Đình Xâm Bồ, phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Đình thờ phụng Vua Ngô Quyền, Tử Dương Hầu Nam Hải Đại vương Phạm Tư Nghị là Thành hoàng làng.
Đức Ngô Vương Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm nay thuộc Sơn
Tây (Hà Nội). Ông là con rể và là gia tướng của Dương Đình Nghệ. Khi tên bán nước
Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa)
về Tổng Binh diệt Kiều Công Tiễn, rồi chỉ huy kháng chiến chống quân xâm lược
Nam Hán. Trận Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của
nước ta.
Đức Ngô Vương Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm nay thuộc Sơn
Tây (Hà Nội). Ông là con rể và là gia tướng của Dương Đình Nghệ. Khi tên bán nước
Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa)
về Tổng Binh diệt Kiều Công Tiễn, rồi chỉ huy kháng chiến chống quân xâm lược
Nam Hán.
Trận Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã mở đầu thời kỳ độc lập tự
chủ của nước ta. Ngô Quyền lên làm vua đóng đô ở Cổ Loa, đặt tên là nước Đại Việt.
Đất nước đang thời kỳ xây dựng và phát triển thì Ngô Vương Quyền băng hà, thọ
46 tuổi. Để ghi nhớ công đức của ngài dân làng Xâm Bồ đã xây dựng đình tôn vinh
ngài làm thành hoàng làn.
Hiện nay các câu đối của đình còn ghi:
“Đằng thủy uy danh quang giảng sách
Bồ đình hương hỏa lịch xuân thu”
“Khí vận tạo anh hùng nhất chiến Bạch Đằng không Bắc mã
Sơn hà khải chính thống thiên thu Xích Hải hiến Nam ngư”
Phạm Tử Nghi tên hiệu là Nam Hải đại vương, sinh 10/2/1527,
mất 14/9/1578, quê ở phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân ngày nay. Ngày đầu khởi
nghiệp, ông cho đắp đường Thiên Lôi ngăn nước mặn và tập võ. Ông làm quan nhà Mạc
đến chức Thái úy, tước Tứ Dương Hầu.
Ông luôn có tư tưởng tiến bộ, không phân biệt trưởng, thứ miễn
là có tài đức, vẫn có thế kể vị ngôi vua. Ông luôn luôn phản kháng âm mưu xâm
chiếm nước ta của nhà đại Minh (Trung Quốc). Do vậy, quân giặc bắt mẹ ông dùng
kế ly gián bắt ông đầu hàng. Do thương mẹ nên ông bị kẻ thù lừa giết chết trên
đất nhà Minh.
Nhân dân nhiều nơi trên đất Hải Phòng, trong đó có làng Xâm
Bồ kính trọng tài đức của ông đã tôn vinh ông làm thành hoàng làng.
Lễ hội đình được tổ chức ngày từ 14/9 âm lịch hàng năm.
Trong lễ hội có rước tượng Ngô Quyền từ miếu Xâm Bồ về đình tế lễ, tế tạ, đóng
cửa đình.
Lễ vật cúng thành hoàng: lợn ông Bồ, xôi thịt, hoa quả.
Trò chơi trong ngày hội: cờ tướng, đánh đu, tổ tôm, tam cúc
điếm.
Hiện vật giá trị: câu đối, đại tự, kiệu rước, bát bửu, long
đình và 10 đạo sắc phong cho Ngô Quyền và Phạm Tử Nghi.
Đình được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2005.
Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng