Đình làng vệ xưa thuộc thôn Thụy Phú, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, vốn nổi tiếng với hình ảnh hai ông voi cổ kính và 24 sắc phong là tài liệu quý hiếm được UBND thành phố Hà Nội công nhận, đã trở thành biểu tượng tâm hồn cho người dân nơi đây.
Toàn cảnh Di Tích Đình Làng Vệ Xưa tại Thôn Thụy Phú Xuyên
Giữa làn sóng hội nhập và phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, nơi mà đời sống công nghệ ngày càng chiếm lĩnh, hình ảnh những mái đình, mái chùa rêu phong vẫn luôn là điểm tựa tinh thần, là nơi trở về bình yên trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Đình làng Thụy Phú, hay còn gọi là Đình hai ông voi, không chỉ là di sản văn hóa mà còn là nơi chứa đựng những giá trị tinh thần, niềm tự hào của cộng đồng dân cư nơi đây.
Đình làng Vệ xưa thuộc thôn Thụy Phú, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, vốn nổi tiếng với hình ảnh hai ông voi cổ kính
Mặc dù có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, nhưng đến nay Đình làng Vệ xưa vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử. Người dân địa phương đã không ngừng kêu gọi sự quan tâm của các cấp, các ngành để ngôi đình có thể được công nhận, bảo tồn và phát huy giá trị.
Những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng Vệ xưa
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của Đình Thụy Phú lại đang đối mặt với nhiều thách thức. Dù sở hữu giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đình làng này vẫn mỏi mòn chờ đợi sự công nhận và bảo tồn từ các cấp, các ngành. Người dân Thụy Phú đã không ngừng nỗ lực, sử dụng mạng xã hội như Facebook làm cầu nối, để kết nối, chia sẻ thông tin, hình ảnh về ngôi đình cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng vệ xưa, nhằm thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ cộng đồng, các nhà quản lý.
Đình làng Thụy Phú, hay còn gọi là Đình hai ông voi, không chỉ là di sản văn hóa mà còn là nơi chứa đựng những giá trị tinh thần, niềm tự hào của cộng đồng dân cư nơi đây
Nhờ không gian mạng, những thông điệp về giá trị di sản, về nhu cầu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đình làng đã được lan tỏa rộng rãi, góp phần tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống mà còn mở ra cơ hội để đình làng Thụy Phú được công nhận và bảo tồn đúng mức.
Đình làng Vệ xưa tại Thôn Thụy Phú là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa Việt Nam
Ông Trần Mạnh Dung hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Thụy Phú cho biết; Vào năm 2012, Đồng chí Nguyễn Văn Quý, thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, đã đến Thụy Phú để khảo sát và dịch 24 trần sắc, trần tích đang được lưu giữ và bảo tồn tại làng. Việc này đã được đồng chí Chu Văn Tuấn, Phó Viện trưởng, viện nghiên cứu tôn giáo năm 2012 đã ký xác nhận vào bản dịch đó. Đó là một bước quan trọng, là một tín hiệu cho người dân Thụy Phú rằng những nỗ lực của họ được công nhận và đánh giá.
Từ năm 2012 đến nay, dân làng Thụy Phú không ngừng quyết tâm bảo tồn những di tích cổ xưa quý giá của địa phương. Họ hiểu rằng những di sản này là kho tàng văn hóa và lịch sử không chỉ của người dân Thụy Phú mà còn của cả cộng đồng. Mọi công việc từ việc tu bổ, tìm hiểu, giáo dục cộng đồng cho đến việc gây quỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn đều được người dân làng đồng lòng tham gia, năm 2018 người dân thôn thụy phú vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận 24 sắc phong là tài liệu quý hiếm theo quyết định số 1017/QĐ ngày mồng 5 tháng 3 năm 2018.
Đình làng Vệ xưa thuộc thôn Thụy Phú, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, vốn nổi tiếng với 24 sắc phong của các triều đại
Hoạt động bảo tồn di sản không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng. Mỗi người dân Thụy Phú, dù ở bất cứ đâu, đều có thể đóng góp một phần công sức vào việc giữ gìn và phát huy giá trị của đình làng vệ xưa, qua đó, gìn giữ linh hồn của dân tộc, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đình làng Thụy Phú, hay còn gọi là Đình hai ông voi mang nét cổ kính
Đình làng Vệ xưa tại Thôn Thụy Phú là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này không chỉ là trách nhiệm của người dân địa phương mà còn là của cả cộng đồng, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Mong rằng, trong tương lai không xa, Đình làng Vệ xưa sẽ được công nhận là di tích lịch sử, trở thành điểm đến văn hóa quan trọng, nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa & Phát triển