Đình Văn Phú, thờ phụng ngài Thiết Du, Tiền Đạo Đại tướng quân triều đại Lý Nam Đế Đình Văn Phú, thờ phụng ngài Thiết Du, Tiền Đạo Đại tướng quân triều đại Lý Nam Đế Đình Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, thờ phụng ngài Thiết Du, danh tướng triều đại Lý Nam Đế, sắc phong Tiền Đạo Đại tướng quân, thống lĩnh thuỷ bộ trấn giữ phía Tây Nam thành Thăng Long. Đình Văn Phú trong đêm giao thừa Đình Văn Phú (phường Phú La) thờ Thiết Du - một bộ tướng thời tiền Lý. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta, nhân dân vô cùng cực khổ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Lý Bí, Thiết Du đã chiêu mộ hào kiệt, quân sỹ bốn phương và được phong là Tiền Đạo Đại tướng quân, thống lĩnh thuỷ bộ trấn giữ phía Tây Nam thành Thăng Long. Ông đóng quân lập đồn tại Ba La, được dân làng mến phục nhiệt tình hưởng ứng. Sau khởi nghĩa thắng lợi, ông về hưởng thực ấp ở Ba La trang, Thanh Oai huyện và mất ở đây, thọ 62 tuổi. Vua Lý Nam Đế ban sắc cho dân lập miếu thờ để tưởng nhớ công đức. Đình Văn Phú được khởi dựng từ năm 1733. Đình xưa được xây dựng cạnh nhà thờ họ Đào, lợp lá sau đình bị cháy. Vào thời Nguyễn (1904), dân làng chuyển và xây dựng đình bằng gạch, lợp ngói khang trang về địa điểm hiện nay. Lúc này mới xây dựng Đại bái, Tả hữu mạc, chưa có Phương đình (Đình vuông). Người dân đi lễ chùa sau giao thừa Ngôi đình toạ lạc trên một thửa đất cao ráo giữa khu vực cư trú của làng. Di tích có quy mô kiến trúc đồ sộ do nhiều nếp nhà ngang nhà dọc tạo thành. Từ ngoài đi vào, di tích gồm những hạng mục công trình: Nghi Môn, Phương đình, Tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung, sau cùng là Hậu Lâu. Phương đình được xây dựng vào ngày 04/12/1932 thời vua Bảo Đại, theo kiểu 2 tầng 8 mái với các đầu đao cong vút. Hệ thống cột tròn có chân cột bằng đá cao tạo dáng thắt cổ bồng. Các bức cốn, vì nóc đều được chạm bong, chạm lộng tinh xảo theo các đề tài truyền thống: Tư linh, tứ quý, chữ triện, độc long. Nghệ thuật điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn. Đại bái là một ngôi nhà 3 gian 2 dĩ (trái), làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, tay ngai có niên đại vào triều vua Thành Thái thứ 16. Các bộ vì nóc kết cấu thống nhất theo kiểu chồng rường con nhị trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Trên các đầu dư chạm nổi hình đầu rồng, mắt lồi, miệng ngậm 1 viên ngọc tròn, bờm hình sóng nước. Các bức ở gian này làm kiểu cốn mê, có trạm tích “Tứ linh”, các bức cốn còn lại kiểu rường cụt, đầu cá con rường có trạm hoa văn mây lá, hệ thống bẩy hiên, bẩy hậu chạm hoa văn lá lật, rồng… Theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hậu cung nối liền với gian giữa Đại bái vào tạo thành hình chuôi vồ. Các bộ vì nóc có kết cấu tương tự như ở Đại bái nhưng được bào trơn đóng bén, thiên về bền chắc. Đình còn lưu giữ được nhiều đồ thờ quý như: câu đối khảm trai, cuốn thư sơn son thiếp vàng, bát bửu, kiệu bát cống. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, đình là nơi đóng quân là kho vật tư của bộ đội phòng không về sơ tán. Sáng mồng 1 tết Bính Ngọ (21/01/1966), tại ngôi đình này đã diễn ra một sự kiện lịch sử: Đảng bộ và nhân dân Văn Khê cũng như nhân dân địa phương vinh dự đón Bác Hồ về thăm và chúc Tết. Tại ngôi đình Bác đã nói chuyện với đồng bào, khen ngợi những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được. Bác cũng căn dặn: “Văn Phú tức là có văn hoá giàu có, nên phải làm sao cho sản xuất ngày càng phát triển thu nhập và đóng góp ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng ấm no sung sướng và ngày càng có văn hoá”. Sau đó 10 năm, vào mùng 1 tết Bính Thìn 1976, nhân dân Phú La lại được đón đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Trung ương Đảng về thăm. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật như vậy, đình Văn Phú đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận cấp Bằng di tích lịch sử văn hoá theo Quyết định số 28 VH/QĐ ngày 18/01/1988./. Nguồn: Hòa Nhập Đình Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, thờ phụng ngài Thiết Du, danh tướng triều đại Lý Nam Đế, sắc phong Tiền Đạo Đại tướng quân, thống lĩnh thuỷ bộ trấn giữ phía Tây Nam thành Thăng Long. Đình Văn Phú trong đêm giao thừa Đình Văn Phú (phường Phú La) thờ Thiết Du - một bộ tướng thời tiền Lý. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta, nhân dân vô cùng cực khổ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Lý Bí, Thiết Du đã chiêu mộ hào kiệt, quân sỹ bốn phương và được phong là Tiền Đạo Đại tướng quân, thống lĩnh thuỷ bộ trấn giữ phía Tây Nam thành Thăng Long. Ông đóng quân lập đồn tại Ba La, được dân làng mến phục nhiệt tình hưởng ứng. Sau khởi nghĩa thắng lợi, ông về hưởng thực ấp ở Ba La trang, Thanh Oai huyện và mất ở đây, thọ 62 tuổi. Vua Lý Nam Đế ban sắc cho dân lập miếu thờ để tưởng nhớ công đức. Đình Văn Phú được khởi dựng từ năm 1733. Đình xưa được xây dựng cạnh nhà thờ họ Đào, lợp lá sau đình bị cháy. Vào thời Nguyễn (1904), dân làng chuyển và xây dựng đình bằng gạch, lợp ngói khang trang về địa điểm hiện nay. Lúc này mới xây dựng Đại bái, Tả hữu mạc, chưa có Phương đình (Đình vuông). Người dân đi lễ chùa sau giao thừa Ngôi đình toạ lạc trên một thửa đất cao ráo giữa khu vực cư trú của làng. Di tích có quy mô kiến trúc đồ sộ do nhiều nếp nhà ngang nhà dọc tạo thành. Từ ngoài đi vào, di tích gồm những hạng mục công trình: Nghi Môn, Phương đình, Tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung, sau cùng là Hậu Lâu. Phương đình được xây dựng vào ngày 04/12/1932 thời vua Bảo Đại, theo kiểu 2 tầng 8 mái với các đầu đao cong vút. Hệ thống cột tròn có chân cột bằng đá cao tạo dáng thắt cổ bồng. Các bức cốn, vì nóc đều được chạm bong, chạm lộng tinh xảo theo các đề tài truyền thống: Tư linh, tứ quý, chữ triện, độc long. Nghệ thuật điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn. Đại bái là một ngôi nhà 3 gian 2 dĩ (trái), làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, tay ngai có niên đại vào triều vua Thành Thái thứ 16. Các bộ vì nóc kết cấu thống nhất theo kiểu chồng rường con nhị trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Trên các đầu dư chạm nổi hình đầu rồng, mắt lồi, miệng ngậm 1 viên ngọc tròn, bờm hình sóng nước. Các bức ở gian này làm kiểu cốn mê, có trạm tích “Tứ linh”, các bức cốn còn lại kiểu rường cụt, đầu cá con rường có trạm hoa văn mây lá, hệ thống bẩy hiên, bẩy hậu chạm hoa văn lá lật, rồng… Theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hậu cung nối liền với gian giữa Đại bái vào tạo thành hình chuôi vồ. Các bộ vì nóc có kết cấu tương tự như ở Đại bái nhưng được bào trơn đóng bén, thiên về bền chắc. Đình còn lưu giữ được nhiều đồ thờ quý như: câu đối khảm trai, cuốn thư sơn son thiếp vàng, bát bửu, kiệu bát cống. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, đình là nơi đóng quân là kho vật tư của bộ đội phòng không về sơ tán. Sáng mồng 1 tết Bính Ngọ (21/01/1966), tại ngôi đình này đã diễn ra một sự kiện lịch sử: Đảng bộ và nhân dân Văn Khê cũng như nhân dân địa phương vinh dự đón Bác Hồ về thăm và chúc Tết. Tại ngôi đình Bác đã nói chuyện với đồng bào, khen ngợi những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được. Bác cũng căn dặn: “Văn Phú tức là có văn hoá giàu có, nên phải làm sao cho sản xuất ngày càng phát triển thu nhập và đóng góp ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng ấm no sung sướng và ngày càng có văn hoá”. Sau đó 10 năm, vào mùng 1 tết Bính Thìn 1976, nhân dân Phú La lại được đón đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Trung ương Đảng về thăm. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật như vậy, đình Văn Phú đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận cấp Bằng di tích lịch sử văn hoá theo Quyết định số 28 VH/QĐ ngày 18/01/1988./.Nguồn: Hòa Nhập Trở về đầu trang Đình Văn Phú phường Phú La quận Hà Đông thành phố Hà Nội thờ phụng ngài Thiết Du danh tướng triều đại Lý Nam Đế 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10