Đình Tường Phiêu, công trình nghệ thuật cổ thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên Đình Tường Phiêu, công trình nghệ thuật cổ thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên Đình Tường Phiêu nằm hướng Tây Nam, ngọn núi Ba Vì, nơi có đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Tương truyền trên chính mảnh đất này, Tản Viên Sơn Thánh thường về dạy dân nghề trồng lúa, đánh bắt cá. Đình Tường Phiêu ở làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, là một trong những di tích cổ nổi tiếng xứ Đoài và là một trong những ngôi đình lớn nhất trong vùng. Đình được khởi công xây dựng năm 1430, và được tu bổ nhiều lần. Đình Tường Phiêu thờ Thành Hoàng làng là Tản Viên Sơn Thánh (còn gọi là Thần núi Sơn Tinh). Tản Viên Sơn Thánh là vị thần cai quản núi Tản Viên (tức núi Ba Vì) và cũng là vị Thánh đứng đầu trong hàng Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm: Tản viên Sơn Thánh là vị thần núi Tản Viên Ba Vì, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên; Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ; Chử Đồng Tử hay Chử Đạo Tử tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và sự giàu có; Mẫu Thượng thiên hay Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ. Đình Tường Phiêu xây dựng theo hướng Tây Nam, về ngọn núi Ba Vì, nơi có đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Tương truyền trên chính mảnh đất này, Tản Viên Sơn Thánh thường về dạy dân nghề trồng lúa, bắt cá. Sự xuất hiện của Thánh được người dân ví như ngọn gió lành mang đến những điều tốt đẹp. Từ đó làng xưa có tên là Kẻ Quéo, Kẻ Quýt, Kẻ Mơ được đổi thành làng mang tên Tường Phiêu, có nghĩa là “Cơn gió lành”. Đình Tường Phiêu gồm: Nghi môn, Sân đình, Đình và các công trình phụ trợ khác. Phối cảnh tổng thể đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Nghi môn Nghi môn của đình có hình thức rất phổ biến của các ngôi đình, đền vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm 4 trụ biểu tạo thành tam quan. Trụ biểu xây bằng gạch gốm. Hai trụ biểu tại giữa cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu hai bên thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp có mái, tạo thành hai cổng phụ có mái che tại hai bên. Xung quanh đình có tường bao thấp. Nghi môn đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Đình Sau Nghi môn là một sân đình rộng, lát gạch đỏ. Đình hay tòa Đại bái là một tòa nhà thẳng, dài khoảng 20m, rộng khoảng 13m, không có hậu cung (tạo thành hình chữ T) như một số ngôi đình khác. Đình đặt trên một bệ đá, gồm 5 gian, 2 dĩ, 4 mái. Trong đình, gian giữa có sàn làn đá đặt trên mặt đất. Các gian còn lại có sàn bằng gỗ, kiểu nhà sàn, đặt cách nền đất khoảng 0,8m. Trên mặt đứng, khoảng không gian dưới sàn là phần được trang trí bằng các lỗ hình chữ thập. Đình có đầu mái cong vút, làm cho ngôi đình có cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng. Trên đỉnh mái có các trang trí rồng, nghê chầu bằng gốm. Mái đình thể hiện triết lý “kiến trúc hướng về bầu trời”, vừa như truyền tải điều mong muốn của con người dưới đất tới các vị thần trên trời và cũng là con đường để đón nhận nguồn sinh lực mới từ trên trời xuống dưới đất. Đầu hồi đình treo một cái mõ hình con cá bằng gỗ. Mặt trước đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Mặt bên đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Chi tiết mái đình Tường Phiêu, Phúc Thọ - "Kiến trúc hướng về bầu trời" Bên trong đình Tường Phiêu với khám thờ đặt lửng và sàn gỗ hai bên gian giữa Trang trí khám thờ đặt lửng, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí kiệu thờ, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Chạm khắc gỗ Đình Tường Phiêu cũng như các ngôi đình xứ Đoài (phía Tây Hà Nội) nổi tiếng, tuy không to lớn, bề thế song lại có những mảng chạm khắc dân gian rất đặc sắc thế kỷ 17. Các mảng chạm khắc như hòa vào làm một với giải pháp kiến trúc và trở thành bảo tàng sống động về các cung bậc của đời người, từ hệ thống tư tưởng hay tín ngưỡng thể hiện ước vọng của người dân, các quan niệm về tự nhiên, hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa đến đời sống thường nhật thanh bình của cư dân thời bấy giờ; từ những nội dung hết sức nghiêm túc theo quy tắc truyền thống đến các nội dung mang tính dân gian. Các bức chạm có nhiều mảng, khối nhân vật ở trong các tư thế, hoàn cảnh khác nhau. Các mảng, khối này hầu như ít liên quan đến nhau, thể hiện rõ nét thủ pháp đồng hiện trong nghệ thuật dân gian. Về cảnh cõi trần và cõi tiên: Tại đây có các chạm khắc phản ảnh triết lý con người và tự nhiên là một, cõi trần và cõi tiên là một. Trên một góc mái có một dãy hình tượng "Cô tiên" dang cánh, như đang đậu xuống cõi trần để hưởng niềm vui tại hạ giới. Một bức chạm khác có cảnh người nhà trời cưỡi rồng xuống trần thế hay cũng có thể là một thần nhân cưỡi rồng lên trời... Bức chạm “Cô tiên” tại đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Thần tiên cưỡi rồng”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí đầu rồng tại đầu dư của kết cấu cột, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Về tự nhiên: Tại đây có vô số các chạm khắc từ các loài linh vật như long, ly, quy, phụng, đến các con vật như hươu, nai; các loài vật gần gũi với người như ngựa, trâu, chim, cá …đều được chạm khắc sinh động trên các đầu dư, xà, bẩy của nội thất ngôi đình. Trong đó hình tượng rồng chiếm một vai trò chủ đạo. Trong đình còn có các bức chạm các họa tiết trang trí cây cỏ, mây cuộn (vân xoắn) bố cục đan xen các linh vật, con người. Bức chạm “Ổ rồng”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Rồng và hươu”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Rồng và kỳ lân”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm "Chim phượng", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí mây cuộn tại đầu bẩy, kết cấu mái đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Về cảnh sinh hoạt đời thường: Tại đây có các bức chạm cảnh “Đội lễ lên đình” miêu tả những nhân vật trong lễ hội; hình tượng cô gái múa trong ngày lễ hội tại đầu đao của mái đình… Bức chạm "Đội lễ lên đình", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm "Múa trong mùa lễ hội", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Ngoài ra, đình Tường Phiêu còn lưu giữ một số hiện vật quý như 3 bộ kiệu, 3 bộ long ngai niên đại thế kỷ 18, 6 đạo sắc phong vua ban… Đình Tường Phiêu, Phúc Thọ, Hà Nội cũng như vô vàn các ngôi đình khác trên khắp Việt Nam, là nơi để cộng đồng người Việt mở lòng khám phá, tiếp thu những vật báu tinh thần mà cha ông truyền lại. Các giá trị kiến trúc, nghệ thuật của đình Tường Phiêu được coi như là một hình mẫu cho việc xây dựng các ngôi đình khác tại vùng xứ Đoài trong suốt nhiều thế kỷ sau này. Đình Tường Phiêu, Phúc Thọ, Hà Nội là ngôi đình có giá trị tiêu biểu trong giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam vào thế kỷ 15- 17. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Bộ Môn Kiến trúc Công Nghệ Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Tường Phiêu nằm hướng Tây Nam, ngọn núi Ba Vì, nơi có đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Tương truyền trên chính mảnh đất này, Tản Viên Sơn Thánh thường về dạy dân nghề trồng lúa, đánh bắt cá. Đình Tường Phiêu ở làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, là một trong những di tích cổ nổi tiếng xứ Đoài và là một trong những ngôi đình lớn nhất trong vùng. Đình được khởi công xây dựng năm 1430, và được tu bổ nhiều lần. Đình Tường Phiêu thờ Thành Hoàng làng là Tản Viên Sơn Thánh (còn gọi là Thần núi Sơn Tinh). Tản Viên Sơn Thánh là vị thần cai quản núi Tản Viên (tức núi Ba Vì) và cũng là vị Thánh đứng đầu trong hàng Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm: Tản viên Sơn Thánh là vị thần núi Tản Viên Ba Vì, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên; Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ; Chử Đồng Tử hay Chử Đạo Tử tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và sự giàu có; Mẫu Thượng thiên hay Mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ. Đình Tường Phiêu xây dựng theo hướng Tây Nam, về ngọn núi Ba Vì, nơi có đền thờ Tản Viên Sơn Thánh. Tương truyền trên chính mảnh đất này, Tản Viên Sơn Thánh thường về dạy dân nghề trồng lúa, bắt cá. Sự xuất hiện của Thánh được người dân ví như ngọn gió lành mang đến những điều tốt đẹp. Từ đó làng xưa có tên là Kẻ Quéo, Kẻ Quýt, Kẻ Mơ được đổi thành làng mang tên Tường Phiêu, có nghĩa là “Cơn gió lành”. Đình Tường Phiêu gồm: Nghi môn, Sân đình, Đình và các công trình phụ trợ khác. Phối cảnh tổng thể đình Tường Phiêu, Phúc ThọNghi mônNghi môn của đình có hình thức rất phổ biến của các ngôi đình, đền vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm 4 trụ biểu tạo thành tam quan. Trụ biểu xây bằng gạch gốm. Hai trụ biểu tại giữa cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng. Hai trụ biểu hai bên thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu. Cả 4 trụ biểu có thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp có mái, tạo thành hai cổng phụ có mái che tại hai bên.Xung quanh đình có tường bao thấp. Nghi môn đình Tường Phiêu, Phúc ThọĐìnhSau Nghi môn là một sân đình rộng, lát gạch đỏ.