Đình làng Yên Viên, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thờ Long Linh Đại Vương Thần (húy), hiệu Hùng Liệt Đại Vương, được vua Trưng Nữ Vương sắc phong đương cảnh Thành Hoàng Uy Công Phổ Hộ hiển ứng linh khánh phù vận tôn nghiệp khoan hậu Long Linh Đại Vương.
Yên Viên nằm trong khu vực có tầng trầm tích văn hóa dày,
nơi giao thoa của văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc. Khu vực này còn tồn tại đến
ngày nay nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng như: khu di tích Cổ Loa, Đền thờ Đức
thánh Phù Đổng, Đền thờ Bát vương triều Lý, Đền Đô… Cũng như bao làng quê trên
dải đất Đồng bằng Bắc Bộ, cuộc sống của con người trên mảnh đất Yên Viên luôn gắn
liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng, chính vì vậy, ngôi chùa, ngôi đình hiển
hiện trong mỗi làng quê như một phần không thể thiếu.
Đình làng Yên Viên, quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội thờ Long
Linh Đại Vương Thần (húy), hiệu Hùng Liệt Đại Vương, được vua Trưng Nữ Vương sắc
phong đương cảnh Thành Hoàng Uy Công Phổ Hộ hiển ứng linh khánh phù vận tôn nghiệp
khoan hậu Long Linh Đại Vương.
Khi Nhị vua Hai Bà Trưng đem quân đến Tiểu Hoa Lâm Trang,
Yên Viên trại, bên sông Thiên Đức, Đức Đại Vương Uy Công Phổ Hộ đã hiển phù Vua
Trưng Nữ Vương đánh tan giặc Tô Định.
Long Linh Thần (húy), hiệu Hùng Liệt Đại Vương, ngài Uy Công Phổ Hộ phù trợ Hai Bà Trưng đánh Tô Định. Ngài chính dòng thủy tộc của vua Lạc Long Quân
Trước đó, vào thời Hùng Vương thứ 18, khi nhà Thục đem quân
xâm lược, Sơn Thánh Tản Viên cử Ngài Uy Công Phổ Hộ làm Đề Đốc Thủy đạo Đại Tướng
Quân, phong hiệu Hùng Liệt Đại Vương, cấp cho 2000 chiến thuyền, hùng binh 15 vạn,
thuỷ bộ 500 viên ... Ngài là chính dòng
thủy tộc Lạc Long Quân, tức Bạch Hạc Tam Giang thần.
Đình là công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chung của làng. Đình thôn Yên Viên
thờ thành hoàng làng là Long Linh Đại Vương, thần đã có công bảo vệ đất nước, bảo
vệ cuộc sống bình yên của dân làng; được các đời vua ban tặng sắc và gia phong
mĩ tự và được nhân dân thờ phụng muôn đời.
Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Đình thôn
Yên Viên đã bị tàn phá, sau này được nhân dân phục dựng khi hòa bình lập lại;
tuy không còn giữ được dáng vẻ kiến trúc của ngày đầu khởi dựng nhưng vẫn giữ
được những nét cổ kính truyền thống của kiến trúc đình làng Việt Nam thể hiện ở
hình dáng bên ngoài của ngôi đình.
Căn cứ vào hệ thống các sắc phong, trong đó, sắc phong có
niên đại sớm nhất là Cảnh Hưng thứ 28 (1767), có thể đoán định đình thôn Yên
Viên được khởi dựng vào khoảng cuối thời Lê. Cùng với đó là các di vật thờ phụng
như: ngai thờ, kiệu gỗ, cửa võng, hoành phi, câu đối v.v… mang giá trị văn hoá,
khoa học và thẩm mỹ; mỗi đồ thờ chứa đựng tâm nguyện, ước vọng của nhân dân cầu
mong cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Đây là những tư liệu quan trọng góp phần
tìm hiểu về lịch sử làng xã qua các thời kỳ.
Có thể khẳng định,
Đình thôn Yên Viên là một di tích tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống nhân
dân mang trong mình những giá trị về mặt lịch sử, văn hoá kiến trúc, nghệ thuật
đã góp phần tô thêm nét đẹp cho vùng đất ven đê sông Hồng – Một di tích xứng
đáng được trân trọng, bảo vệ và gìn giữ. Và hôm nay, di tích đó được UBND thành
phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Di tích lịch sử Đình Yên Viên: