, con guột uốn cong hình rồng đã tạo cho đình một nét uyển chuyển mềm mại. Hệ thống vì kèo được kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, trạm trổ sắc nét, ghép mộng chắc chắn. Đình có 32 cây cột gỗ lim được kê trên đá tảng, trong đó có 14 cây cột cái đường kính 65cm cao 5m và 18 cây cột quân đường kính 45cm đều được sơn son thiếp vàng. Đình Trà Cổ là ngôi đình duy nhất ở Quảng Ninh còn nguyên vẹn hệ thống sàn gỗ được lát cả ở bên trong đình và ở ngoài hiên. Gian thờ chính giữa tiền đường đình Trà Cổ Mặc dù nằm sát biên giới Việt - Trung nhưng các mảng trạm khắc ở đây mang phong cách thời Hậu Lê rõ rệt. Mỗi bức trạm là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, tinh tế. Các bức cốn được trạm trổ đẹp, công phu với đề tài chủ yếu là rồng, phượng, đao mác, mây, lửa... Trên 2 bức cốn ở hai bên gian giữa có trạm hình một đàn rồng mẹ, rồng con đang múa lượn. Một bức cốn ở phía bên trái cửa ra vào trạm hình tiên cưỡi rồng bay trong mây. Các đầu bẩy trạm kênh bong đầu rồng. Mỗi bức cửa võng là một bức trạm trổ tinh tế, hình tượng nàng tiên cưỡi rồng bay trong mây. Hai bên lối đi từ cửa chính vào là hai hàng lan can được ghép bằng các tấm gỗ lim trạm trổ rồng và mặt trăng đặt trong khung cảnh mây trời hoa lá cách điệu... Hai gian tiền đường treo 2 bức đại tự sơn son thiếp vàng ghi “Nam sơn tịnh thọ” (Nước Nam muôn đời bền vững ) và “Địa cửu thiên trường” (Đất vững trời dài) và đôi câu đối ghi: “Đồ Sơn ngật nhĩ hinh hương địa/ Trà Cổ uy nhiên kỷ niệm từ” (Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm/ Đồ Sơn vời vợi đất lừng hương). Nội dung của 2 bức đại tự và đôi câu đối này ca ngợi sự nguy nga của đình Trà Cổ, lòng tự hào dân tộc và niềm tin sắt đá vào sự bền vững toàn vẹn của đất nước đã từng qua bao biến cố. Bên trong tiền đường đình Trà Cổ Cách đình Trà Cổ khoảng 200m là một bãi cát phẳng mịn dài khoảng 17km uốn lượn vòng khuyên, kéo dài từ Sa Vỹ đến Mũi Ngọc, đủ cho hàng vạn du khách tắm biển cùng một lúc. Cát ở đây trắng mịn, khi nước biển rút, bãi cát phẳng mượt mà như thảm. Vào mùa Hè, gió nam từ biển cả thổi vào mang theo không khí trong lành tươi mát đem đến cho du khách một tâm hồn sảng khoái. Ngày nay các nhà hàng, khách sạn mọc lên đã tạo cho Trà Cổ một khu du lịch nhộn nhịp, sầm uất. Với địa thế này, việc ông cha ta chọn đất lập cư, dựng đình không phải là chuyện ngẫu nhiên. Cho dù không khí buôn bán giao lưu văn hóa ở Móng Cái diễn ra tấp nập, nhưng người dân Trà Cổ vẫn lặng lẽ bảo tồn và duy trì được lễ hội độc đáo của cư dân đảo biển. Nghi lễ trong hội đình Trà Cổ hàng năm Lễ hội chính của đình Trà Cổ diễn ra từ ngày 30/5-3/6 ÂL hàng năm với nhiều nghi lễ mang đậm dấu ấn của cư dân đảo biển, đặc biệt hội thi “Ông Voi” là 12 con lợn của 12 ông cai đám được nuôi, chăm sóc rất cẩn thận. Hơn 5 thế kỷ qua, đình Trà Cổ đã qua bao lần trùng tu sửa chữa, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, lại nằm sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc nơi cửa ngõ giao thoa văn hoá nhưng đình Trà Cổ vẫn uy nghi bền vững một kiểu dáng Việt Nam, đậm đà một phong cách nghệ thuật Việt Nam thời hậu Lê và là “Cột mốc văn hoá” vững chắc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, biên giới của Việt Nam nơi địa đầu Tổ Quốc. Với những giá trị đó, ngày 13/3/1974, Bộ Văn hóa, Thể thao ký Quyết định số 15 VH/QĐ, xếp hạng đình Trà Cổ là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia. Ngày 24/4/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL công nhận Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh là Khu du lịch quốc gia. Bài, ảnh: Phan Thị Thúy Vân Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, cách mũi Sa Vĩ 6km, nơi đầu tiên đặt nét bút vẽ bản đồ Việt Nam, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc chừng 4 km theo đường chim bay. Ở Móng Cái, tìm hiểu về vùng đất Trà Cổ, người dân địa phương và mọi du khách đều nhớ về lịch sử đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Theo hồ sơ khoa học xếp hạng của di tích, Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê ( năm 1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trà Cổ ngày nay. Đình Trà Cổ (Ảnh: Khánh Hòa) Theo truyền thuyết, vào thời Hậu Lê (năm 1461), người dân làm nghề đánh cá từ đất Đồ Sơn (Thuộc thành phố Hải Phòng ngày nay) thường đi cả gia đình kiếm kế sinh nhai ở nhiều vùng biển xa, về cả miền cửa biển (Thuộc vùng biển Trà Cổ - Móng Cái hiện nay). Trong một lần sóng to gió lớn, mười hai gia đình đã trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy. Không chịu nổi sự vất vả, sáu gia đình đã tìm cách để quay về quê cũ. Sáu gia đình còn lại quyết tâm bám đất, xây dựng một vùng quê mới. Thế rồi, ngày ngày họ cùng nhau khai phá đất mới, vừa đánh cá, vừa khai hoang. Ban đầu chỉ là 06 ngôi nhà đơn sơ và dần dần đã trở thành một xóm làng trù phú. Đình Trà Cổ xây dựng từ thời hậu Lê, thờ các vị Thành hoàng là: Nhân Minh đại vương; Huyền Quốc Lã Thái Úy đại vương; Bạch Điểm Tước đại vương; Không Lộ; Giác Hải đại vương; Ngọc Sơn Trấn Ải đại vương; Quảng Trạch đại vương. Ngoài ra còn thờ 6 vị Thành hoàng quê ở Đồ Sơn, Hải Phòng có công gây dựng mảnh đất Trà Cổ ngày nay. Người Trà Cổ cho đến tận bây giờ vẫn truyền câu nói “dân Trà Cổ tổ Đồ Sơn” để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn của mình. Đình đã qua nhiều lần trùng sửa chữa. Đây là công trình kiến trúc tín ngưỡng đồ sộ nhất ở biên giới Quảng Ninh, hoàn toàn mang dấu ấn văn hoá Việt Nam. Đình quay hướng Nam, dài 29,8m, rộng 18,5m, cấu trúc kiểu chữ “đinh”, gồm 5 gian 2 chái bái đường và 3 gian hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp lưỡng long chầu nhật. Toàn bộ kiến trúc tuy đồ sộ bề thế nhưng các đầu đao, con guột uốn cong hình rồng đã tạo cho đình một nét uyển chuyển mềm mại. Hệ thống vì kèo được kết cấu theo kiểu giá chiêng chồng rường, trạm trổ sắc nét, ghép mộng chắc chắn. Đình có 32 cây cột gỗ lim được kê trên đá tảng, trong đó có 14 cây cột cái đường kính 65cm cao 5m và 18 cây cột quân đường kính 45cm đều được sơn son thiếp vàng. Đình Trà Cổ là ngôi đình duy nhất ở Quảng Ninh còn nguyên vẹn hệ thống sàn gỗ được lát cả ở bên trong đình và ở ngoài hiên. Gian thờ chính giữa tiền đường đình Trà CổMặc dù nằm sát biên giới Việt - Trung nhưng các mảng trạm khắc ở đây mang phong cách thời Hậu