Đình Vạn Yên – Hạ Long, điểm thờ phụng Cao Sơn Đại Vương và Khổng Lộ Tôn thần Đình Vạn Yên – Hạ Long, điểm thờ phụng Cao Sơn Đại Vương và Khổng Lộ Tôn thần Đình Vạn Yên thờ các vị Thành hoàng làng: Không Lộ tôn thần - vị thiền sư tài giỏi có phép biến hoá dị thường, đồng thời là một danh y nổi tiếng có công lao to lớn với đất nước; Phạm Phu Tế tôn thần - vị thần có công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta; Cao Sơn Đại Vương tôn thần - vị thần có công dẹp nạn hổ dữ, đánh đuổi quân Thục ra khỏi đất nước. Đình, nghè Vạn Yên hiện nay nằm giữa trung tâm khu Vạn Yên, phường Việt Hưng (TP Hạ Long). Vào thời Nguyễn, đình, nghè Vạn Yên nằm trên địa phận thôn Vạn Yên thuộc tổng Vạn Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Do thời gian và biến cố lịch sử, nghè Vạn Yên bị hư hỏng, nay chỉ còn lại địa điểm khu vực xây nghè trước đây, nhưng đình Vạn Yên thì vẫn còn lại cho đến ngày nay. Theo thần tích, sắc phong của làng Vạn Yên thì đình Vạn Yên thờ các vị Thành hoàng làng: Cao Sơn Đại Vương tôn thần - vị thần có công dẹp nạn hổ dữ, đánh đuổi quân Thục ra khỏi đất nước. Không Lộ tôn thần - vị thiền sư tài giỏi có phép biến hoá dị thường, đồng thời là một danh y nổi tiếng có công lao to lớn với đất nước; Phạm Phu Tế tôn thần - vị thần có công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta; Việc thờ cúng các vị thần tại làng Vạn Yên đã tồn tại bao đời nay và mang giá trị tinh thần to lớn. Theo sử liệu, đình Vạn Yên được xây dựng từ thời Lê. Từ lúc khởi dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Lần sửa chữa lớn nhất vào năm Bính Dần (1926) mà hiện nay vẫn còn dòng chữ Hán ghi lại việc này khắc dưới câu đầu tiền đình. Do vậy, đình không còn giữ được hình dáng kiến trúc như lúc khởi dựng nhưng hệ thống vì kèo mang phong cách nghệ thuật thời Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời có sự nối tiếp của nghệ thuật thời Nguyễn cho đến ngày nay. Đình Vạn Yên hôm nay. Nhìn bề ngoài, đình Vạn Yên không có gì đặc biệt với hình dáng kiến trúc hình chữ Đinh (giống chữ T), được xây kiểu tường hồi bít đốc, quy mô không lớn. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong đình, bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi khác hẳn với kiến trúc bên ngoài thì hệ thống cột, kèo, đầu dư, nghé đều được làm bằng gỗ, chạm trổ công phu, tỷ mỷ các đề tài tứ linh (long, lân, quy, phụng), rồng ẩn trong lá, hoa lá cách điệu, hoa văn gấp khúc xen kẽ là các đám mây… khá tinh xảo. Đặc biệt, trên các bộ vì nóc, bức cốn, nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật chạm lộng và chạm bong kênh các hình rồng, phượng, rùa, nghê với các tư thế uốn lượn trong mây và lá cách điệu. Các con vật được chạm trên các bộ vì đình Vạn Yên mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê: Phượng luôn trong tư thế sải cánh như đang bay; rồng có vẻ mặt dữ dằn, trán dô, mắt lồi, mũi sư tử, có sừng và râu. Với đường nét chạm trổ tinh vi, sắc sảo kết hợp với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong kênh, nghệ nhân đã khéo léo tạo cho mỗi bộ vì, bức cốn tại đình Vạn Yên trở thành một bức tranh vô cùng sinh động. Không chỉ vậy, tại đình Vạn Yên còn lưu giữ được một số hiện vật như cây quán tẩy, kiệu bát cống (còn 4 đòn khiêng, 2 đòn ngang) mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngoài ra, theo tài liệu ghi chép, thống kê vào năm 1996, tại đình Vạn Yên còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật từ thời Nguyễn như: Khám thờ, tượng Thành hoàng làng, ngai thờ, bài vị, chân đèn, ống hương, mâm bồng, đài gương, đài rượu làm bằng gỗ và một đỉnh hương bằng đồng. Tiếc rằng, đến nay phần lớn các hiện vật cổ này đã bị thất tán, chỉ còn lại một bảng kê văn tế và hai tảng đá kê chân cột. Như vậy là, dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay về cơ bản, đình Vạn Yên vẫn giữ được những yếu tố gốc cấu thành di tích như: Kết cấu vì kèo bằng gỗ, những mảng chạm khắc tinh xảo trên các bộ vì, bức cốn; một số hiện vật thời Lê và thời Nguyễn được lưu giữ tại đình đã phản ánh phần nào nguồn gốc lịch sử, quá trình tồn tại, tạo nên giá trị nghệ thuật to lớn của ngôi đình. Càng giá trị hơn nữa bởi đây còn là ngôi đình duy nhất trên địa bàn Thành phố Hạ Long vẫn còn bảo lưu được những yếu tố gốc cấu thành di tích mang dấu ấn, phong cách nghệ thuật thời Lê. Lễ hội Đại kỳ phúc đình Vạn Yên Nguyễn Thị Qiang Nguồn: Báo Quảng Ninh Ths Nguyên Thy Ngà Đình Vạn Yên thờ các vị Thành hoàng làng: Không Lộ tôn thần - vị thiền sư tài giỏi có phép biến hoá dị thường, đồng thời là một danh y nổi tiếng có công lao to lớn với đất nước; Phạm Phu Tế tôn thần - vị thần có công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta; Cao Sơn Đại Vương tôn thần - vị thần có công dẹp nạn hổ dữ, đánh đuổi quân Thục ra khỏi đất nước. Đình, nghè Vạn Yên hiện nay nằm giữa trung tâm khu Vạn Yên, phường Việt Hưng (TP Hạ Long). Vào thời Nguyễn, đình, nghè Vạn Yên nằm trên địa phận thôn Vạn Yên thuộc tổng Vạn Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên. Do thời gian và biến cố lịch sử, nghè Vạn Yên bị hư hỏng, nay chỉ còn lại địa điểm khu vực xây nghè trước đây, nhưng đình Vạn Yên thì vẫn còn lại cho đến ngày nay. Theo thần tích, sắc phong của làng Vạn Yên thì đình Vạn Yên thờ các vị Thành hoàng làng: Cao Sơn Đại Vương tôn thần - vị thần có công dẹp nạn hổ dữ, đánh đuổi quân Thục ra khỏi đất nước. Không Lộ tôn thần - vị thiền sư tài giỏi có phép biến hoá dị thường, đồng thời là một danh y nổi tiếng có công lao to lớn với đất nước; Phạm Phu Tế tôn thần - vị thần có công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta; Việc thờ cúng các vị thần tại làng Vạn Yên đã tồn tại bao đời nay và mang giá trị tinh thần to lớn. Theo sử liệu, đình Vạn Yên được xây dựng từ thời Lê. Từ lúc khởi dựng cho đến nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Lần sửa chữa lớn nhất vào năm Bính Dần (1926) mà hiện nay vẫn còn dòng chữ Hán ghi lại việc này khắc dưới câu đầu tiền đình. Do vậy, đình không còn giữ được hình dáng kiến trúc như lúc khởi dựng nhưng hệ thống vì kèo mang phong cách nghệ thuật thời Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời có sự nối tiếp của nghệ thuật thời Nguyễn cho đến ngày nay. Đình Vạn Yên hôm nay. Nhìn bề ngoài, đình Vạn Yên không có gì đặc biệt với hình dáng kiến trúc hình chữ Đinh (giống chữ T), được xây kiểu tường hồi bít đốc, quy mô không lớn. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong đình, bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi khác hẳn với kiến trúc bên ngoài thì hệ thống cột, kèo, đầu dư, nghé đều được làm bằng gỗ, chạm trổ công phu, tỷ mỷ các đề tài tứ linh (long, lân, quy, phụng), rồng ẩn trong lá, hoa lá cách điệu, hoa văn gấp khúc xen kẽ là các đám mây… khá tinh xảo. Đặc biệt, trên các bộ vì nóc, bức cốn, nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật chạm lộng và chạm bong kênh các hình rồng, phượng, rùa, nghê với các tư thế uốn lượn trong mây và lá cách điệu. Các con vật được chạm trên các bộ vì đình Vạn Yên mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê: Phượng luôn trong tư thế sải cánh như đang bay; rồng có vẻ mặt dữ dằn, trán dô, mắt lồi, mũi sư tử, có sừng và râu. Với đường nét chạm trổ tinh vi, sắc sảo kết hợp với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong kênh, nghệ nhân đã khéo léo tạo cho mỗi bộ vì, bức cốn tại đình Vạn Yên trở thành một bức tranh vô cùng sinh động. Không chỉ vậy, tại đình Vạn Yên còn lưu giữ được một số hiện vật như cây quán tẩy, kiệu bát cống (còn 4 đòn khiêng, 2 đòn ngang) mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngoài ra, theo tài liệu ghi chép, thống kê vào năm 1996, tại đình Vạn Yên còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật từ thời Nguyễn như: Khám thờ, tượng Thành hoàng làng, ngai thờ, bài vị, chân đèn, ống hương, mâm bồng, đài gương, đài rượu làm bằng gỗ và một đỉnh hương bằng đồng. Tiếc rằng, đến nay phần lớn các hiện vật cổ này đã bị thất tán, chỉ còn lại một bảng kê văn tế và hai tảng đá kê chân cột. Như vậy là, dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay về cơ bản, đình Vạn Yên vẫn giữ được những yếu tố gốc cấu thành di tích như: Kết cấu vì kèo bằng gỗ, những mảng chạm khắc tinh xảo trên các bộ vì, bức cốn; một số hiện vật thời Lê và thời Nguyễn được lưu giữ tại đình đã phản ánh phần nào nguồn gốc lịch sử, quá trình tồn tại, tạo nên giá trị nghệ thuật to lớn của ngôi đình. Càng giá trị hơn nữa bởi đây còn là ngôi đình duy nhất trên địa bàn Thành phố Hạ Long vẫn còn bảo lưu được những yếu tố gốc cấu thành di tích mang dấu ấn, phong cách nghệ thuật thời Lê. Lễ hội Đại kỳ phúc đình Vạn Yên Nguyễn Thị QiangNguồn: Báo Quảng NinhThs Nguyên Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Vạn Yên thờ phụng Cao Sơn Đại Vương Không Lộ Thiền sư thành phố Hạ Long 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10