Đình Vị Hạ thờ Đương Chu tại quê nhà, là tướng nhà Đinh được
Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ.
Đình Vị Hạ có nhiều mảng chạm khắc có tính nghệ thuật cao thể
hiện ở sự phong phú, đa dạng của đề tài, cùng phong cách thể hiện độc đáo.
Ngoài những mô típ phổ biến thường gặp ở nhiều di tích như "Tứ linh",
"Tứ quý", nghê chầu, họa chanh, chữ thọ, những đồ thờ tự, câu đối, đại
tự… ở ngôi đình này còn có một số mảng chạm khắc độc đáo.
Di tích lịch sử văn hoá đình Hướng Nghĩa, xã Minh Thuận (Vụ
Bản, Nam Định) cũng là nơi thờ Đương Chu trên vùng đất ông lập nghiệp, theo nhà
Đinh dẹp loạn 12 sứ quân.
Đình Vị Hạ cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng thời
chống Pháp, chống Mỹ.
Một số mảng chạm khắc tuyệt đẹp đình Vị Hạ.
Đình Vị Hạ có nhiều mảng chạm khắc có tính nghệ thuật cao thể
hiện ở sự phong phú, đa dạng của đề tài, cùng phong cách thể hiện độc đáo.
Ngoài những mô típ phổ biến thường gặp ở nhiều di tích như "Tứ linh",
"Tứ quý", nghê chầu, họa chanh, chữ thọ, những đồ thờ tự, câu đối, đại
tự… ở ngôi đình này còn có một số mảng chạm khắc độc đáo.
Ở đầu gian dưới xà nách gian giữa tòa tiền đường có mảng chạm
khắc rồng, ly mớm nhau, rồng và sư tử nô đùa, rồng đưa chân lên vuốt râu. Trên
xà nách và con rường diễn tả cảnh rồng mẹ tay cầm quả trứng, một chú rồng con
đang từ quả trứng chui ra, đầu ngẩng cao mắt to tròn nhìn mẹ.
Trên bức chạm ở con rường gian giữa tòa tiền đường, có cảnh
hai con ly đang lấy chân cạy môi và nghịch răng rồng. Trên con rường và mê cốn
gian giữa còn có cảnh người đóng kho, đang trèo cây bắn súng, người thì nắm
đuôi con thú lôi lại.
Trên con rường gian hồi phía tây có cảnh người cầm đao thiến
thú. Con thú to lớn bị buộc chân sau và gìm chân trước, đành chịu đau đớn, bất
lực. Sang giang hồi phía đông ta lại được chiêm ngưỡng cảnh con thú đang ngoạm
nửa thân con cá.
Đặc biệt tại đây, trên bức chạm ở mang mê cốn, nghệ nhân dân
gian đã sáng tạo một đề tài rất lạ. Chính giữa bức chạm là hổ phù, mây tản, lá
hoả. Bên phải hổ phù chạm cảnh người đóng khố đang cưỡi trên lưng thú. Bên trái
là cảnh người phụ nữ tay trái đang ghì con nhỏ vào lòng cho bú, còn tay kia như
đang vắt sữa. Con vừa mải mê bú, vừa giơ chân trước giữa bầu sữa mẹ.
Rời tòa tiền đường, ta bước vào tòa đệ nhị và bị cuốn hút
ngay bởi nghệ thuật chạm khắc ở bức thuận cửa cấm: cảnh lưỡng long chầu nguyện
trên mê thượng, phía dưới câu đầu tạo song tiện trong khung chữ nhật. Hai bên
là hai bản chạm nhấn các chấm tròn, biểu tượng các vì sao của phương vị bát
quái "Hà đồ", "Lạc thư". Theo các già làng thì Tam Nguyên
Yên Đồ Nguyễn Khuyến đã gợi ý cho dân làng đưa vào đình, hàm nghĩa trấn trạch
mong dân yên, vật thịnh.