Hà Nội: Yên bình làng cổ Ước Lễ Hà Nội: Yên bình làng cổ Ước Lễ Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy (thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai), là một trong những ngôi làng cổ của xứ Đoài, nằm ở phía tây nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Nhắc đến Ước Lễ, nhiều người nhớ ngay tới đặc sản giò chả nức tiếng. Nhưng không chỉ có vậy, Ước Lễ còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa - một “bảo tàng sống" về lối sống nông nghiệp điển hình của nông thôn Bắc Bộ. Mỗi làng quê Bắc Bộ bình dị, phía sau cổng làng, đều cất giữ trong đó biết bao chuyện hưng suy, vui buồn, theo năm tháng có chuyện mai một, có chuyện thì còn mãi với thời gian… Đến với làng Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chúng ta như bước vào một cuốn tiểu thuyết mà quá khứ hiện hữu, sống động với hiện tại. Làng cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa luôn được bao bọc bởi lũy tre ken dày, ấp ủ sau mỗi lũy tre yên bình đó là cộng đồng dân cư gắn bó bao đời, là cây đa, bến nước, sân đình, là chùa chiền, miếu mạo vừa thâm nghiêm, vừa gần gũi. Với tính chất tự trị, tự quản, mỗi làng có địa vực riêng, dân làng có giọng nói riêng, có phong tục tập quán riêng, có hương ước như cuốn “luật làng”, có hệ thống chức dịch do chính dân làng bầu ra, có đội ngũ tuần phiên canh gác, để chống trộm cướp, bảo vệ an ninh trật tự trong làng, ngoài đồng… nên có người cho rằng mỗi làng xã xưa như “một nước cộng hòa thu nhỏ”. Với đặc điểm đó, cổng làng có vị trí quan trọng đặc biệt. Trước hết, đó là nơi kiểm soát người ra vào làng, là nơi được đóng chặt vào ban đêm và có tuần phiên canh giữ. Cổng làng cũng là bộ mặt của làng. Nhìn cổng làng người ta có thể biết làng to hay nhỏ, làng giàu hay làng nghèo, nhiều người học hành đỗ đạt hay không. Do biến thiên của lịch sử, từ giữa thế kỷ XX, cơ cấu tổ chức, quản trị làng xã đã thay đổi, làng xã không còn khép kín như xưa, cổng làng mất đi chức năng bảo vệ. Vì thế mà cổng làng lần lượt biến mất, đến khi những người làm văn hóa “sực tỉnh” thì cổng làng xưa chỉ còn lại một phần nhỏ, mà những cổng làng được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn, không bị làm biến dạng, không bị các công trình mới chen lấn chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Cổng làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một trong những công trình “đếm trên đầu ngón tay” đó. Ước Lễ là một trong bốn làng của xã Tân Ước, ở phía Nam huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng xưa, nay thuộc Hà Nội. Bốn thôn của Tân Ước là Ước Lễ, Phúc Thụy, Tri Lễ, Quế Sơn, trong đó Phúc Thụy vốn là hai làng cổ Phúc Lâm và Minh Thụy hợp thành. Ba làng Ước Lễ, Phúc Lâm và Minh Thụy đều có tên Nôm là làng Chảy, trong quần thể “Bảy làng La, ba làng Chảy” của Thanh Oai nằm bên theo bờ sông Nhuệ, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Như một cổng thành xinh xắn nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi, bề thế, thấp thoáng bóng dáng của Đông Hà môn - cửa Ô Quan Chưởng ở Hà Nội, cổng làng Ước Lễ cũng xây bằng gạch chỉ không trát, phía trên có vọng lâu. Cổng cao chừng 6m, ngang rộng gấp đôi chiều cao. Dân làng nói rằng cổng được làm từ thời Mạc, nhưng có lẽ đây là công trình của thế kỷ XIX. Cổng làng Ước Lễ phía trước và sau. Cổng có vòm tròn, cao 2,2m, chiều rộng 1,5m. Phía trên trán cổng là ba chữ Hán đại tự rất đẹp “Ước Lễ môn” nghĩa là Cổng (làng) Ước Lễ. Đây là chữ lấy từ lời của Khổng Tử trong Luận ngữ: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ” nghĩa là: Người quân tử phải học hành để mở mang kiến thức, sau đó phải nương theo lễ giáo, tuân thủ pháp luật… mà kiềm chế, giữ gìn tư cách, như vậy mới không trái đạo lý. Tên làng không biết có tự bao giờ nhưng rõ ràng là mang một ý nghĩa rất sâu sắc, như lời căn dặn, nhắc nhở của người dân Ước Lễ truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cổng gắn liền với chiếc cầu cong dài chừng 10m, rộng hơn 2m bắc qua một hào nước, khiến cổng làng Ước Lễ càng mang dáng vẻ cổng thành hơn các cổng làng khác. Có thể nói cổng làng Ước Lễ với lũy cao, hào sâu là hình ảnh thu nhỏ của các cổng Kinh thành Huế như Cửa Thể Nhân (cửa Ngăn), Chánh Bắc Môn (cửa Hậu), Chánh Đông Môn (cửa Đông Ba)… Điểm làm tăng thêm giá trị, tăng thêm hàm lượng văn hóa cho cổng làng Ước Lễ chính là đôi câu đối rất độc đáo, cả hai vế đều được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán: Thâm nghiêm kín cổng cao tường, thương cổ nguyện tàng kỳ thị Xôn xao trước thầy sau tớ, mã xa phục quá thử kiều Vế đầu các cụ viết “Thâm nghiêm kín cổng cao tường” là một câu lẩy Kiều, rất phù hợp và thật dễ hiểu đối với cổng làng, nhưng phần chữ Hán “Thương cổ nguyện tàng kỳ thị” lại mang một hàm ý sâu xa. Mấy chữ này lấy từ lời của Mạnh Tử. Đôi câu đối tại cổng làng Ước Lễ. Mạnh Tử cho rằng: Nhà vua mà trọng dụng người hiền tài, đưa người tuấn kiệt lên vị trí xứng đáng thì trí thức trong nước sẽ vui mừng, ai cũng muốn ra làm quan để cống hiến. Ở nơi đô thị, nhà vua chỉ thu thuế thương mại mà không thu tiền đất, tiền phố thì “thiên hạ chi thương giai duyệt, nhi nguyện tàng ư kỳ thị hỹ” – các nhà buôn sẽ vui mừng, ai cũng muốn tích chứa hàng hóa nơi phố thị của nhà vua để buôn bán… Nói theo ngôn ngữ hôm nay thì “thương cổ nguyện tàng kỳ thị” là lời của dân làng Ước Lễ cầu chúc người ra đi buôn bán gặp môi trường kinh doanh, thuận lợi, dễ dàng; “Thâm nghiêm kín cổng cao tường” còn có thể hiểu là môi trường ở đó an ninh, trật tự được bảo đảm. Vế sau, “Xôn xao trước thầy sau tớ ” cũng là câu lẩy Kiều, vẽ nên bức tranh tấp nập người làng, ngựa xe qua lại, chào hỏi lao xao, như vế trước, “mã xa phục quá thử kiều” cũng mang một ẩn ý sâu sắc. Mấy chữ Hán này lấy từ điển tích Tư Mã Tương Như tự Trường Khanh, người Thành Đô đời nhà tây Hán. Tư Mã Tương Như rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi bỏ quê lên Trường An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như đề lên cầu mấy chữ: “Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều” nghĩa là: Không ngồi xe tứ mã sẽ không trở lại cây cầu này nữa. Đây là lời thề, lời hứa quyết tâm lập nên công danh, sự nghiệp, nếu không thành đạt sẽ không trở về quê. Quả nhiên về sau Tư Mã Tương Như gặp quan vận hanh thông, được làm quan cao, chức trọng. Ông còn nổi tiếng với mối tình đẹp với Trác Văn Quân có khúc hát Phượng cầu hoàng nổi tiếng. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng nhắc đến khúc hát này: “Khúc đâu Tư Mã phượng cầu/ Nghe ra như oán, như sầu phải chăng”. Và "Bích Câu kỳ ngộ" có câu: “Cầu hoàng tay lựa nên vần/ Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào”. Hay Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu: “Như chuyện Tương Như và Trác Thị/ Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng/ Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng/ Tôi với em Nhi kết vợ chồng!”. Trong điển cố này, sau năm năm đi xa Tương Như đã dùng “cao xa tứ mã”, đích thân về Thành Đô nghênh đón Trác Văn Quân nhập kinh đô Tràng An. Trở lại đôi câu đối cổng làng Ước Lễ, ta thấy tác giả chắc hẳn là nhà nho phong lưu, tài tử và cao thủ về chữ nghĩa. Các cụ đã gửi gắm theo đó niềm mong ước, lời cầu chúc và niềm tin tưởng người làng ra đi kinh doanh sẽ may mắn, thuận lợi; người theo con đường công danh cũng thành đạt để rồi trở về cây cầu làng thân thương này. Bao nhiều năm qua cổng làng vẫn đứng đó, tiễn người ra đi và ngóng trông, hy vọng những người đi xa sẽ trở về. Đôi câu đối vừa thực tế vừa bay bổng, vừa giản dị vừa thể hiện khát vọng cao sang của một làng quê nhỏ bé, khiêm nhường. Hai câu đối lẩy Kiều này gợi lại phong trào tập Kiều, lẩy Kiều một thời rất sôi nổi ở đầu Thế kỷ XX, đôi câu đối này làm vào thời kỳ đó chăng? Một ấn tượng không thể không ca ngợi, đó là chữ đại tự “Ước Lễ môn” và đôi câu đối, dù mới được tu sửa nhưng chữ rất đẹp, rất cổ kính, ngoạn mục, người bảo tồn đã giữ được cái “thần” của nét bút xưa, dù ngày nay thợ biết chữ Hán rất hiếm hoi… Đây là điều nhiều di tích khác, dù đồ sộ hơn, cũng không làm được. Đình Ước Lệ Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Phía trên vọng lâu có biển “Mỹ tục khả phong” nghĩa là Tục đẹp thói hay/ Phong tục tốt đẹp, do nhà vua ban cho làng Ước Lễ vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Các cụ trong làng cho hay Ước Lễ vinh dự được ban khen biển ngạch này là do làng có Quỹ Nghĩa thương rất lớn. Theo quy định bấy giờ, Quỹ trên 1500 quan tiền mới được ban khen. Quỹ này được lập để cứu trợ những gia đình khó khăn, những người dân không may ốm đau bệnh tật, gặp địch họa thiên tai hay mùa màng thất bát. Quỹ tồn tại đến sau năm 1945, trong trận đói năm Ất Dậu, qũy đã xuất ra nhiều thóc gạo để nấu cháo cứu đói người dân trong xã, trong vùng. Hà Đông xưa có nhiều xã được triều đình ban tặng biển ngạch “Mỹ tục khả phong”, trong đó có làng Đôn Thư, quê hương Thám hoa Vũ Phạm Hàm, gần làng Ước Lễ. Mặt trong của cổng, người từ trong làng đi ra đều thấy ba chữ đại tự “Thiểu cao đại”. Ba chữ này lấy từ chuyện Vu Công - ông họ Vu xưa làm quan chuyên về hình luật nhưng rất nhân đức. Ông không làm oan người vô tội, mà ngay cả người bị oan đã chết ông cũng minh oan cho