Đình Xuân Đỗ Hạ, thờ phụng danh tướng Khỏa Ba Sơn thời Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Xuân Đỗ Hạ, thờ phụng danh tướng Khỏa Ba Sơn thời Nhị vua Hai Bà Trưng Đình Xuân Đỗ Hạ phụng thờ vị nữ Thần là công chúa Lâu Ly Nương và một danh tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Nhị vua Hai Bà Trưng là Khoả Ba Sơn. Đình Xuân Đỗ Hạ hiện nay thuộc tổ 11 (Xuân Đỗ Hạ), phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Phường Cự Khối phía Bắc giáp phường Long Biên, phía đông – bắc giáp phường Thạch Bàn, phía nam giáp xã Đông Dư, phía tây là sông Hồng. Thời Nguyễn, Xuân Đỗ thuộc tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961 nhập về thành phố Hà Nội. Xuân Đỗ vốn là đất bãi của sông Hồng, có tên nôm là Đậu Hạ. Khoảng thế kỷ XV – XVI còn là đất bãi, gọi là bãi Xuân Đỗ. Trong lịch sử, bãi Xuân Đỗ từng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử nước nhà, nhất là ở thế kỷ XV. Năm 1523, nhà Lê đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ tại bãi Xuân Đỗ. Các vua chúa nhà Lê là Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) và Hoàng Đệ Xuân (1522 – 1527) đã xây dựng Hành cung, lập triều chính trên địa phận của làng để tránh sự kiểm soát của Vương thần Mạc Đăng Dung. Đình Xuân Đỗ Hạ được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km. Nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ thời dựng nước, làng cổ Xuân Đỗ có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu đời. Làng có tên chữ là Hoa Động, tên gọi cổ là Xuân Đỗ Trung. Dấu tích vàng son của thời quá khứ hiện còn lưu lại đậm nét trong hồi ức của nhân dân Xuân Đỗ là hệ thống di tích lịch sử văn hóa cổ xưa của làng. Nguồn tư liệu thành văn hiện còn lưu giữ tại di tích như: Thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, văn bia cho biết, Đình Xuân Đỗ Hạ phụng thờ vị nữ Thần là công chúa Lâu Ly Nương và một thần tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Khoả Ba Sơn. Lai lịch và công tích của Thần được Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính ghi lại khá chi tiết trong cuốn Thần phả của đình: “Xưa kia đầu thời Bắc thuộc có một người ở đạo Ái Châu, ông họ Đào tên huý là Thứ, bà họ Tạ tên huý là Hiển, dòng dõi thi lễ nhiều đời trâm anh. Vợ chồng nhà họ Đào là người có đức, làm nghề gia truyền bốc thuốc cứu người, ông bà thường bỏ tiền của ra chu cấp cho người nghèo khó, được dân tôn quý. ông Thợ tuổi gần 60, bà Hiển hơn 40 tuổi nhưng chỉ sinh được mấy người con gái, chưa có con trai, ông bà thường than thở không vui. Tất cả những nơi danh lam thắng tích, động thiêng hoặc đền nổi tiếng không nơi nào ông bà không đến cầu tự. Một hôm, nghe nói Ở núi Phượng Hoàng, trang Kiệt Đặc (Chí Linh) trên núi có điện Lưu Quang rất linh thiêng, cầu gì được nấy, y như sở nguyện, vợ chồng ông sắm sửa hương hoa đến để bái yết. Mới tới bên ngoài đã thấy phong cảnh bốn bề lịch lãm, núi cao bao quanh 2 cánh núi mở như Phượng múa. ông bà làm lễ cầu, khấn rằng: “Xin trời cao hãy nghe lời cầu khẩn của Thần, Thần nhỏ bé ở dưới trần, tiền tài tất cả chỉ là của phù vân, chỉ cầu mong một chút con trai, tha thiết xin trời đất và Thần linh soi xét đến tấm lòng thành ban cho phúc lớn, khiến chúng Thần được đội ơn, mọi điều trông nhờ là sức phù tuệ của trời đất và Thần linh vậy”. Đêm hôm đó, nằm trọ ở bên ngoài phía dưới hương án, đến đầu canh ba, bà họ Tạ mơ màng ngủ thiếp đi, tự thấy một người đàn ông kỳ dị bảo rằng: Vợ chồng bà có lòng trung thực, gia đình có đức lớn, trời đã soi đến, sớm muộn sẽ yên, chớ có lo phiền, về sau sẽ có con trai. Nghe vị tướng Thần nói xong, bà bỗng thấy tinh thần rạng rỡ, có một tấm lụa từ trên rơi xuống bao quanh lấy người bà. Bỗng nhiên, bà hoảng hốt tỉnh dậy nói với ông rằng có điềm lành, ngày mai sẽ làm lễ bái tạ. Từ đó thấy trong lòng phấn chấn, rồi bà có thai, đến giờ Mão ngày 10 tháng 2 năm Quý Mùi sinh ra một cậu con trai. Cậu bé thiên tư đình ngộ, mặt mũi khôi ngô, ông biết đó là linh Thần xuất thế, nên yêu quý con như vàng ngọc. Khi cậu bé 3 tuổi đặt tên là Khoả. Cậu bé biết phép kính nhường, nghe đọc đã hiểu thấu, nghe nói đã biết hết, mới 7 tuổi đã thông hiểu lịch sử. Năm 13 tuổi biết thêm cả võ nghệ. Các sĩ tử đương thời phần lớn đều thán phục suy tôn. Năm 18 tuổi cha mẹ đều qua đời, cậu bèn chọn ngày lành để chôn cất rồi đèn hương thờ, phụng y như lúc còn sống. Lúc đó, Tô Định dấy binh xâm chiếm nước ta. Dân chúng hết sức điêu tàn chưa có người cứu vớt. Hai Bà Trưng quê ở Hát Môn đã dấy binh khởi nghĩa chống giặc Hán, truyền hịch chiêu mộ hiền tài giúp nước. Một hôm, ông Khỏa đem 200 binh lính đến thẳng đồn của Trưng Vương làm lễ bái yết xin ứng tuyển, sức ông vạn người không địch nổi, Trưng Vương phong ông làm Tiền đạo Ngô bộ Tướng quân, ban cho vài trăm quân để phòng ngừa ở hai đạo đông – bắc. ông Khỏa thừa lệnh lãnh binh đường hoàng ra đi, cờ bay vài vạn dặm, chiêng trống như sấm. Một hôm quân kéo tới xã (trang) Xuân Đỗ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, đạo Bắc Ninh, khu Hoa Động hội họp ở đó. Thấy địa thế núi sông hữu tình liền dừng quân, rồi lập tức .truyền quân lập một đồn đề phòng quân Hán đánh phía sau. Đêm hôm đó ông ngủ ở miếu, mật cầu Thần linh âm phù, khi diệt xong giặc sẽ gia phong mỹ tự cho Thần. Đêm đó vào đầu canh tư, trong giấc mơ ông chiêm bao thấy một người con gái dáng mạo nghiêm trang, nhan sắc tươi tắn, từ bên đường đi đến xưng là con gái của Lạc Long Quân, làm chúa các Thần núi, tên là Lâu, nay thấy ông dép giặc tự nguyện xin giúp đỡ về sau xin được cùng phối hưởng. Hôm đó là ngày 15 tháng 2. Sáng hôm sau sứ giả mang chiếu thư đến sai ông đem quân tới đánh đồn của Tô Định, chiếu thư ban cho ông là Tả Tướng quân Sơn Hộ Ba Đường, ông làm lễ bái yết rồi cầm quân kéo thẳng đến đồn giặc cùng với văn võ bá quan và các Thần tướng bốn mặt hô vang, đại phá một trận bắt được chủ tướng, còn các bề tôi chém được vài ngàn, thu khí giới và ngựa, góp sức thu hết 65 thành rồi kẻo quân về Kinh đô khao thưởng tướng sĩ. ông dâng biểu tấu trình Trưng Nữ Vương , giặc Tô Định sớm bình được là nhờ công của Thần âm phù, Trưng Vương sắc phong cho mỹ tự là Âm Phù, ông đến khu Hoa Động, trang Xuân Đỗ sửa sang miếu mạo, truyền lệnh cho các phụ lão, binh sĩ, dân chúng mổ trâu bò làm lễ bái yết thiên địa, thần linh. Ngày 15 tháng 10, bỗng trời đất tối mù mịt, đám mây hồng như dải lụa từ trên trời sà xuống, sấm sét nổ vang, mọi người thấy Tướng quân bay vút lên trời mà hoá. Nghe tin ông hóa, nhị vua Hai Bà Trưng ban chiếu cho phép dân làng Xuân Đỗ lập đền thờ Khỏa Ba Sơn và nữ thần là Thiên Tiên công chúa. Công tích và sự nghiệp của Thần được các vương triều hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn đánh giá cao và ban sắc phong Thần, cho phép dân làng Xuân Đỗ thờ phụng mãi mãi. Hàng năm, vào ngày 9 tháng 2 âm lịch, làng thường mở hội lớn tưởng nhớ công đức của Thần. Sau khi tế lễ ở đình rồi rước nước từ đình đến bến nước Bồ Đề. Theo tục truyền, dân mang chum, gáo bơi thuyền ra sông Nhị Hà múc 3 gáo nước đổ vào chum đem về nấu nước với trầm để bao sái đồ thờ vào ngày 10 tháng 2, chính lệ lễ dùng cỗ chay phẩm vật, bánh dầy, bánh trưng, phẩm quả, xướng ca trong 3 ngày” . Đình Xuân Đỗ Hạ có khởi nguồn từ một ngôi đền thờ Thần, tọa lạc trên một khu đất cao rộng, thoáng mát, quay hướng nam với nhiều kiến trúc bộ phận tạo thành. Phía bắc, trước có một ao rộng, qua đường gạch nhỏ là một giếng nước khá đẹp, bên cạnh có miếu thờ Nhị vị Đức Thánh Cô, phía trong là khu đình – một quần thể kiến trúc liên hoàn khép kín bao gồm nhiều nếp nhà ngang dọc. Ngoài cùng là cổng đình mới xây kiểu cổng Tam quan, cổng chính là một nếp nhà hình chữ nhật, mái lợp ngói ta, 2 bên là cổng nhỏ xây kiểu mái hạ đao có trụ biểu. Phía trong sân là khu kiến trúc chính xây trên nền cao hơn mặt sân 80cm. Tòa đầu là tòa Đại bái (Tán ngoại) 3 gian, mái làm kiểu hạ đao, bờ nóc đắp hình Rồng chầu mặt nguyệt, mái lợp ngói ta, phía trước của các gian mở các ô cửa lớn hình chữ nhật, phía trong và 2 hồi thông với nhà Tán nội và 2 dãy Giải vũ hai bên. Mặt bằng 4 hàng chân cột, 2 bộ vì gian giữa làm kiểu vì “thượng rường, hạ bẩy” , các con rường trang trí hoa văn thực vật và đề tài tứ quý (đào cúc trúc, mai), các đầu dư chạm Rồng phun nước. Nhà Tán nội song song với nhà Tán ngoại, giữa mái hiên Tán nội và Tán ngoại để một ô trống hình chữ nhật tạo ánh sáng lọt vào di tích, bố cục kiến trúc tương tự nhà Tán ngoại. Hai dãy hành lang chạy dọc 2 bên, mỗi đãy 5 gian, mái lợp ngói ta, phần kiến trúc chính phía trong làm kiểu chữ đinh liền sát với nhà Tán nội cách nhau 35 cm gồm Tiền tế 3 gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta các vì kèo làm kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng hạ bẩy”, mở 4 cửa gian giữa, trang trí chữ thọ tròn, 4 con Dơi đậu 4 góc gọi là “Tứ phúc viền thọ” hợp thành Ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh). Toà Hậu cung 2 gian nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu vì “thượng rường, hạ kẻ”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, đình Xuân Đỗ Hạ vẫn lưu giữ được bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị lịch sử nghệ thuật thuộc nhiều thời đại khác nhau, đặc sắc nhất là cuốn Thần phả chữ Hán và 21 đạo sắc phong thần của ba triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Sắc sớm nhất có niên hiệu Cảnh Hưng nguyên niên (1787), thời Tây Sơn có sắc Quang Trung thứ 4 (1792), sắc có niên hiệu muộn nhất là năm Bảo Đại thứ 2 (1927); 2 tấm bia, trong đó có 1 tấm bia niên đại Vĩnh Tộ (1614 – 1628) đặt trên lưng 1 con Rùa đá, ghi chép việc tu sửa đình. Ngoài ra, còn các di vật bằng chất liệu gỗ như: 5 cỗ Long ngai, bài vị chạm Rồng thếp vàng thuộc thế kỷ XVIII; 1 sập thờ trang trí hình Hổ phù ở phần yếm thuộc thế kỷ XVIII, 1 cỗ kiệu bát cống thếp vàng thế kỷ XIX; 1 kiệu Long đình thế kỷ XX; 1 bức cửa võng 2 lớp chạm hình tứ linh; 10 đối câu đối sơn son thếp vàng có nội dung ca ngợi cảnh đẹp và công tích của Thần. Quy mô bề thế và vẻ đẹp cổ xưa của ngôi đình thể hiện qua các công trình kiến trúc và nội dung thờ tự cho thấy, đình Xuân Đỗ Hạ là một di tích có niên đại ra đời sớm ở nước ta, có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc cổ Việt Nam. Những giá trị nêu trên của di tích đã khẳng định đình xuân Đỗ Hạ là một di sản quý giá cần được trân trọng, bảo vệ và phát huy giá trị. Đối với dân làng Xuân Đỗ Hạ, ngôi đình là niềm tự hào về truyền thống văn hóa của địa phương; với du khách bốn phương, ngôi đình là điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến tham quan các ôi tích dọc bờ bắc sông Hồng. Lễ hội truyền thống diễn ra ở Đình Xuân Đỗ Hạ nhằm để tưởng nhớ và biết ơn những vị thánh có công với nước với dân làng, đã được nhân dân thờ làm Thành Hoàng làng, được tổ chức vào 2 ngày; mùng 9 và mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội Đình Xuân Đỗ có các lễ: - Lễ rước nước - Lễ Mộc Dục - Lễ Tế Gian Quan - Rước - Đám rước - Đại tế - Lễ Túc trực Trước ngày diễn ra lễ hội 1 tuần, các chức sắc trong làng họp mặt dân làng vào (Mùng 1 - 2 tháng 2 âm lịch) để làm công tác chuẩn bị lễ hội. Trong đó quan trọng nhất là khâu tuyển người rước kiệu, nam tuổi từ 18 đến 25, nữ từ 16 đến 22 làm sao chọn được các nam thanh nữ tú xứng với Trai thanh tân chân quỳ vai kiệu Gái yểu điệu phù giá nữ quan Đối với kiệu Long Đình là bốn ca, mỗi ca 4 người, tổng cộng là 16 người. Đối với kiệu Bát cống - Kiệu Bà là hai ca, mỗi ca 8 người , tổng cộng là 16 người trong đội tuyển. Phần hội của làng trong lễ hội xưa các trò chơi dân gian được diễn ra như; bắt vịt, chọi gà, cờ tướng, cây đu, đập niêu, thả chim. Hiện nay các trò chơi xưa không còn được diễn lại mà chủ yếu duy trì và thực hiện lễ rước như rước nước, rước văn, rước thần. Đám rước đón vị thần Khỏa Ba Sơn từ nơi ngài ngự ( Nghè Ngô) về Đình ( Gọi là phụng nghênh hồi Đình) tức là đón thần về đình để xem hội, dự hưởng lễ vật (Hiệu quả một năm trồng, cấy) được dâng từ tấm lòng thành kính của toàn thể dân làng. Đồng thời hình thức rước kiệu Long Đình ở Xuân Đỗ cũng là nhằm diễn lại sự tích chiến đấu đánh quân xâm lược của ngài Khỏa Ba Sơn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trong lễ hội đình Xuân Đỗ Hạ hiện nay, lễ rước nước được tố chức khá mới mẻ, linh hoạt và đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích. Sáng sớm ngày mùng 9 tháng Hai (Âm lịch) đoàn rước nước bắt đầu xuất phát ở đầu làng. Đi đầu là chiếc xe ô tô Huyndai cỡ nhỏ được trang cờ, khẩu hiệu, theo sau là khoảng vài chục chiếc xe máy, mỗi xe có hai thanh niên với lá cờ thần hoặc lá cờ đỏ sao vàng. Đoàn xe tiến đi trong tiếng trống cái thúc dục liên hồi, Thoạt nhìn có vẻ như không hợp với một cuộc rước sách, một nghi thức cổ truyền. Vì ngày xưa rước nước phải đi bộ, vừa đi vừa múa, trống nhịp kết hợp mới tạo nên sự uy nghi, háo hức. Tuy nhiên đó là vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó; đường xá chưa thuận lợi, điều kiện phương tiện cũng không. Còn ở vào hoàn cảnh ngày nay điều kiện vật chất, đời sống tinh thần đã thay đổi, con người tiếp xúc với khoa học tiến bộ, với những phương tiện có thể giúp họ có hiệu quả hơn trong lao động và hoạt động, vừa đảm bảo thời gian và đảm bảo an toàn giao thông trên quãng đường rước nước dài gần 10km. Đa số thanh niên trong làng đều rất hăng hái tham gia rước nước, tự nguyện mang phương tiện của cá nhân và những chi phí khác để ủng hộ, cung tiến cho lễ rước. Người lái xe ô tô cũng rất tự hào khi xe của mình được chọn để chở nước thánh về lễ hội và sẵn sàng cung tiến mọi chi phí. Về cơ bản lễ hội Đình Xuân Đỗ Hạ vẫn giữ được những nét đep truyền thống đáng quý, đáng được duy trì phát huy. Vào dịp lễ hội, không khí hội như hội xuân của tết nguyên đán vậy. Đây cũng là ngày xum họp, đoàn tụ của người dân Xuân Đỗ Hạ. Con cái, anh em dù công tác xa đến mấy cũng nhớ về hội làng. Trước hết là xum họp gia đình, sau đó gia đình đồ một mâm xôi, một con gà ra Đình làm lễ cầu mong cho mọi điều tốt lành về gia đình, về làng xóm. Lễ xong họ mang về phá cỗ ăn mừng hội làng và buổi xum họp gia đình, đúng như không khí ngày tết vậy. Như vậy lễ hội Đình Xuân Đỗ Hạ có thể đáp ứng nhu cầu về tâm linh của người dân Xuân đỗ Hạ. Vì lẽ tín ngưỡng của người dân nơi đây đặt niềm tin vào một nhân vật lịch sử - một danh tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Đó là hành động “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong niềm tin ấy có cái đạo lý làm người mà đời đời các thế hệ Việt Nam vẫn truyền dậy và noi theo. Di tích lịch sử Đình Xuân Đỗ Hạ và lễ hội truyền thống trong đời sống đương đại, vẫn là một nơi sinh hoạt văn hóa quan trọng của nhaann dân Xuân Đỗ Hạ, là nơi thực hiện tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương, thờ thành hoàng làng và cầu mong những điều tốt đẹp, cũng là nơi để những người con của quê hương tụ họp về, mỗi khi làng mở hội, để có dịp gặp lại bà con họ hàng, quê hương làng xóm gửi gắm cho nhau những tình cảm tốt đẹp và những ước vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đình Xuân Đỗ Hạ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994. Nguồn: Di tích lịch sử Văn hóa Hà Nội Ths Nguyễn Thy Ngà Đình Xuân Đỗ Hạ phụng thờ vị nữ Thần là công chúa Lâu Ly Nương và một danh tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Nhị vua Hai Bà Trưng là Khoả Ba Sơn. Đình Xuân Đỗ Hạ hiện nay thuộc tổ 11 (Xuân Đỗ Hạ), phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Phường Cự Khối phía Bắc giáp phường Long Biên, phía đông – bắc giáp phường Thạch Bàn, phía nam giáp xã Đông Dư, phía tây là sông Hồng. Thời Nguyễn, Xuân Đỗ thuộc tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961 nhập về thành phố Hà Nội. Xuân Đỗ vốn là đất bãi của sông Hồng, có tên nôm là Đậu Hạ. Khoảng thế kỷ XV – XVI còn là đất bãi, gọi là bãi Xuân Đỗ. Trong lịch sử, bãi Xuân Đỗ từng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử nước nhà, nhất là ở thế kỷ XV. Năm 1523, nhà Lê đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ tại bãi Xuân Đỗ. Các vua chúa nhà Lê là Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) và Hoàng Đệ Xuân (1522 – 1527) đã xây dựng Hành cung, lập triều chính trên địa phận của làng để tránh sự kiểm soát của Vương thần Mạc Đăng Dung. Đình Xuân Đỗ Hạ được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km. Nằm trong địa bàn sinh tụ chính của cư dân Việt cổ thời dựng nước, làng cổ Xuân Đỗ có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu đời. Làng có tên chữ là Hoa Động, tên gọi cổ là Xuân Đỗ Trung. Dấu tích vàng son của thời quá khứ hiện còn lưu lại đậm nét trong hồi ức của nhân dân Xuân Đỗ là hệ thống di tích lịch sử văn hóa cổ xưa của làng. Nguồn tư liệu thành văn hiện còn lưu giữ tại di tích như: Thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, văn bia cho biết, Đình Xuân Đỗ Hạ phụng thờ vị nữ Thần là công chúa Lâu Ly Nương và một thần tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Khoả Ba Sơn. Lai lịch và công tích của Thần được Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính ghi lại khá chi tiết trong cuốn Thần phả của đình: “Xưa kia đầu thời Bắc thuộc có một người ở đạo Ái Châu, ông họ Đào tên huý là Thứ, bà họ Tạ tên huý là Hiển, dòng dõi thi lễ nhiều đời trâm anh. Vợ chồng nhà họ Đào là người có đức, làm nghề gia truyền bốc thuốc cứu người, ông bà thường bỏ tiền của ra chu cấp cho người nghèo khó, được dân tôn quý. ông Thợ tuổi gần 60, bà Hiển hơn 40 tuổi nhưng chỉ sinh được mấy người con gái, chưa có con trai, ông bà thường than thở không vui. Tất cả những nơi danh lam thắng tích, động thiêng hoặc đền nổi tiếng không nơi nào ông bà không đến cầu tự. Một hôm, nghe nói Ở núi Phượng Hoàng, trang Kiệt Đặc (Chí Linh) trên núi có điện Lưu Quang rất linh thiêng, cầu gì được nấy, y như sở nguyện, vợ chồng ông sắm sửa hương hoa đến để bái yết. Mới tới bên ngoài đã thấy phong cảnh bốn bề lịch lãm, núi cao bao quanh 2 cánh núi mở như Phượng múa. ông bà làm lễ cầu, khấn rằng: “Xin trời cao hãy nghe lời cầu khẩn của Thần, Thần nhỏ bé ở dưới trần, tiền tài tất cả chỉ là của phù vân, chỉ cầu mong một chút con trai, tha thiết xin trời đất và Thần linh soi xét đến tấm lòng thành ban cho phúc lớn, khiến chúng Thần được đội ơn, mọi điều trông nhờ là sức phù tuệ của trời đất và Thần linh vậy”. Đêm hôm đó, nằm trọ ở bên ngoài phía dưới hương án, đến đầu canh ba, bà họ Tạ mơ màng ngủ thiếp đi, tự thấy một người đàn ông kỳ dị bảo rằng: Vợ chồng bà có lòng trung thực, gia đình có đức lớn, trời đã soi đến, sớm muộn sẽ yên, chớ có lo phiền, về sau sẽ có con trai. Nghe vị tướng Thần nói xong, bà bỗng thấy tinh thần rạng rỡ, có một tấm lụa từ trên rơi xuống bao quanh lấy người bà. Bỗng nhiên, bà hoảng hốt tỉnh dậy nói với ông rằng có điềm lành, ngày mai sẽ làm lễ bái tạ. Từ đó thấy trong lòng phấn chấn, rồi bà có thai, đến giờ Mão ngày 10 tháng 2 năm Quý Mùi sinh ra một cậu con trai. Cậu bé thiên tư đình ngộ, mặt mũi khôi ngô, ông biết đó là linh Thần xuất thế, nên yêu quý con như vàng ngọc. Khi cậu bé 3 tuổi đặt tên là Khoả. Cậu bé biết phép kính nhường, nghe đọc đã hiểu thấu, nghe nói đã biết hết, mới 7 tuổi đã thông hiểu lịch sử. Năm 13 tuổi biết thêm cả võ nghệ. Các sĩ tử đương thời phần lớn đều thán phục suy tôn. Năm 18 tuổi cha mẹ đều qua đời, cậu bèn chọn ngày lành để chôn cất rồi đèn hương thờ, phụng y như lúc còn sống. Lúc đó, Tô Định dấy binh xâm chiếm nước ta. Dân chúng hết sức điêu tàn chưa có người cứu vớt. Hai Bà Trưng quê ở Hát Môn đã dấy binh khởi nghĩa chống giặc Hán, truyền hịch chiêu mộ hiền tài giúp nước. Một hôm, ông Khỏa đem 200 binh lính đến thẳng đồn của Trưng Vương làm lễ bái yết xin ứng tuyển, sức ông vạn người không địch nổi, Trưng Vương phong ông làm Tiền đạo Ngô bộ Tướng quân, ban cho vài trăm quân để phòng ngừa ở hai đạo đông – bắc. ông Khỏa thừa lệnh lãnh binh đường hoàng ra đi, cờ bay vài vạn dặm, chiêng trống như sấm. Một hôm quân kéo tới xã (trang) Xuân Đỗ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, đạo Bắc Ninh, khu Hoa Động hội họp ở đó. Thấy địa thế núi sông hữu tình liền dừng quân, rồi lập tức .truyền quân lập một đồn đề phòng quân Hán đánh phía sau. Đêm hôm đó ông ngủ ở miếu, mật cầu Thần linh âm phù, khi diệt xong giặc sẽ gia phong mỹ tự cho Thần. Đêm đó vào đầu canh tư, trong giấc mơ ông chiêm bao thấy một người con gái dáng mạo nghiêm trang, nhan sắc tươi tắn, từ bên đường đi đến xưng là con gái của Lạc Long Quân, làm chúa các Thần núi, tên là Lâu, nay thấy ông dép giặc tự nguyện xin giúp đỡ về sau xin được cùng phối hưởng. Hôm đó là ngày 15 tháng 2. Sáng hôm sau sứ giả mang chiếu thư đến sai ông đem quân tới đánh đồn của Tô Định, chiếu thư ban cho ông là Tả Tướng quân Sơn Hộ Ba Đường, ông làm lễ bái yết rồi cầm quân kéo thẳng đến đồn giặc cùng với văn võ bá quan và các Thần tướng bốn mặt hô vang, đại phá một trận bắt được chủ tướng, còn các bề tôi chém được vài ngàn, thu khí giới và ngựa, góp sức thu hết 65 thành rồi kẻo quân về Kinh đô khao thưởng tướng sĩ. ông dâng biểu tấu trình Trưng Nữ Vương , giặc Tô Định sớm bình được là nhờ công của Thần âm phù, Trưng Vương sắc phong cho mỹ tự là Âm Phù, ông đến khu Hoa Động, trang Xuân Đỗ sửa sang miếu mạo, truyền lệnh cho các phụ lão, binh sĩ, dân chúng mổ trâu bò làm lễ bái yết thiên địa, thần linh. Ngày 15 tháng 10, bỗng trời đất tối mù mịt, đám mây hồng như dải lụa từ trên trời sà xuống, sấm sét nổ vang, mọi người thấy Tướng quân bay vút lên trời mà hoá. Nghe tin ông hóa, nhị vua Hai Bà Trưng ban chiếu cho phép dân làng Xuân Đỗ lập đền thờ Khỏa Ba Sơn và nữ thần là Thiên Tiên công chúa. Công tích và sự nghiệp của Thần được các vương triều hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn đánh giá cao và ban sắc phong Thần, cho phép dân làng Xuân Đỗ thờ phụng mãi mãi. Hàng năm, vào ngày 9 tháng 2 âm lịch, làng thường mở hội lớn tưởng nhớ công đức của Thần. Sau khi tế lễ ở đình rồi rước nước từ đình đến bến nước Bồ Đề. Theo tục truyền, dân mang chum, gáo bơi thuyền ra sông Nhị Hà múc 3 gáo nước đổ vào chum đem về nấu nước với trầm để bao sái đồ thờ vào ngày 10 tháng 2, chính lệ lễ dùng cỗ chay phẩm vật, bánh dầy, bánh trưng, phẩm quả, xướng ca trong 3 ngày” . Đình Xuân Đỗ Hạ có khởi nguồn từ một ngôi đền thờ Thần, tọa lạc trên một khu đất cao rộng, thoáng mát, quay hướng nam với nhiều kiến trúc bộ phận tạo thành. Phía bắc, trước có một ao rộng, qua đường gạch nhỏ là một giếng nước khá đẹp, bên cạnh có miếu thờ Nhị vị Đức Thánh Cô, phía trong là khu đình – một quần thể kiến trúc liên hoàn khép kín bao gồm nhiều nếp nhà ngang dọc. Ngoài cùng là cổng đình mới xây kiểu cổng Tam quan, cổng chính là một nếp nhà hình chữ nhật, mái lợp ngói ta, 2 bên là cổng nhỏ xây kiểu mái hạ đao có trụ biểu. Phía trong sân là khu kiến trúc chính xây trên nền cao hơn mặt sân 80cm. Tòa đầu là tòa Đại bái (Tán ngoại) 3 gian, mái làm kiểu hạ đao, bờ nóc đắp hình Rồng chầu mặt nguyệt, mái lợp ngói ta, phía trước của các gian mở các ô cửa lớn hình chữ nhật, phía trong và 2 hồi thông với nhà Tán nội và 2 dãy Giải vũ hai bên. Mặt bằng 4 hàng chân cột, 2 bộ vì gian giữa làm kiểu vì “thượng rường, hạ bẩy” , các con rường trang trí hoa văn thực vật và đề tài tứ quý (đào cúc trúc, mai), các đầu dư chạm Rồng phun nước. Nhà Tán nội song song với nhà Tán ngoại, giữa mái hiên Tán nội và Tán ngoại để một ô trống hình chữ nhật tạo ánh sáng lọt vào di tích, bố cục kiến trúc tương tự nhà Tán ngoại. Hai dãy hành lang chạy dọc 2 bên, mỗi đãy 5 gian, mái lợp ngói ta, phần kiến trúc chính phía trong làm kiểu chữ đinh liền sát với nhà Tán nội cách nhau 35 cm gồm Tiền tế 3 gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta các vì kèo làm kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng hạ bẩy”, mở 4 cửa gian giữa, trang trí chữ thọ tròn, 4 con Dơi đậu 4 góc gọi là “Tứ phúc viền thọ” hợp thành Ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh). Toà Hậu cung 2 gian nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu vì “thượng rường, hạ kẻ”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, đình Xuân Đỗ Hạ vẫn lưu giữ được bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị lịch sử nghệ thuật thuộc nhiều thời đại khác nhau, đặc sắc nhất là cuốn Thần phả chữ Hán và 21 đạo sắc phong thần của ba triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Sắc sớm nhất có niên hiệu Cảnh Hưng nguyên niên (1787), thời Tây Sơn có sắc Quang Trung thứ 4 (1792), sắc có niên hiệu muộn nhất là năm Bảo Đại thứ 2 (1927); 2 tấm bia, trong đó có 1 tấm bia niên đại Vĩnh Tộ (1614 – 1628) đặt trên lưng 1 con Rùa đá, ghi chép việc tu sửa đình. Ngoài ra, còn các di vật bằng chất liệu gỗ như: 5 cỗ Long ngai, bài vị chạm Rồng thếp vàng thuộc thế kỷ XVIII; 1 sập thờ trang trí hình Hổ phù ở phần yếm thuộc thế kỷ XVIII, 1 cỗ kiệu bát cống thếp vàng thế kỷ XIX; 1 kiệu Long đình thế kỷ XX; 1 bức cửa võng 2 lớp chạm hình tứ linh; 10 đối câu đối sơn son thếp vàng có nội dung ca ngợi cảnh đẹp và công tích của Thần. Quy mô bề thế và vẻ đẹp cổ xưa của ngôi đình thể hiện qua các công trình kiến trúc và nội dung thờ tự cho thấy, đình Xuân Đỗ Hạ là một di tích có niên đại ra đời sớm ở nước ta, có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc cổ Việt Nam. Những giá trị nêu trên của di tích đã khẳng định đình xuân Đỗ Hạ là một di sản quý giá cần được trân trọng, bảo vệ và phát huy giá trị. Đối với dân làng Xuân Đỗ Hạ, ngôi đình là niềm tự hào về truyền thống văn hóa của địa phương; với du khách bốn phương, ngôi đình là điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến tham quan các ôi tích dọc bờ bắc sông Hồng.Lễ hội truyền thống diễn ra ở Đình Xuân Đỗ Hạ nhằm để tưởng nhớ và biết ơn những vị thánh có công với nước với dân làng, đã được nhân dân thờ làm Thành Hoàng làng, được tổ chức vào 2 ngày; mùng 9 và mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội Đình Xuân Đỗ có các lễ: - Lễ rước nước - Lễ Mộc Dục - Lễ Tế Gian Quan - Rước - Đám rước - Đại tế - Lễ Túc trực Trước ngày diễn ra lễ hội 1 tuần, các chức sắc trong làng họp mặt dân làng vào (Mùng 1 - 2 tháng 2 âm lịch) để làm công tác chuẩn bị lễ hội. Trong đó quan trọng nhất là khâu tuyển người rước kiệu, nam tuổi từ 18 đến 25, nữ từ 16 đến 22 làm sao chọn được các nam thanh nữ tú xứng với Trai thanh tân chân quỳ vai kiệu Gái yểu điệu phù giá nữ quan Đối với kiệu Long Đình là bốn ca, mỗi ca 4 người, tổng cộng là 16 người. Đối với kiệu Bát cống - Kiệu Bà là hai ca, mỗi ca 8 người , tổng cộng là 16 người trong đội tuyển. Phần hội của làng trong lễ hội xưa các trò chơi dân gian được diễn ra như; bắt vịt, chọi gà, cờ tướng, cây đu, đập niêu, thả chim. Hiện nay các trò chơi xưa không còn được diễn lại mà chủ yếu duy trì và thực hiện lễ rước như rước nước, rước văn, rước thần. Đám rước đón vị thần Khỏa Ba Sơn từ nơi ngài ngự ( Nghè Ngô) về Đình ( Gọi là phụng nghênh hồi Đình) tức là đón thần về đình để xem hội, dự hưởng lễ vật (Hiệu quả một năm trồng, cấy) được dâng từ tấm lòng thành kính của toàn thể dân làng. Đồng thời hình thức rước kiệu Long Đình ở Xuân Đỗ cũng là nhằm diễn lại sự tích chiến đấu đánh quân xâm lược của ngài Khỏa Ba Sơn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trong lễ hội đình Xuân Đỗ Hạ hiện nay, lễ rước nước được tố chức khá mới mẻ, linh hoạt và đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích. Sáng sớm ngày mùng 9 tháng Hai (Âm lịch) đoàn rước nước bắt đầu xuất phát ở đầu làng. Đi đầu là chiếc xe ô tô Huyndai cỡ nhỏ được trang cờ, khẩu hiệu, theo sau là khoảng vài chục chiếc xe máy, mỗi xe có hai thanh niên với lá cờ thần hoặc lá cờ đỏ sao vàng. Đoàn xe tiến đi trong tiếng trống cái thúc dục liên hồi, Thoạt nhìn có vẻ như không hợp với một cuộc rước sách, một nghi thức cổ truyền. Vì ngày xưa rước nước phải đi bộ, vừa đi vừa múa, trống nhịp kết hợp mới tạo nên sự uy nghi, háo hức. Tuy nhiên đó là vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó; đường xá chưa thuận lợi, điều kiện phương tiện cũng không. Còn ở vào hoàn cảnh ngày nay điều kiện vật chất, đời sống tinh thần đã thay đổi, con người tiếp xúc với khoa học tiến bộ, với những phương tiện có thể giúp họ có hiệu quả hơn trong lao động và hoạt động, vừa đảm bảo thời gian và đảm bảo an toàn giao thông trên quãng đường rước nước dài gần 10km. Đa số thanh niên trong làng đều rất hăng hái tham gia rước nước, tự nguyện mang phương tiện của cá nhân và những chi phí khác để ủng hộ, cung tiến cho lễ rước. Người lái xe ô tô cũng rất tự hào khi xe của mình được chọn để chở nước thánh về lễ hội và sẵn sàng cung tiến mọi chi phí. Về cơ bản lễ hội Đình Xuân Đỗ Hạ vẫn giữ được những nét đep truyền thống đáng quý, đáng được duy trì phát huy. Vào dịp lễ hội, không khí hội như hội xuân của tết nguyên đán vậy. Đây cũng là ngày xum họp, đoàn tụ của người dân Xuân Đỗ Hạ. Con cái, anh em dù công tác xa đến mấy cũng nhớ về hội làng. Trước hết là xum họp gia đình, sau đó gia đình đồ một mâm xôi, một con gà ra Đình làm lễ cầu mong cho mọi điều tốt lành về gia đình, về làng xóm. Lễ xong họ mang về phá cỗ ăn mừng hội làng và buổi xum họp gia đình, đúng như không khí ngày tết vậy. Như vậy lễ hội Đình Xuân Đỗ Hạ có thể đáp ứng nhu cầu về tâm linh của người dân Xuân đỗ Hạ. Vì lẽ tín ngưỡng của người dân nơi đây đặt niềm tin vào một nhân vật lịch sử - một danh tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Đó là hành động “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong niềm tin ấy có cái đạo lý làm người mà đời đời các thế hệ Việt Nam vẫn truyền dậy và noi theo. Di tích lịch sử Đình Xuân Đỗ Hạ và lễ hội truyền thống trong đời sống đương đại, vẫn là một nơi sinh hoạt văn hóa quan trọng của nhaann dân Xuân Đỗ Hạ, là nơi thực hiện tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương, thờ thành hoàng làng và cầu mong những điều tốt đẹp, cũng là nơi để những người con của quê hương tụ họp về, mỗi khi làng mở hội, để có dịp gặp lại bà con họ hàng, quê hương làng xóm gửi gắm cho nhau những tình cảm tốt đẹp và những ước vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đình Xuân Đỗ Hạ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1994. Nguồn: Di tích lịch sử Văn hóa Hà Nội Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đình Xuân Đỗ Hạ phường Cự Khối quận Long Biên Hà Nội thờ phụng danh tướng Khỏa Ba Sơn công chúa Lâu Ly nương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10