Đình hay tòa Đại bái là một tòa nhà thẳng, dài khoảng 20m, rộng khoảng 13m, không có hậu cung (tạo thành hình chữ T) như một số ngôi đình khác. Đình đặt trên một bệ đá, gồm 5 gian, 2 dĩ, 4 mái.Trong đình, gian giữa có sàn làn đá đặt trên mặt đất. Các gian còn lại có sàn bằng gỗ, kiểu nhà sàn, đặt cách nền đất khoảng 0,8m. Trên mặt đứng, khoảng không gian dưới sàn là phần được trang trí bằng các lỗ hình chữ thập.Đình có đầu mái cong vút, làm cho ngôi đình có cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng. Trên đỉnh mái có các trang trí rồng, nghê chầu bằng gốm. Mái đình thể hiện triết lý “kiến trúc hướng về bầu trời”, vừa như truyền tải điều mong muốn của con người dưới đất tới các vị thần trên trời và cũng là con đường để đón nhận nguồn sinh lực mới từ trên trời xuống dưới đất. Đầu hồi đình treo một cái mõ hình con cá bằng gỗ. Mặt trước đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Mặt bên đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Chi tiết mái đình Tường Phiêu, Phúc Thọ - "Kiến trúc hướng về bầu trời" Bên trong đình Tường Phiêu với khám thờ đặt lửng và sàn gỗ hai bên gian giữa Trang trí khám thờ đặt lửng, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí kiệu thờ, đình Tường Phiêu, Phúc ThọChạm khắc gỗĐình Tường Phiêu cũng như các ngôi đình xứ Đoài (phía Tây Hà Nội) nổi tiếng, tuy không to lớn, bề thế song lại có những mảng chạm khắc dân gian rất đặc sắc thế kỷ 17.Các mảng chạm khắc như hòa vào làm một với giải pháp kiến trúc và trở thành bảo tàng sống động về các cung bậc của đời người, từ hệ thống tư tưởng hay tín ngưỡng thể hiện ước vọng của người dân, các quan niệm về tự nhiên, hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa đến đời sống thường nhật thanh bình của cư dân thời bấy giờ; từ những nội dung hết sức nghiêm túc theo quy tắc truyền thống đến các nội dung mang tính dân gian.Các bức chạm có nhiều mảng, khối nhân vật ở trong các tư thế, hoàn cảnh khác nhau. Các mảng, khối này hầu như ít liên quan đến nhau, thể hiện rõ nét thủ pháp đồng hiện trong nghệ thuật dân gian. Về cảnh cõi trần và cõi tiên: Tại đây có các chạm khắc phản ảnh triết lý con người và tự nhiên là một, cõi trần và cõi tiên là một. Trên một góc mái có một dãy hình tượng "Cô tiên" dang cánh, như đang đậu xuống cõi trần để hưởng niềm vui tại hạ giới. Một bức chạm khác có cảnh người nhà trời cưỡi rồng xuống trần thế hay cũng có thể là một thần nhân cưỡi rồng lên trời... Bức chạm “Cô tiên” tại đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Thần tiên cưỡi rồng”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí đầu rồng tại đầu dư của kết cấu cột, đình Tường Phiêu, Phúc ThọVề tự nhiên: Tại đây có vô số các chạm khắc từ các loài linh vật như long, ly, quy, phụng, đến các con vật như hươu, nai; các loài vật gần gũi với người như ngựa, trâu, chim, cá …đều được chạm khắc sinh động trên các đầu dư, xà, bẩy của nội thất ngôi đình. Trong đó hình tượng rồng chiếm một vai trò chủ đạo. Trong đình còn có các bức chạm các họa tiết trang trí cây cỏ, mây cuộn (vân xoắn) bố cục đan xen các linh vật, con người. Bức chạm “Ổ rồng”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Rồng và hươu”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm “Rồng và kỳ lân”, đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm "Chim phượng", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Trang trí mây cuộn tại đầu bẩy, kết cấu mái đình Tường Phiêu, Phúc ThọVề cảnh sinh hoạt đời thường: Tại đây có các bức chạm cảnh “Đội lễ lên đình” miêu tả những nhân vật trong lễ hội; hình tượng cô gái múa trong ngày lễ hội tại đầu đao của mái đình… Bức chạm "Đội lễ lên đình", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Bức chạm "Múa trong mùa lễ hội", đình Tường Phiêu, Phúc Thọ Ngoài ra, đình Tường Phiêu còn lưu giữ một số hiện vật quý như 3 bộ kiệu, 3 bộ long ngai niên đại thế kỷ 18, 6 đạo sắc phong vua ban… Đình Tường Phiêu, Phúc Thọ, Hà Nội cũng như vô vàn các ngôi đình khác trên khắp Việt Nam, là nơi để cộng đồng người Việt mở lòng khám phá, tiếp thu những vật báu tinh thần mà cha ông truyền lại. Các giá trị kiến trúc, nghệ thuật của đình Tường Phiêu được coi như là một hình mẫu cho việc xây dựng các ngôi đình khác tại vùng xứ Đoài trong suốt nhiều thế kỷ sau này. Đình Tường Phiêu, Phúc Thọ, Hà Nội là ngôi đình có giá trị tiêu biểu trong giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam vào thế kỷ 15- 17. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXDNguồn: Bộ Môn Kiến trúc Công NghệThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Tường Phiêu Phúc Thọ Hà Nội Tản Viên Sơn Thánh 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10