họ. Sử sách còn kể câu chuyện một nàng dâu chăm mẹ chồng rất có hiếu, nhưng mẹ chồng bị ngộ độc qua đời, cô con dâu bị buộc tội giết mẹ chồng và xử tội chết. Nỗi oan của nàng dâu khiến trời đất cũng bất bình, dẫn đến hạn hán nhiều năm. Sau khi tra xét rõ ràng, Vu Công đã minh oan cho nàng và lập đàn tế giải oan. Lễ tế vừa xong thì trời đổ mưa tầm tã… Một hôm về quê thấy con cháu đang xây cổng, Vu Công nói: “Thiểu cao đại, linh dung tứ mã xa cái. Ngã trị ngục đa ấm đức, tử tôn tất hưng”, nghĩa là: Làm cao to lên một chút nữa, để xe tứ mã và tàn lọng có thể qua được. Ta trị ngục có nhiều âm đức, con cháu nhất định sẽ hưng vượng. Quả nhiên về sau, con của Vu Công là Vu Định Quốc làm quan đến Thừa tướng, con của Vu Định Quốc là Vu Vĩnh được Hán Tuyên Đế gả Công chúa Lưu Thi. Như vậy, “Thiểu cao đại” mang hàm ý rằng các thế hệ trước (của làng) đã làm nhiều việc nhân đức, nên thế hệ sau nhất định sẽ hưng vượng; đó cũng là lời nhắc nhở dân làng dù đi đâu, làm gì cũng nên sống có đạo đức, biết làm việc thiện, để lại phúc đức cho con cháu. Vì ý nghĩa vừa nhân văn, vừa sâu sắc như thế nên nhiều cổng làng cổ có đề ba chữ này. Hiện ở Hà Nội còn cổng làng Tiên Thượng ( Nghĩa Đô), cổng làng Giáp Nhất bên sông Tô Lịch có đề “Thiểu cao đại”. Có điều ở cổng làng Ước Lễ ba chữ này được phục chế kém xa chữ ở mặt trước. Hy vọng một ngày đẹp trời, dân làng Ước Lễ xin chữ thật đẹp, đúng phong cách ba chữ “Ước Lễ môn” ở mặt trước để thay thế cho mấy chữ không tương xứng hiện nay. Qua cổng làng, dưới bóng đa cổ thụ là những kiến trúc đẹp, bên trái nhà ngôi nhà vuông vốn là điếm canh rất thanh nhã và dãy quán lợp ngói dài mấy chục mét nguyên vẹn kiến trúc xưa, đây là chợ của làng. Phía bên tay phải là đình làng Ước Lễ, phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, được giới chuyên gia đánh giá là đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội). Ông thủ từ cao niên vui vẻ dẫn chúng tôi vào thăm đình, đình thờ Thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia làm Thành hoàng. Đình rất lớn, dày đặc hoành phi câu đối, nhiều câu đối lòng máng khảm trai, ôm lấy những cây cột đồ sộ. Chính giữa đình là bức hoành phi đề “Trung chính anh linh”, đặc biệt là đôi câu đối đề ca ngợi Thành hoàng: “Vị vọng quá tam triều, Triệu đế sơn hà thân thượng trọng / Tinh trung tồn nhất kiếm, Hán quân qua giáp mục trung khinh” tạm dịch là: Ngồi cao nhất ba triều, sông núi Triệu vương mang trọng trách /Lòng trung dồn một kiếm, giáo gươm quân Hán mắt coi khinh. Lý giải vì sao làng thờ một vị nhân thần từ hơn 2000 năm trước, dù đây không phải quê hương của Lữ Gia, ông Thủ từ cho biết, các cụ vẫn tương truyền rằng ngài Lữ Gia dũng cảm đánh nhau với quân Hán sang xâm lược Nam Việt. Do quân bạc nhược, nhiều nội gián nên ngài bị quân Hán chém cụt đầu. Ngài ngồi trên lưng ngựa, ôm đầu chạy mãi đến bãi Gấu trước cổng làng Ước Lễ, gặp đám phụ nữ ngài hỏi: “Người bị chém cụt đầu có cứu được không?”. Họ đều nói: “Xưa nay người không có đầu lại có thể sống được chăng?”. Thế là ngài liền ngã ngựa mà hóa. Ngài rất linh thiêng, các đời vua đều phong tặng, ca ngợi. Ông Vũ Trọng Thi, một thành viên nhiệt tình của Hội đồng hương Ước Lễ tại Hà Nội tặng tôi mấy cuốn sách ông sưu tầm, biên soạn về làng Ước Lễ cho hay: Con ngựa của Lữ Gia lồng chạy được dân bảy làng La bắt về thay nhau nuôi dưỡng. Đó là các làng La Cả, La Dương, La Giang, La Nội, La Khê, La Phù và La Tinh. Còn ba làng Chảy thì dân làng Phúc Lâm lượm được thủ cấp của ngài mang về táng ở thềm đình làng Phúc ngày nay; dân làng Minh Thụy lượm được thân ngài mang về táng ở miếu Minh; dân làng Ước Lễ ra sau thấy máu ngài bèn lấy lông gà vét về vẽ bức chân dung ngài để thờ, hiện bức chân dung còn thờ trong hậu cung đình làng. Vì truyền thuyết đó mà dân làng Ước Lễ gọi dân làng Phúc Lâm là “dân anh”, tự nhận là “dân em” và khi có lễ hội, Ước Lễ rước bài vị thành hoàng sang đình Phúc Lâm để trình rồi mới quay về đình làng tế lễ. Lắng nghe giới thiệu của ông Thủ từ và thông tin từ ông Vũ Trọng Thi tôi nghĩ thầm rằng chuyện tướng bị chém cụt đầu còn cưỡi ngựa chạy thật ra là một mô típ kinh điển, có trong thần tích của nhiều làng. Đó là lòng dân ngưỡng mộ mà thiêng hóa thành hoàng. Chiến trận tận Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), sao ngài có thể chạy về đến Ước Lễ mới ngã xuống… Chi tiết đó không có thật, nhưng lại nói lên sự thật khác, đó là Thừa tướng Lữ Gia là anh hùng cái thế, đã hy sinh cho cuộc chiến chống giặc Hán bảo vệ độc lập cho Nam Việt. Thừa tướng Lữ Gia, người xã Thiên Phúc, huyện Yên Sơn, làm quan thời nhà Triệu. Khi Triệu Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó. Nhà Hán nhiều lần sai sứ giả dụ Minh Vương vào triều. Minh Vương đã cáo bệnh không chịu nghe theo. Minh Vương chết, Thái tử Hưng lên thay, sau gọi là Triệu Ai Vương, Cù thị, hoàng hậu của Minh Vương được phong Thái hậu. Nhà Hán tiếp tục dụ dỗ, mua chuộc Nam Việt. Cù Thái hậu và Triệu Vương muốn theo nhà Hán, Lữ Gia thì kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Nam Việt. Nhà Hán đã cử Hàn Thiên Thu đem 2000 quân sang đất Việt để bắt giết Lữ Gia. Trước tình thế đó, năm 112 TCN, Lữ Gia đã diệt phe đầu hàng, giết Triệu Vương, Cù Thái hậu và sứ giả nhà Hán là Thiếu Quý, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương Hầu Kiến Đức lên làm vua Nam Việt. Lữ Gia xuất quân chống giặc, giết được Hàn Thiên Thu. Theo Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học mới xuất bản năm 2013, nhà Hán cho 10 vạn quân dưới sự chỉ huy của Lộ Bác Đức và Dương Bộc chia làm 5 cánh quân tiến đánh Nam Việt. Cuộc chiến không cân sức khiến Nam Việt mất thành Phiên Ngung, Lữ Gia phò tá Kiến Đức chạy về phía biển… Viên Hiệu úy Nam Việt là Tô Hoàng bắt vua Kiến Đức, Quan lang Nam Việt là Đô Kê bắt được Lữ Gia đem nộp Lộ Bác Đức, các quan lại Nam Việt lần lượt quy hàng nhà Hán. Người đời sau ca ngợi Lữ Gia: “Riêng một mình chẳng coi được ấn tín nhà Hán làm vinh hạnh, nên rõ ràng không thuận tiện cho kẻ quy phụ, thế thì há bảo là không trí được chăng? Chém Thiếu Quý diệt Thiên Thu bỏ cờ tiết nhà Hán, chiếm cứ nơi hiểm yếu, như thế há bảo rằng không dũng mãnh hay sao? Phế một vua lập một vua, con cháu chỉ biết thờ Triệu Vũ Đế, giữ gìn xã tắc nhà Triệu, sống chết vì đất nước, như thế há bảo rằng không có nghĩa được hay sao?”. Đôi câu đối treo ở đình làng “Xã tắc sơn hà hệ trọng khinh, liệt liệt oanh oanh, tiêu ngã Nam giao độc lập xí/ Thành bại hưng suy hữu vận hội, thê thê thảng thảng, lưu đắc anh hùng vạn cổ danh” nghĩa là: Non sông xã tắc gánh nặng vai, liệt liệt oanh oanh giương ngọn cờ nước Nam độc lập/ Thành bại hưng suy do vận hội, buồn buồn thảm thảm, chí anh hùng vạn cổ lưu danh… thật thấu đáo cuộc đời và sự nghiệp bi tráng của Thành hoàng. Thờ Lữ Gia còn cho thấy Ước Lễ là một làng rất cổ, có lịch sử hàng ngàn năm. Quả thật, năm 1968 các nhà khoa học đã khai quật di chỉ Ước Lễ và tìm thấy chiếc trống đồng. Đây là loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Ở các xã lân cận, như xã Hữu Hòa cũng phát hiện được 72 hiện vật đá và một con dao găm bằng đồng, ở làng Bình Đà (xã Bình Minh), làng Vân Nội (xã Phú Lương) cũng tìm thấy trống đồng… Kết quả khảo cổ đó đã minh chứng về vùng đất Ước Lễ nói riêng, Thanh Oai nói chung là nơi quần cư của cộng đồng người Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngày 19/4/1987, khi làm công trình thủy lợi người ta lại tìm thấy trống đồng Đông Sơn ở cánh đồng Eo Cờ làng Ước Lễ. Ước Lễ là làng quê bé nhỏ, rộng chưa đầy một cây số vuông, nhưng dày đặc di tích, Làng có đền Trình (còn gọi là đền Chợ), đền Xóm Họ, đền Cửa Nuôi, có Văn Chỉ, quán Thanh Lương, quán Tây Hộ và có đến hai ngôi chùa. Trong đó, di tích cổ kính nhất là chùa Sổ hay còn gọi là Hội Linh quán, nghe nói có từ đời Lý Trần. Dấu tích hiện còn rõ ràng nhất văn bia, gạch thời Mạc, cách ngày nay gần 500 năm và được trùng tu nhiều lần. Chùa Sổ có kiến trúc rất đẹp và độc đáo. Chùa còn nhiều viên gạch cổ, cỡ lớn khắc phù điêu long, ly, quy, phượng, trâu, ngựa… mỗi viên một kiểu, rất sinh động. Trên tam bảo, chùa còn lưu giữ những pho tượng cổ là những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Người cao tuổi làng Ước Lễ còn kể rằng cuối thế kỷ XIX, có “Giặc Táy” về làng. “Giặc Táy” được dân làng suy đoán là từ thực dân Pháp gọi thủ lĩnh quân khởi nghĩa Bãi Sậy. Sự suy suy đoán này có lẽ đúng vì Nguyễn Thiện Thuật thường được gọi là Tán Thuật ( do ông có chức Tán tương quân vụ) nên từ “giặc Tán” mà quân Pháp phát âm thành “giặc Táy” cũng như Đốc Tiết vẫn nhầm là Đốc Tít. Nghĩa quân Bãi Sậy từ Hưng Yên đã tấn công đánh chiếm các huyện thành Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai. Có lẽ do có người Ước Lễ tham gia nghĩa quân nên khi bị đàn áp một bộ phận nghĩa quân đã rút về làng Ước Lễ. Trong một lần tập kích thắng lợi, nghĩa quân và dân làng vui vẻ ăn mừng thì quân Pháp tấn công. Được dân làng che chở, nghĩa quân rút lui an toàn. Hai ngày sau quân Pháp vào làng, dồn dân ra đình để tra hỏi và đi lục soát. Đúng lúc đó có một học trò đi học quên sách quay về lấy bị quân Pháp bắt, sau đó chém đầu để thị uy… Sau sự kiện đó, nhiều người dân làng Ước Lễ hiền hòa sợ bị liên lụy đã bỏ làng ra đi làm ăn xứ khác để tránh sự bố ráp của quân Pháp. Có lẽ vì thế mà người làng Ước Lễ có mặt ở khắp miền Tổ quốc. Những gì mà tiền nhân gửi gắm ở cổng làng, hình như thời gian đã chứng minh những nguyện ước ấy đã thành hiện thực. Người làng Ước Lễ tỏa đi bốn phương, có mặt đông nhất là những nơi đô hội, thị thành khắp trong Nam ngoài Bắc và nhiều quốc gia trên thế giới. Họ nổi tiếng và phát đạt bằng nghề giò chả truyền thống và nghề may mặc. Dẫu giò chả không phải là sản phẩm khó làm nhưng để giò chả thơm ngon một cách đặc biệt, giò luôn còn thơm mùi thịt, chả ngọt và có mùi quế đặc trưng như Ước Lễ thì hình như không nơi nào làm được. Về hình thức, người sành ăn dễ nhận ra giò lụa Ước Lễ vì xanh ở vỏ ngoài, hồng ở bên trong, có nhiều lỗ nhỏ. Ngoài giò lụa, chả quế, người dân Ước Lễ còn giỏi làm nem chua, chế biến các món ăn, làm các loại bánh. Người ta nói rằng, ông tổ nem chua xứ Thanh cũng chính là người của dòng họ Nguyễn Như, gốc làng Ước Lễ. Làng Ước Lễ cho đến nay có hơn 1700 nhân khẩu, nhưng ngày thường rất vắng, đường làng sạch sẽ, nhà cửa khang trang nhưng rất tĩnh lặng, vì đa số đi làm ăn nơi khác. Ngay dãy quán chợ đầu cổng làng, hôm chúng tôi đến cũng chỉ thấy một người bán bánh, khiến khu chợ có vẻ là một di tích hơn là chỗ họp chợ thông thường. Chỉ có ngày Rằm tháng Giêng làng ăn tết lại hay những ngày hội làng thì dân làng khắp nơi mới kéo về, đường làng chen vai thích cánh, ai cũng quần áo là lượt, chào hỏi, chúc tụng râm ran. Không chỉ những người sinh ra và lớn lên ở làng trở về mà con cháu các đời sau cũng tìm về quê cha đất tổ với niềm tự hào và biết ơn. Nhìn lạc khoản những câu đối khảm trai, đỉnh đồng cỡ lớn… ghi tên người cung tiến từ nhiều địa phương trên cả nước, đủ thấy người dân Ước Lễ đi xa làm ăn thịnh vượng và thấy tấm lòng của người xa quê tha thiết đến dường nào. Nói đến những người đi xa hướng về quê hương, dân làng kể cho chúng tôi nghe về ông bà Đặng Văn Tiến – Nguyễn Thị Luân, sống ở Đà Lạt, sau đó định cư tại Hoa Kỳ, là những người từ năm 1985 đã về quê và ủng hộ kinh phí sửa lại đình làng sau nhiều năm hư hại. Liên tiếp những năm sau, bà Nguyễn Thị Luân đóng góp nhiều đợt cho quê hương, tổng cộng tính ra đến 200 lượng vàng. Và rất nhiều người khác từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, từ mọi miền đất nước và ở nước ngoài đã nhiệt tình đóng góp mỗi khi làng có công trình cần tu bổ, có việc tình nghĩa phải chung tay… Không chỉ giỏi về ẩm thực, may mặc, kinh doanh, người Ước Lễ còn thành công trên nhiều lĩnh vực khác. Những thế hệ xa xưa chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhưng đương thời người làng Ước Lễ có quyền tự hào về thế hệ hôm nay như GS Y khoa Nguyễn Như Bằng, con trai cụ Đốc học Nguyễn Như Loan; nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh – cháu ngoại của làng hay họa sĩ đa tài Nguyễn Tiến Chung, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khóa XI năm 1941… Và còn nhiều người, hoạt động thành công trong nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật với những đóng góp thiết thực. “Nhìn chung, người làng Ước Lễ đôn hậu, hiếu khách, đàn ông thì hào hoa, đàn bà thì tháo vát, chịu thương chịu khó” – một nhà báo trẻ người Ước Lễ đã nói như vậy, những phẩm chất ấy dường như được hun đúc từ truyền thống ngàn năm của làng quê xinh xắn này./. Nguồn: VOV.VN Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy (thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai), là một trong những ngôi làng cổ của xứ Đoài, nằm ở phía tây nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km. Nhắc đến Ước Lễ, nhiều người nhớ ngay tới đặc sản giò chả nức tiếng. Nhưng không chỉ có vậy, Ước Lễ còn là một làng quê giàu truyền thống văn hóa - một “bảo tàng sống" về lối sống nông nghiệp điển hình của nông thôn Bắc Bộ. Mỗi làng quê Bắc Bộ bình dị, phía sau cổng làng, đều cất giữ trong đó biết bao chuyện hưng suy, vui buồn, theo năm tháng có chuyện mai một, có chuyện thì còn mãi với thời gian… Đến với làng Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chúng ta như bước vào một cuốn tiểu thuyết mà quá khứ hiện hữu, sống động với hiện tại. Làng cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa luôn được bao bọc bởi lũy tre ken dày, ấp ủ sau mỗi lũy tre yên bình đó là cộng đồng dân cư gắn bó bao đời, là cây đa, bến nước, sân đình, là chùa chiền, miếu mạo vừa thâm nghiêm, vừa gần gũi. Với tính chất tự trị, tự quản, mỗi làng có địa vực riêng, dân làng có giọng nói riêng, có phong tục tập quán riêng, có hương ước như cuốn “luật làng”, có hệ thống chức dịch do chính dân làng bầu ra, có đội ngũ tuần phiên canh gác, để chống trộm cướp, bảo vệ an ninh trật tự trong làng, ngoài đồng… nên có người cho rằng mỗi làng xã xưa như “một nước cộng hòa thu nhỏ”. Với đặc điểm đó, cổng làng có vị trí quan trọng đặc biệt. Trước hết, đó là nơi kiểm soát người ra vào làng, là nơi được đóng chặt vào ban đêm và có tuần phiên canh giữ. Cổng làng cũng là bộ mặt của làng. Nhìn cổng làng người ta có thể biết làng to hay nhỏ, làng giàu hay làng nghèo, nhiều người học hành đỗ đạt hay không. Do biến thiên của lịch sử, từ giữa thế kỷ XX, cơ cấu tổ chức, quản trị làng xã đã thay đổi, làng xã không còn khép kín như xưa, cổng làng mất đi chức năng bảo vệ. Vì thế mà cổng làng lần lượt biến mất, đến khi những người làm văn hóa “sực tỉnh” thì cổng làng xưa chỉ còn lại một phần nhỏ, mà những cổng làng được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn, không bị làm biến dạng, không bị các công trình mới chen lấn chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Cổng làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một trong những công trình “đếm trên đầu ngón tay” đó. Ước Lễ là một trong bốn làng của xã Tân Ước, ở phía Nam huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng xưa, nay thuộc Hà Nội. Bốn thôn của Tân Ước là Ước Lễ, Phúc Thụy, Tri Lễ, Quế Sơn, trong đó Phúc Thụy vốn là hai làng cổ Phúc Lâm và Minh Thụy hợp thành. Ba làng Ước Lễ, Phúc Lâm và Minh Thụy đều có tên Nôm là làng Chảy, trong quần thể “Bảy làng La, ba làng Chảy” của Thanh Oai nằm bên theo bờ sông Nhuệ, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Như một cổng thành xinh xắn nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi, bề thế, thấp thoáng bóng dáng của Đông Hà môn - cửa Ô Quan Chưởng ở Hà Nội, cổng làng Ước Lễ cũng xây bằng gạch chỉ không trát, phía trên có vọng lâu. Cổng cao chừng 6m, ngang rộng gấp đôi chiều cao. Dân làng nói rằng cổng được làm từ thời Mạc, nhưng có lẽ đây là công trình của thế kỷ XIX. Cổng làng Ước Lễ phía trước và sau.Cổng có vòm tròn, cao 2,2m, chiều rộng 1,5m. Phía trên trán cổng là ba chữ Hán đại tự rất đẹp “Ước Lễ môn” nghĩa là Cổng (làng) Ước Lễ. Đây là chữ lấy từ lời của Khổng Tử trong Luận ngữ: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ” nghĩa là: Người quân tử phải học hành để mở mang kiến thức, sau đó phải nương theo lễ giáo, tuân thủ pháp luật… mà kiềm chế, giữ gìn tư cách, như vậy mới không trái đạo lý.Tên làng không biết có tự bao giờ nhưng rõ ràng là mang một ý nghĩa rất sâu sắc, như lời căn dặn, nhắc nhở của người dân Ước Lễ truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.Cổng gắn liền với chiếc cầu cong dài chừng 10m, rộng hơn 2m bắc qua một hào nước, khiến cổng làng Ước Lễ càng mang dáng vẻ cổng thành hơn các cổng làng khác. Có thể nói cổng làng Ước Lễ với lũy cao, hào sâu là hình ảnh thu nhỏ của các cổng Kinh thành Huế như Cửa Thể Nhân (cửa Ngăn), Chánh Bắc Môn (cửa Hậu), Chánh Đông Môn (cửa Đông Ba)…Điểm làm tăng thêm giá trị, tăng thêm hàm lượng văn hóa cho cổng làng Ước Lễ chính là đôi câu đối rất độc đáo, cả hai vế đều được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán:Thâm nghiêm kín cổng cao tường, thương cổ nguyện tàng kỳ thịXôn xao trước thầy sau tớ, mã xa phục quá thử kiềuVế đầu các cụ viết “Thâm nghiêm kín cổng cao tường” là một câu lẩy Kiều, rất phù hợp và thật dễ hiểu đối với cổng làng, nhưng phần chữ Hán “Thương cổ nguyện tàng kỳ thị” lại mang một hàm ý sâu xa. Mấy chữ này lấy từ lời của Mạnh Tử. Đôi câu đối tại cổng làng Ước Lễ.Mạnh Tử cho rằng: Nhà vua mà trọng dụng người hiền tài, đưa người tuấn kiệt lên vị trí xứng đáng thì trí thức trong nước sẽ vui mừng, ai cũng muốn ra làm quan để cống hiến. Ở nơi đô thị, nhà vua chỉ thu thuế thương mại mà không thu tiền đất, tiền phố thì “thiên hạ chi thương giai duyệt, nhi nguyện tàng ư kỳ thị hỹ” – các nhà buôn sẽ vui mừng, ai cũng muốn tích chứa hàng hóa nơi phố thị của nhà vua để buôn bán… Nói theo ngôn ngữ hôm nay thì “thương cổ nguyện tàng kỳ thị” là lời của dân làng Ước Lễ cầu chúc người ra đi buôn bán gặp môi trường kinh doanh, thuận lợi, dễ dàng; “Thâm nghiêm kín cổng cao tường” còn có thể hiểu là môi trường ở đó an ninh, trật tự được bảo đảm.Vế sau, “Xôn xao trước thầy sau tớ ” cũng là câu lẩy Kiều, vẽ nên bức tranh tấp nập người làng, ngựa xe qua lại, chào hỏi lao xao, như vế trước, “mã xa phục quá thử kiều” cũng mang một ẩn ý sâu sắc.Mấy chữ Hán này lấy từ điển tích Tư Mã Tương Như tự Trường Khanh, người Thành Đô đời nhà tây Hán. Tư Mã Tương Như rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi bỏ quê lên Trường An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như đề lên cầu mấy chữ: “Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều” nghĩa là: Không ngồi xe tứ mã sẽ không trở lại cây cầu này nữa. Đây là lời thề, lời hứa quyết tâm lập nên công danh, sự nghiệp, nếu không thành đạt sẽ không trở về quê. Quả nhiên về sau Tư Mã Tương Như gặp quan vận hanh thông, được làm quan cao, chức trọng. Ông còn nổi tiếng với mối tình đẹp với Trác Văn Quân có khúc hát Phượng cầu hoàng nổi tiếng. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng nhắc đến khúc hát này: “Khúc đâu Tư Mã phượng cầu/ Nghe ra như oán, như sầu phải chăng”. Và "Bích Câu kỳ ngộ" có câu: “Cầu hoàng tay lựa nên vần/ Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào”. Hay Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu: “Như chuyện Tương Như và Trác Thị/ Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng/ Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng/ Tôi với em Nhi kết vợ chồng!”. Trong điển cố này, sau năm năm đi xa Tương Như đã dùng “cao xa tứ mã”, đích thân về Thành Đô nghênh đón Trác Văn Quân nhập kinh đô Tràng An.Trở lại đôi câu đối cổng làng Ước Lễ, ta thấy tác giả chắc hẳn là nhà nho phong lưu, tài tử và cao thủ về chữ nghĩa. Các cụ đã gửi gắm theo đó niềm mong ước, lời cầu chúc và niềm tin tưởng người làng ra đi kinh doanh sẽ may mắn, thuận lợi; người theo con đường công danh cũng thành đạt để rồi trở về cây cầu làng thân thương này. Bao nhiều năm qua cổng làng vẫn đứng đó, tiễn người ra đi và ngóng trông, hy vọng những người đi xa sẽ trở về. Đôi câu đối vừa thực tế vừa bay bổng, vừa giản dị vừa thể hiện khát vọng cao sang của một làng quê nhỏ bé, khiêm nhường.Hai câu đối lẩy Kiều này gợi lại phong trào tập Kiều, lẩy Kiều một thời rất sôi nổi ở đầu Thế kỷ XX, đôi câu đối này làm vào thời kỳ đó chăng?Một ấn tượng không thể không ca ngợi, đó là chữ đại tự “Ước Lễ môn” và đôi câu đối, dù mới được tu sửa nhưng chữ rất đẹp, rất cổ kính, ngoạn mục, người bảo tồn đã giữ được cái “thần” của nét bút xưa, dù ngày nay thợ biết chữ Hán rất hiếm hoi… Đây là điều nhiều di tích khác, dù đồ sộ hơn, cũng không làm được. Đình Ước Lệ Phía trên vọng lâu có biển “Mỹ tục khả phong” nghĩa là Tục đẹp thói hay/ Phong tục tốt đẹp, do nhà vua ban cho làng Ước Lễ vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Các cụ trong làng cho hay Ước Lễ vinh dự được ban khen biển ngạch này là do làng có Quỹ Nghĩa thương rất lớn. Theo quy định bấy giờ, Quỹ trên 1500 quan tiền mới được ban khen. Quỹ này được lập để cứu trợ những gia đình khó khăn, những người dân không may ốm đau bệnh tật, gặp địch họa thiên tai hay mùa màng thất bát. Quỹ tồn tại đến sau năm 1945, trong trận đói năm Ất Dậu, qũy đã xuất ra nhiều thóc gạo để nấu cháo cứu đói người dân trong xã, trong vùng. Hà Đông xưa có nhiều xã được triều đình ban tặng biển ngạch “Mỹ tục khả phong”, trong đó có làng Đôn Thư, quê hương Thám hoa Vũ Phạm Hàm, gần làng Ước Lễ. Mặt trong của cổng, người từ trong làng đi ra đều thấy ba chữ đại tự “Thiểu cao đại”. Ba chữ này lấy từ chuyện Vu Công - ông họ Vu xưa làm quan chuyên về hình luật nhưng rất nhân đức. Ông không làm oan người vô tội, mà ngay cả người bị oan đã chết ông cũng minh oan cho họ. Sử sách còn kể câu chuyện một nàng dâu chăm mẹ chồng rất có hiếu, nhưng mẹ chồng bị ngộ độc qua đời, cô con dâu bị buộc tội giết mẹ chồng và xử tội chết. Nỗi oan của nàng dâu khiến trời đất cũng bất bình, dẫn đến hạn hán nhiều năm. Sau khi tra xét rõ ràng, Vu Công đã minh oan cho nàng và lập đàn tế giải oan. Lễ tế vừa xong thì trời đổ mưa tầm tã… Một hôm về quê thấy con cháu đang xây cổng, Vu Công nói: “Thiểu cao đại, linh dung tứ mã xa cái. Ngã trị ngục đa ấm đức, tử tôn tất hưng”, nghĩa là: Làm cao to lên một chút nữa, để xe tứ mã và tàn lọng có thể qua được. Ta trị ngục có nhiều âm đức, con cháu nhất định sẽ hưng vượng. Quả nhiên về sau, con của Vu Công là Vu Định Quốc làm quan đến Thừa tướng, con của Vu Định Quốc là Vu Vĩnh được Hán Tuyên Đế gả Công chúa Lưu Thi. Như vậy, “Thiểu cao đại” mang hàm ý rằng các thế hệ trước (của làng) đã làm nhiều việc nhân đức, nên thế hệ sau nhất định sẽ hưng vượng; đó cũng là lời nhắc nhở dân làng dù đi đâu, làm gì cũng nên sống có đạo đức, biết làm việc thiện, để lại phúc đức cho con cháu. Vì ý nghĩa vừa nhân văn, vừa sâu sắc như thế nên nhiều cổng làng cổ có đề ba chữ này. Hiện ở Hà Nội còn cổng làng Tiên Thượng ( Nghĩa Đô), cổng làng Giáp Nhất bên sông Tô Lịch có đề “Thiểu cao đại”. Có điều ở cổng làng Ước Lễ ba chữ này được phục chế kém xa chữ ở mặt trước. Hy vọng một ngày đẹp trời, dân làng Ước Lễ xin chữ thật đẹp, đúng