Đình Vân Cốc thuộc xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Cách TP Bắc Giang 12km về phía Nam, thờ phụng Thành hoàng làng là đức thánh Cao Sơn Đại Vương.
Đình Vân Cốc là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa
truyền thống của nhân dân làng Vân Cốc xưa cũng như nay. Là nơi thờ phụng tôn
nghiêm, là địa điểm lịch sử như một đài tưởng niệm những chiến công oanh liệt của
tổ tiên ta đã diễn ra trên chiến trường này cách đây hơn hai nghìn năm trước.
Đình Vân Cốc hay còn có tên nôm là đình Bài Cả, nhân dân
trong vùng thường gọi là đình Bài.
Ngôi đình Bài Cả xưa kia thờ chung thành hoàng đức thánh Cao
Sơn Đại Vương với đình Bài Xanh, vì có một lý do nào đó nên đã chia ngôi đình
này ra (thượng đình thôn Xanh, hạ đình thôn Bài.
Cả hai ngôi đình đều nằm dưới chân núi phía tây núi Bài một
trong những dãy núi thuộc dải Nham Biền Sơn hay núi neo 99 ngọn. Làng nằm trải
dài theo triền núi như hình con Cốc đang tung cánh bay, mắt nhìn xuống đồng
chiêm trũng vốn là hồ Lãng Bạc ngày xưa. Nhìn từ trên cao ta hình dung làng Vân
Cốc như một con Cốc Lớn, thân là núi Bài, đầu là núi Đồn, hai cánh dài sải rộng
ra hai bên là làng Vân Cốc. Ngôi đình nằm gọn dưới hai mắt con cốc.
Đình thờ phụng Thành hoàng làng là đức thánh Cao Sơn Đại
Vương. Đức Cao Sơn quê ở Động Lăng Xương, huyện Thanh Châu, phủ Gia Hưng, đạo
Sơn Tây. Ông là con của hai cụ Nguyễn Hành và Đẩu Thị Loan, ông sinh ra là do bố
mẹ được báo mộng-người thần đầu thai.
Cho nên lớn lên ông rất thông minh võ nghệ, am hiểu thiên
thư. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, vua Duệ Vương đã hạ chiếu đi khắp nơi tìm
người tài giỏi, đức hiền ra giúp nước. Ông liền về triều ứng tuyển và được trọng
dụng ngay, ông được Tản Viên Sơn Thanh phong làm tiền đạo thượng tướng quân.
Được nhân dân địa phương hết lòng giúp đỡ- thần nhân âm phù,
chẳng mấy thời gian Ngài đã làm xong, khi giặc Thục tới nơi liền bị quân tướng
của Ngài đánh cho tơi tả.
Giặc Thục bình xong, ông trở lại tráng khi khi trước đã đóng
đồn lũy để báo đáp lòng dân. Xong xuôi ông lại được lệnh hồi triều. Vua cho ông
về ăn lộc ở Thanh Hoá và sắc phong cho ông làm Thượng Đẳng Phúc thần, sức cho
các nơi mà khi trước đi đánh giặc đã qua được dân trợ giúp phải lập nơi thờ phụng
mãi mãi về đức thánh Cao Sơn Đại Vương.
Nét đặc sắc của ngôi đình
Theo ngọc phả của Đình thì Trang Vân Cốc trước đây có một
ngôi miếu cổ tại khu đất đình thông, sau đó chuyển rời về giữa làng. Ngôi đình
hiện tại dựng năm Mậu Tý- triều Lê Cảnh Hưng (1788) do Dương Tướng Công – Tự Quốc Cơ hưng công xây dựng.
Giá trị nghệ thuật độc đáo không những ở sự phối cảnh hài
hòa, đồng điệu giữa cảnh quan tự nhiên và kiến trúc ngôi đình với không gian rộng
mở và ngôi đình uy linh là minh chứng bất hủ về sự tài khéo của bàn tay, khối
óc con người nơi đây dựng lên làm giàu đẹp cho quyê hương mà còn thể hiện sự
tài hoa ở các mảng điêu khắc, chạm lộng bên trong (nội thất) của ngôi đình
Đình hiện còn 5 gian 2 trái 1 ống muống 2 gian, 3 gian hậu
cung có sàn gỗ cao rộng. Trước đình còn 2 tấm bia vuông. Di vật hiện còn là 8 bức
cửa võng vững chắc uy nghi, 4 đôi câu đối, 10 bức hoành phi, 2 sập thờ long phù
hổ phục, 2 cỗ đài nước, 2 giá quán tẩy, 2 hòm sắc phong, 1 quyển sắc phong thần
hiệu, 1 quyển ngọc phả , 1 cây hương đá, 1 hòm đựng bộ đòn bát cống, 2 xương quạt,
2 xương tàn lọng, 2 ngựa thờ lớn, 01 bộ chấp kích hơn 20 chiếc, một bộ bát bửu,
một mui luyện, 1 long đình, 1 hương án cổ, 2 ngai thờ, 2 bài vị. Tất cả đều được
sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Một trống, một chiêng và một số cây đèn đá, giá nến…
Một số nét kiến trúc đặc sắc bên trong Đình Vân Cốc
Cùng với chiến công chói lọi trên chiến tuyến sông Như Nguyệt,
địa điểm lịch sử Núi Đồn là nơi riễn ra những trận chiến đấu vô cùng ác liệt của
quân dân ta thời Lý chống quân xâm lược Tống xâm lược.
Đây cũng là nơi đón đánh thắng lợi và truy đuổi kẻ thù dân tộc
ra khỏi bờ cõi. Bởi sau trận quyết chiến lược thần tốc, dũng mãnh của quân dân
ta vào tập đoàn quân do chánh tướng Quách Quỳ chỉ huy ở đây, âm mưu xâm lược của
kẻ thù đã bị đập nát, Quách Quỳ cam chịu thất bại cay đắng. Nhằm đêm tối hạ lệnh
rút tàn quân về nước, dẫm đạp lên nhau (như chính sử nhà Tống đã phải thừa nhận).
Dương Thị Thương - Phòng VHTT