Lê rõ rệt. Mỗi bức trạm là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, tinh tế. Các bức cốn được trạm trổ đẹp, công phu với đề tài chủ yếu là rồng, phượng, đao mác, mây, lửa... Trên 2 bức cốn ở hai bên gian giữa có trạm hình một đàn rồng mẹ, rồng con đang múa lượn. Một bức cốn ở phía bên trái cửa ra vào trạm hình tiên cưỡi rồng bay trong mây. Các đầu bẩy trạm kênh bong đầu rồng. Mỗi bức cửa võng là một bức trạm trổ tinh tế, hình tượng nàng tiên cưỡi rồng bay trong mây. Hai bên lối đi từ cửa chính vào là hai hàng lan can được ghép bằng các tấm gỗ lim trạm trổ rồng và mặt trăng đặt trong khung cảnh mây trời hoa lá cách điệu...Hai gian tiền đường treo 2 bức đại tự sơn son thiếp vàng ghi “Nam sơn tịnh thọ” (Nước Nam muôn đời bền vững ) và “Địa cửu thiên trường” (Đất vững trời dài) và đôi câu đối ghi: “Đồ Sơn ngật nhĩ hinh hương địa/ Trà Cổ uy nhiên kỷ niệm từ” (Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm/ Đồ Sơn vời vợi đất lừng hương). Nội dung của 2 bức đại tự và đôi câu đối này ca ngợi sự nguy nga của đình Trà Cổ, lòng tự hào dân tộc và niềm tin sắt đá vào sự bền vững toàn vẹn của đất nước đã từng qua bao biến cố. Bên trong tiền đường đình Trà CổCách đình Trà Cổ khoảng 200m là một bãi cát phẳng mịn dài khoảng 17km uốn lượn vòng khuyên, kéo dài từ Sa Vỹ đến Mũi Ngọc, đủ cho hàng vạn du khách tắm biển cùng một lúc. Cát ở đây trắng mịn, khi nước biển rút, bãi cát phẳng mượt mà như thảm. Vào mùa Hè, gió nam từ biển cả thổi vào mang theo không khí trong lành tươi mát đem đến cho du khách một tâm hồn sảng khoái. Ngày nay các nhà hàng, khách sạn mọc lên đã tạo cho Trà Cổ một khu du lịch nhộn nhịp, sầm uất. Với địa thế này, việc ông cha ta chọn đất lập cư, dựng đình không phải là chuyện ngẫu nhiên.Cho dù không khí buôn bán giao lưu văn hóa ở Móng Cái diễn ra tấp nập, nhưng người dân Trà Cổ vẫn lặng lẽ bảo tồn và duy trì được lễ hội độc đáo của cư dân đảo biển. Nghi lễ trong hội đình Trà Cổ hàng năm Lễ hội chính của đình Trà Cổ diễn ra từ ngày 30/5-3/6 ÂL hàng năm với nhiều nghi lễ mang đậm dấu ấn của cư dân đảo biển, đặc biệt hội thi “Ông Voi” là 12 con lợn của 12 ông cai đám được nuôi, chăm sóc rất cẩn thận.Hơn 5 thế kỷ qua, đình Trà Cổ đã qua bao lần trùng tu sửa chữa, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, lại nằm sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc nơi cửa ngõ giao thoa văn hoá nhưng đình Trà Cổ vẫn uy nghi bền vững một kiểu dáng Việt Nam, đậm đà một phong cách nghệ thuật Việt Nam thời hậu Lê và là “Cột mốc văn hoá” vững chắc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, biên giới của Việt Nam nơi địa đầu Tổ Quốc.Với những giá trị đó, ngày 13/3/1974, Bộ Văn hóa, Thể thao ký Quyết định số 15 VH/QĐ, xếp hạng đình Trà Cổ là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia. Ngày 24/4/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL công nhận Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh là Khu du lịch quốc gia.Bài, ảnh: Phan Thị Thúy VânNguồn: Bảo tàng Quảng NinhThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Trà Cổ Móng Cái Quảng Ninh 5.5 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10