Đình và Đền Tri Lễ, thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội có từ thời Lê trung hưng, thờ phụng: Cao Sơn đại vương và Linh Lang Hộ quốc đại vương triều đại Hùng vương thứ 18.
Tân Ước là một xã nông nghiệp thuộc huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội. Xã nằm cách sông Nhuệ gần 1 km về phía đông và cách sông Đáy khoảng
3 km về phía tây. Con kênh Hoà Bình dẫn nước từ phía tây bắc tưới tiêu cho xã.
Về giao thông có con đường liên thôn xã với tuyến xe bus 125 chạy trên đó.
Ngoài ra còn có Dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua nửa phía đông của xã
này.
Xã Tân Ước có tổng diện tích đất 8,74 km², dân số năm 2021
là 11.230 người, mật độ dân số đạt 1.285 người/km². Nhân dân sinh sống bằng
canh tác, chăn nuôi và các nghề phụ. Họ tập trung tại 4 làng: Tri Lễ, Ước Lễ,
Phúc Thuỵ, Quế Sơn, phần lớn theo đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Hiện có khá
Trước tháng 8-1945 Tri Lễ là một xã thuộc tổng Ước Lễ, huyện
Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Sau 1954 trở thành một thôn của xã Tân Ước. Ngoài nông
nghiệp, dân làng còn có nghề buôn bán và sản xuất hàng mây tre đan và nón mũ
lá. Làng có Nguyễn Đôn Phục đỗ Hoàng giáp khoa Bính Tuất (1466) đời vua Lê
Thánh Tông. Cụ từng đi sứ sang nhà Minh, làm tới chức Tả thị lang kiêm Đông các
Đại học sĩ, tham gia soạn bia Tiến sĩ năm 1478 đặt ở Văn Miếu.
Đình nằm trên một mảnh đất cao ráo ở giữa làng, gần ngôi
chùa và cây cầu Tri Lễ bắc qua con kênh Hoà Bình. Trong hậu cung đình thờ Cao
Sơn đại vương, theo truyền thuyết là một trong ba vị thần núi Tản Viên có công
giúp Đức vua Hùng Vương thứ 18 ngăn quân Thục xâm lược nước Văn Lang. Vị thành
hoàng thứ hai là Linh Lang Hộ quốc đại vương, một trong 100 người con của Lạc
Long Quân và Âu Cơ, ngài từng được giao cho trấn giữ vùng này.
Đình Tri Lễ nằm ven con kênh và cạnh chợ làng. Cổng đình xây
kiểu nghi môn tứ trụ, nhìn ra một cái giếng tròn to ở phía đông nam. Sau cổng
là sân, bên tay trái có nhà hữu mạc 3 gian, bên phải là bức tường bao giáp với
đường làng. Toà đại bái gồm 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong cong lợp ngói ri. Bờ
nóc đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc gắn tượng 2 con kìm. Chỗ gấp khúc bờ dải đắp
hình con nghê, đầu guột gắn tượng con rồng nước.
Trong đại bái có 4 bộ vì chính và 2 bộ vì phụ dựa trên 6
hàng chân cột. Hai bộ vì gian giữa được làm theo kiểu “thượng chồng rường, giá
chiêng, hạ cốn, bẩy hiên”. Hai mặt cốn chạm khắc các hình tứ linh, tứ quý và một
số tích như: vinh quy bái tổ, Lã Vọng câu cá... Hai bộ vì gian bên theo kiểu
“thượng ván mê chạm hổ phù, hạ chồng rường, kẻ suốt”.
Toà hậu cung xây kiểu nhà dọc gồm 3 gian bít đốc, nối với
gian giữa toà đại bái thành hình “chữ Đinh”. Hai bộ vì gian giữa được làm theo
kiểu “thượng chồng rường giá chiêng, hạ xà nách, kẻ”. Bộ vì hậu được làm theo
kiểu “thượng giá chiêng chồng rường, hạ rường nách”. Bộ vì áp toà đại bái được
làm theo kiểu “thượng ván mê chạm hổ phù, hạ cốn chạm rồng mây nhòa lá cách điệu”.
Trong toà đại bái bảo lưu một số chi tiết chạm khắc gỗ rất
có giá trị của nghệ thuật thế kỷ XVII và XVIII. Dáng vẻ kiến trúc mang dấu ấn của
thời Nguyễn. Ngoài 29 đạo sắc phong thần, đình còn giữ được 6 bức hoành phi cổ,
2 cỗ long ngai bài vị tạo tác vào cuối thế kỷ XIX, 1 kiệu bát cống trang trí
hoa văn hình rồng in phong cách đầu thế kỷ XVIII, 1 bức chạm kiểu cuốn thư rất
đẹp, diềm trên chạm lưỡng long, diềm dưới chạm hổ phù, 2 diềm bên chạm phượng.
Lễ hội đình làng được nhân dân sở tại tổ chức hằng năm từ
ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các cuộc tế lễ và rước kiệu. Nhân
dịp này còn diễn ra các trò chơi truyền thống và thi đấu thể thao, văn nghệ dân
gian. Năm 2008 đình làng Tri Lễ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng
là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Đền thờ Cao Sơn Đại Vương tức miếu Tây, làng Tri Lễ. Đền nằm khuất bên sông đối diện qua đình Tri Lễ. Đền thờ Cao
Sơn Đại Vương.