Đình Triều Thôn, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh vốn được khởi dựng từ lâu đời, thờ phụng Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, vị tướng có công đánh giặc Chiêm Thành vào thời nhà Lý và Nguyễn Lân Công là vị thần giáng lâm âm phù giúp tướng quân Nguyễn Công Cự triều Lý đánh giặc Chiêm Thành.
Đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm
1998.
Nghi môn đình
Đình có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Đại đình và Hậu
cung. Đại đình 3 gian 2 chái 4 mái đao cong. Bộ khung chịu lực làm bằng khung gỗ
liên kết vì nóc theo kiểu “chồng rường giá chiêng” vì nách “chồng rường” trên
các con rường có trang trí hoa văn rồng, mây, hoa lá... Hậu cung gồm 2 gian làm
theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hệ thống cửa thượng song hạ bản mở 3 gian giữa,
hai hồi xây tường kín có trổ cửa sổ nhỏ kiểu chữ Thọ tròn.
Ban thờ công đồng tòa Đại đình
Ban thờ thánh ở Hậu Cung
Đình thờ Đông Hải Đại Vương (Đoàn Thượng), vị tướng có công
đánh giặc Chiêm Thành vào thời nhà Lý và Nguyễn Lân Công là vị thần giáng lâm
âm phù giúp tướng quân Nguyễn Công Cự triều Lý đánh giặc Chiêm Thành.
Ngôi đình được các duệ tôn triều Nguyễn ban nhiều sắc phong
kế tiếp. Vua Tự Đức lên ngôi năm thứ 10 phong “Đông Hải tôn thần nguyên Tặng Huệ
Trạch Hoàng Hiệp Quảng Nhuận thượng đẳng thần“.
Năm Tự Đức thứ 33 , sắc phong “Đại thánh tiết kinh“ và ban bảo
chiếu “Đàm ân chuẩn hứa tồn tiền phụng sự “. Năm Đồng Khánh thứ hai, gia tặng
“Dục Bảo chung hưng thượng đẳng thần“. Vua Duy Tân năm thứ nhất tấn phong
“Quang đại lễ chỉ Tòng tiền phụng sự“. Vua Khải Định năm thứ 9 cũng có sắc
phong “Đông Hải Đại vương thượng đẳng thần“...
Đình có các hiện vật tiêu biểu gồm: 05 sắc phong thời Nguyễn
có niên đại 1857, 1887, 1910, 1924 (2 đạo), 04 kiếm thờ thời Nguyễn. Ngoài ra,
còn các đồ thờ tự như: 01 Biển lịch triều phong tặng, 01 án gian, 01 Hoành phi,
02 câu đối, 01 đỉnh hương là hiện vật có niên đại thế kỷ XX.
Bộ khung chịu lực làm bằng khung gỗ, trên các con rường có
trang trí hoa văn rồng, mây, hoa lá...
Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đình làng được tổ chức vào
ngày 10 tháng 8 (âm lịch), lễ hội diễn ra trong 2 ngày. Vào ngày 9 làm lễ mở cửa
đình, bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Ngày 10 chính hội, nhân dân làm lễ tế
Thành hoàng. Sau phần lễ là phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian như bịt mắt
bắt vịt, đập niêu, đánh đu, chọi gà và các môn thể thao.
M.B
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh