Ghé Điếm xóm Chùa Thành Cổ Loa, tưởng nhớ tướng quân Cao Lỗ Ghé Điếm xóm Chùa Thành Cổ Loa, tưởng nhớ tướng quân Cao Lỗ Tướng Cao Lỗ - người đã chế ra nỏ thần theo truyền thuyết, hiện cũng được thờ cùng với An Dương Vương ở đình “Ngự triều di quy” nằm tại cụm Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội). Cách đây khoảng hơn 20 năm, ở địa phương đã cho dựng tượng Cao Lỗ trên mặt hồ trước điếm; cũng chính vì thế, nay nhiều người quen gọi là đền thờ Cao Lỗ, thay vì Điếm xóm Chùa. Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Theo tư liệu lịch sử, vào năm 210 trước Công nguyên, Triệu Đà tiến hành xâm lược Âu Lạc. Lực lượng quân sự nước Âu Lạc lúc đó khá hùng mạnh, bao gồm cả quân bộ và quân thủy, được trang bị chiến thuyền và nhiều loại vũ khí, tiêu biểu hơn hết là các loại vũ khí cung nỏ. Theo Việt sử lược Cao Lỗ “dạy được một vạn quân lính”, lại “làm được nỏ liễu, mỗi lần giương nỏ bắn ra được mười phát tên”. Hàng ngày, Cao Lỗ huấn luyện cho binh sĩ tập bắn cung nỏ. An Dương Vương thường xem tập bắn tên trước Ngự xạ đài.Khi quân Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ “liên châu” bắn ra như mưa, thây giặc chết đầy nội. Giặc kinh hoàng vì những làn tên kỳ lạ; những tên sống sót ôm đầu trốn chạy. Triệu Đà hết sức kinh hãi thốt ra hai tiếng “Nỏ thần” càng khiến cho lũ tàn binh bủn rủn chân tay; giặc phải rút lui. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) chép: “Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy… Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh”. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà buổi đầu thắng lợi... Ghi nhớ công lao của tướng quân Cao Lỗ, trong quần thể di tích thành Cổ Loa, người dân đã lập đền thờ ông. Thông tin từ các cụ cao niên sống trong Di tích Thành Cổ Loa, tổng thể cụm di tích có 5 nơi thờ. Trong đó, đền đầu tiên thờ Tứ Vân Cao Lỗ (Điếm xóm Chùa) còn gọi là Miếu xóm Chùa hay đền thờ Cao Lỗ nằm trong vòng thành Nội (rộng 1km), chính giữa cạnh Nam của thành. Điếm được xây dựng năm 1899 (theo dòng niên đại ghi trên câu đầu), công trình chính là một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhị gồm Đại bái, Hậu cung (trên ảnh là cổng vào của điếm). Phía trước Điếm có một hồ nước, là dấu tích của con hào ngoài thành, nay đã bị mất gần hết. Giữa hồ đặt tượng Cao Lỗ, vị tướng tài của vua An Dương Vương. Người ta thường biết đến tướng Cao Lỗ chế tạo nỏ thần liên châu, hay còn được gọi là “Linh Quang Thần Cơ” là một loại nỏ với mũi tên bằng đồng 3 cạnh có tính sát thương cao, mà mỗi lần bắn được nhiều phát. Lịch sử ghi lại rằng, nỏ Liên Châu chính là thứ vũ khí thể hiện tính sáng tạo của người Việt cổ và trở thành thứ vũ khí thần dũng nhất của Âu Lạc thời bấy giờ. Sau khi tướng Cao Lỗ mất, do có công chế tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành hoàng xóm và thờ tại Điếm, Từ nơi đặt tượng đá của tướng quân Cao Lỗ trông sang sẽ thấy tiền tế và hậu cung, có diện tích hơn 100m2. Hiện nay, nơi đây thờ linh thần, thổ công, thổ địa, thuỷ thần và cả tướng Cao Lỗ. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng của địa phương như hội họp, tập trung tuần canh túc trực bảo vệ an ninh từng xóm, hoạt động văn hóa dân gian vào ngày lễ hội... Tương truyền, Điếm xóm Chùa trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng cùng thời với đình Ngự triều di quy. Mặc dù điếm quay hướng Nam, nhưng lối đi vào lại từ phía đông, qua một cổng nhỏ đến sân dưới, từ đó lên sân trên tiếp giáp với nền nhà cao 0,6m, có bậc tam cấp chạy suốt mặt trước nhà tiền tế. Trang trí nội thất của điếm chủ yếu tập trung ở gian giữa tiền tế với hai bức hoành phi phía trên, hương án phía dưới có đôi hạc thờ bằng gỗ và nhiều đồ thờ như: chiêng trống, cờ quạt, chân hương … Tất cả được trang hoàng lộng lẫy và rất trang trọng tôn nghiêm. Theo người dân trong làng, ở đây mặc dù có 5 nơi thờ, nhưng chỉ có hai bức tượng bằng đồng duy nhất là bức tượng Vua Thục Phán An Dương Vương nặng 350 kg đồng và tượng tướng quân Cao Lỗ nặng 250 kg đồng. Bên cạnh đó, ở phía đông mặt sân trước còn có một giếng cổ xây miệng hình bát giác bằng đá xanh. Nó có độ sâu khoảng 7 mét, rộng chừng 2 mét. Được biết, giếng đã tu sửa và chắn mạch, ngăn dòng nước dâng lên đến miệng giếng để tránh trẻ con lại gần. Phía cạnh giếng còn có một miếu nhỏ thờ thuỷ thần. Qiang Minh Nguồn: Báo Lao động Thủ đô Tướng Cao Lỗ - người đã chế ra nỏ thần theo truyền thuyết, hiện cũng được thờ cùng với An Dương Vương ở đình “Ngự triều di quy” nằm tại cụm Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội). Cách đây khoảng hơn 20 năm, ở địa phương đã cho dựng tượng Cao Lỗ trên mặt hồ trước điếm; cũng chính vì thế, nay nhiều người quen gọi là đền thờ Cao Lỗ, thay vì Điếm xóm Chùa. Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Theo tư liệu lịch sử, vào năm 210 trước Công nguyên, Triệu Đà tiến hành xâm lược Âu Lạc. Lực lượng quân sự nước Âu Lạc lúc đó khá hùng mạnh, bao gồm cả quân bộ và quân thủy, được trang bị chiến thuyền và nhiều loại vũ khí, tiêu biểu hơn hết là các loại vũ khí cung nỏ. Theo Việt sử lược Cao Lỗ “dạy được một vạn quân lính”, lại “làm được nỏ liễu, mỗi lần giương nỏ bắn ra được mười phát tên”. Hàng ngày, Cao Lỗ huấn luyện cho binh sĩ tập bắn cung nỏ. An Dương Vương thường xem tập bắn tên trước Ngự xạ đài.Khi quân Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ “liên châu” bắn ra như mưa, thây giặc chết đầy nội. Giặc kinh hoàng vì những làn tên kỳ lạ; những tên sống sót ôm đầu trốn chạy. Triệu Đà hết sức kinh hãi thốt ra hai tiếng “Nỏ thần” càng khiến cho lũ tàn binh bủn rủn chân tay; giặc phải rút lui. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) chép: “Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy… Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh”. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà buổi đầu thắng lợi... Ghi nhớ công lao của tướng quân Cao Lỗ, trong quần thể di tích thành Cổ Loa, người dân đã lập đền thờ ông. Thông tin từ các cụ cao niên sống trong Di tích Thành Cổ Loa, tổng thể cụm di tích có 5 nơi thờ. Trong đó, đền đầu tiên thờ Tứ Vân Cao Lỗ (Điếm xóm Chùa) còn gọi là Miếu xóm Chùa hay đền thờ Cao Lỗ nằm trong vòng thành Nội (rộng 1km), chính giữa cạnh Nam của thành. Điếm được xây dựng năm 1899 (theo dòng niên đại ghi trên câu đầu), công trình chính là một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhị gồm Đại bái, Hậu cung (trên ảnh là cổng vào của điếm). Phía trước Điếm có một hồ nước, là dấu tích của con hào ngoài thành, nay đã bị mất gần hết. Giữa hồ đặt tượng Cao Lỗ, vị tướng tài của vua An Dương Vương. Người ta thường biết đến tướng Cao Lỗ chế tạo nỏ thần liên châu, hay còn được gọi là “Linh Quang Thần Cơ” là một loại nỏ với mũi tên bằng đồng 3 cạnh có tính sát thương cao, mà mỗi lần bắn được nhiều phát. Lịch sử ghi lại rằng, nỏ Liên Châu chính là thứ vũ khí thể hiện tính sáng tạo của người Việt cổ và trở thành thứ vũ khí thần dũng nhất của Âu Lạc thời bấy giờ. Sau khi tướng Cao Lỗ mất, do có công chế tạo nỏ thần nên ông được xóm Chùa thờ làm thành hoàng xóm và thờ tại Điếm, Từ nơi đặt tượng đá của tướng quân Cao Lỗ trông sang sẽ thấy tiền tế và hậu cung, có diện tích hơn 100m2. Hiện nay, nơi đây thờ linh thần, thổ công, thổ địa, thuỷ thần và cả tướng Cao Lỗ. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng của địa phương như hội họp, tập trung tuần canh túc trực bảo vệ an ninh từng xóm, hoạt động văn hóa dân gian vào ngày lễ hội... Tương truyền, Điếm xóm Chùa trước kia là một trạm gác, có thể được xây dựng cùng thời với đình Ngự triều di quy. Mặc dù điếm quay hướng Nam, nhưng lối đi vào lại từ phía đông, qua một cổng nhỏ đến sân dưới, từ đó lên sân trên tiếp giáp với nền nhà cao 0,6m, có bậc tam cấp chạy suốt mặt trước nhà tiền tế. Trang trí nội thất của điếm chủ yếu tập trung ở gian giữa tiền tế với hai bức hoành phi phía trên, hương án phía dưới có đôi hạc thờ bằng gỗ và nhiều đồ thờ như: chiêng trống, cờ quạt, chân hương … Tất cả được trang hoàng lộng lẫy và rất trang trọng tôn nghiêm. Theo người dân trong làng, ở đây mặc dù có 5 nơi thờ, nhưng chỉ có hai bức tượng bằng đồng duy nhất là bức tượng Vua Thục Phán An Dương Vương nặng 350 kg đồng và tượng tướng quân Cao Lỗ nặng 250 kg đồng. Bên cạnh đó, ở phía đông mặt sân trước còn có một giếng cổ xây miệng hình bát giác bằng đá xanh. Nó có độ sâu khoảng 7 mét, rộng chừng 2 mét. Được biết, giếng đã tu sửa và chắn mạch, ngăn dòng nước dâng lên đến miệng giếng để tránh trẻ con lại gần. Phía cạnh giếng còn có một miếu nhỏ thờ thuỷ thần.Qiang Minh Nguồn: Báo Lao động Thủ đô Trở về đầu trang Ghé Điếm xóm ChùaThành Cổ Loa thờ phụng tướng quân Cao Lỗ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10