Đình Xuân Lung nằm ngay cạnh trục đường chính đi các bản: Ven, Thượng Đồng và Xuân Lung đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp bằng công nhân là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004. Đình thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại Vương triều đại Hùng Vương.
Đây là ngôi đình có từ lâu đời do nhân dân địa phương xây dựng
để thờ thành Hoàng Làng và năm Khải Định thứ 9 đã sắc phong cho đình thờ 2 vị đại
vương là Cao Sơn và Quý Minh đã có công hộ quốc an dân thời Hùng Duệ Vương. Do
được xây dựng lâu đời đã xuống cấp nên năm 2009 ngôi đình đã được trùng tu, xây
dựng lại khang trang.
Cụ Lim cổ thụ nghìn năm tuổi
Cụm di tích Đình, Chùa Xuân Lung đã được xếp hạng Di tích lịch
sử văn hóa cấp tỉnh, nằm trong quần thể các di tích lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên
Thế. Việc bảo tồn được cây gỗ lớn, có tuổi trên 1.100 năm là cả một quá trình
kiên trì gìn giữ, canh giữ của nhân dân địa phương; để cây linh thiêng hóa
thành “Thần Mộc”, trường tồn cùng trời đất, chứng kiến sự đổi thay của muôn
loài.
Người dân xã Xuân Lương, huyện Yên Thế vẫn gọi cây Lim xanh
cổ thụ, nơi giáp ranh giữa hai bản Thượng Đồng và bản Nghè trên Đồi lim là “cụ”
Lim, là “thần mộc” và coi đây là “báu vật” của rừng còn sót lại sau nhiều biến
động, thăng trầm của thời gian và lịch sử.
Xuân Lương là xã vùng cao nằm ở phía tây bắc của huyện Yên
Thế, có tổng diện tích đất tự nhiên trên 2.500 ha, đất đai chủ yếu là đồi núi;
toàn xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số gần 6.500 người; trong
đó, người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Đã từ rất lâu nhiều người biết đến
Xuân Lương với những cánh rừng đại ngàn, có vô vàn lâm sản quý hiếm, đặc biệt
là rừng cây gỗ lớn như Đinh, Lim, Sến, Táu… Trong đó thân thuộc và giá trị nhất
phải kể đến là Cây Lim xanh – nghìn năm tuổi, mà mọi người trong vùng vẫn thường
gọi tên “Cụ Lim” –
Đây là cây di sản đầu tiên được công nhận trên địa bàn huyện
Yên Thế. Ngày 14/02/2017, huyện Yên Thế đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng Công
nhận Cây di sản (Quyết định số 491/QĐ-HMTG ngày 20/10/2016 của Hội bảo vệ thiên
nhiên và Môi trường Việt Nam).Cây Linh xanh ngự trên Đồi Lim, thuộc làng Xuân
Lung, xã Xuân Lương. Tên gọi Đồi Lim đã tồn tại từ rất lâu cùng với tên gọi các
con sông, con suối, thửa ruộng cũng như tên đất, tên làng: Đèo Ngà, Suối Ó
Thuông Luông, Ruộng Cầu Đá, Ruộng Con Rùa, Ao Bèo, Giếng Làng, Làng Xuân Lung
…Theo phong thủy thì khu đất Đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây
Lim và cây De là mũi của rồng.
Bởi vậy Cây Lim xanh chính là một biểu tượng linh thiêng
trong đời sống tâm linh của bà con nhân dân các dân tộc nơi đây.Theo truyền
tích để lại, do cây Lim xanh là loài gỗ quý, lại rất to lớn và giá trị nên
không ít người có ý định đốn hạ nhưng đều không thể thực hiện được: có người đã
lên bắc cưa xẻ để cắt cây nhưng ngay lập tức bị đàn ong bay đến và xua đuổi, phải
bỏ ý định; rồi có người đốn chặt một đoạn rễ của cây, sau đó gia đình liên tiếp
gặp tai ương, kinh tế khốn đốn, phải đến Đình Xuân Lung làm lễ bái tạ thì mới
yên ổn …
Trong những năm đầu của cách mạng và thời kỳ đấu tranh chống
Thực dân Pháp xâm lược, theo các bậc bô lão trong vùng kể lại, cây Lim từng được
sử dụng như là một nơi quan sát, địa điểm liên lạc của các đồng chí tham gia hoạt
động cách mạng khu vực giáp ranh Yên Thế và Thái Nguyên như: bà Hà Thị Quế, ông
Chu Duy Kính... Nơi đây, trong một cuộc đánh phá của Thực dân Pháp, chúng đã thả
bom dữ dội tại làng Xuân Lung, làm nứt chuông của Đình và cả khu làng bị cháy rụi
vì vậy tên làng còn gọi là Làng Cháy, tuy nhiên Cây Lim xanh vẫn bình yên như
có một bàn tay vô hình che chở khỏi bom đạn của kẻ thù.
Để đánh giá đầy đủ và đúng đắn giá trị văn hóa của Cây lim
xanh cổ thụ; đồng thời nhằm bảo tồn, phát huy tốt nhất giá trị của quần thể di
tích đình đền Xuân Lung cũng như Cây Lim xanh, trong thời gian qua, cấp ủy,
chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo lập hồ sơ khoa học gửi cơ quan có thẩm
quyền xem xét để công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Quá trình xem xét, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đánh giá đây
là một trong số ít cây Lim xanh cổ thụ nhất của vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam
và Cây hội tụ đầy đủ các điều kiện để được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Đây chính là những đánh giá đúng đắn, kịp thời, góp phần
quan trọng thay đổi nhận thức và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái
rừng; khơi dậy sức mạnh đoàn kết, đánh thức tiềm năng về du lịch ở nơi đây, với
đầy đủ hệ sinh thái đa dạng, hứa hẹn tiềm năng về du lịch tâm linh, sinh thái,
du lịch trải nghiệm để con người hòa quện cùng thiên nhiên một cách hết sức gần
gũi, tự nhiên.
Với thần tích cây Lim xanh – cây di sản, mong rằng, mỗi người
dân hãy luôn là những cá nhân tiêu biểu, tích cực tuyên truyền và có những hành
động cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ
cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.
Tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn Cây di sản; để cây mãi trường tồn,
sừng sững, hiên ngang giữa đất trời! Như khí phách ngàn đời của ông cha ta!
Cùng với những địa điểm di tích Quốc gia đặc biệt khởi nghĩa Yên Thế, Thác Ngà,
Chè xanh Bản Ven… mỗi người về với mảnh đất Yên Thế anh hùng đến với “Cụ Lim”,
thăm các di tích lịch sử, kết hợp du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch
trải nghiệm…là dịp được tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng
và đậm tình người nơi đây.