phong cách ba chữ “Ước Lễ môn” ở mặt trước để thay thế cho mấy chữ không tương xứng hiện nay. Qua cổng làng, dưới bóng đa cổ thụ là những kiến trúc đẹp, bên trái nhà ngôi nhà vuông vốn là điếm canh rất thanh nhã và dãy quán lợp ngói dài mấy chục mét nguyên vẹn kiến trúc xưa, đây là chợ của làng. Phía bên tay phải là đình làng Ước Lễ, phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, được giới chuyên gia đánh giá là đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội). Ông thủ từ cao niên vui vẻ dẫn chúng tôi vào thăm đình, đình thờ Thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia làm Thành hoàng. Đình rất lớn, dày đặc hoành phi câu đối, nhiều câu đối lòng máng khảm trai, ôm lấy những cây cột đồ sộ. Chính giữa đình là bức hoành phi đề “Trung chính anh linh”, đặc biệt là đôi câu đối đề ca ngợi Thành hoàng: “Vị vọng quá tam triều, Triệu đế sơn hà thân thượng trọng / Tinh trung tồn nhất kiếm, Hán quân qua giáp mục trung khinh” tạm dịch là: Ngồi cao nhất ba triều, sông núi Triệu vương mang trọng trách /Lòng trung dồn một kiếm, giáo gươm quân Hán mắt coi khinh. Lý giải vì sao làng thờ một vị nhân thần từ hơn 2000 năm trước, dù đây không phải quê hương của Lữ Gia, ông Thủ từ cho biết, các cụ vẫn tương truyền rằng ngài Lữ Gia dũng cảm đánh nhau với quân Hán sang xâm lược Nam Việt. Do quân bạc nhược, nhiều nội gián nên ngài bị quân Hán chém cụt đầu. Ngài ngồi trên lưng ngựa, ôm đầu chạy mãi đến bãi Gấu trước cổng làng Ước Lễ, gặp đám phụ nữ ngài hỏi: “Người bị chém cụt đầu có cứu được không?”. Họ đều nói: “Xưa nay người không có đầu lại có thể sống được chăng?”. Thế là ngài liền ngã ngựa mà hóa. Ngài rất linh thiêng, các đời vua đều phong tặng, ca ngợi. Ông Vũ Trọng Thi, một thành viên nhiệt tình của Hội đồng hương Ước Lễ tại Hà Nội tặng tôi mấy cuốn sách ông sưu tầm, biên soạn về làng Ước Lễ cho hay: Con ngựa của Lữ Gia lồng chạy được dân bảy làng La bắt về thay nhau nuôi dưỡng. Đó là các làng La Cả, La Dương, La Giang, La Nội, La Khê, La Phù và La Tinh. Còn ba làng Chảy thì dân làng Phúc Lâm lượm được thủ cấp của ngài mang về táng ở thềm đình làng Phúc ngày nay; dân làng Minh Thụy lượm được thân ngài mang về táng ở miếu Minh; dân làng Ước Lễ ra sau thấy máu ngài bèn lấy lông gà vét về vẽ bức chân dung ngài để thờ, hiện bức chân dung còn thờ trong hậu cung đình làng. Vì truyền thuyết đó mà dân làng Ước Lễ gọi dân làng Phúc Lâm là “dân anh”, tự nhận là “dân em” và khi có lễ hội, Ước Lễ rước bài vị thành hoàng sang đình Phúc Lâm để trình rồi mới quay về đình làng tế lễ. Lắng nghe giới thiệu của ông Thủ từ và thông tin từ ông Vũ Trọng Thi tôi nghĩ thầm rằng chuyện tướng bị chém cụt đầu còn cưỡi ngựa chạy thật ra là một mô típ kinh điển, có trong thần tích của nhiều làng. Đó là lòng dân ngưỡng mộ mà thiêng hóa thành hoàng. Chiến trận tận Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), sao ngài có thể chạy về đến Ước Lễ mới ngã xuống… Chi tiết đó không có thật, nhưng lại nói lên sự thật khác, đó là Thừa tướng Lữ Gia là anh hùng cái thế, đã hy sinh cho cuộc chiến chống giặc Hán bảo vệ độc lập cho Nam Việt. Thừa tướng Lữ Gia, người xã Thiên Phúc, huyện Yên Sơn, làm quan thời nhà Triệu. Khi Triệu Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó. Nhà Hán nhiều lần sai sứ giả dụ Minh Vương vào triều. Minh Vương đã cáo bệnh không chịu nghe theo. Minh Vương chết, Thái tử Hưng lên thay, sau gọi là Triệu Ai Vương, Cù thị, hoàng hậu của Minh Vương được phong Thái hậu. Nhà Hán tiếp tục dụ dỗ, mua chuộc Nam Việt. Cù Thái hậu và Triệu Vương muốn theo nhà Hán, Lữ Gia thì kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Nam Việt. Nhà Hán đã cử Hàn Thiên Thu đem 2000 quân sang đất Việt để bắt giết Lữ Gia. Trước tình thế đó, năm 112 TCN, Lữ Gia đã diệt phe đầu hàng, giết Triệu Vương, Cù Thái hậu và sứ giả nhà Hán là Thiếu Quý, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương Hầu Kiến Đức lên làm vua Nam Việt. Lữ Gia xuất quân chống giặc, giết được Hàn Thiên Thu. Theo Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học mới xuất bản năm 2013, nhà Hán cho 10 vạn quân dưới sự chỉ huy của Lộ Bác Đức và Dương Bộc chia làm 5 cánh quân tiến đánh Nam Việt. Cuộc chiến không cân sức khiến Nam Việt mất thành Phiên Ngung, Lữ Gia phò tá Kiến Đức chạy về phía biển… Viên Hiệu úy Nam Việt là Tô Hoàng bắt vua Kiến Đức, Quan lang Nam Việt là Đô Kê bắt được Lữ Gia đem nộp Lộ Bác Đức, các quan lại Nam Việt lần lượt quy hàng nhà Hán. Người đời sau ca ngợi Lữ Gia: “Riêng một mình chẳng coi được ấn tín nhà Hán làm vinh hạnh, nên rõ ràng không thuận tiện cho kẻ quy phụ, thế thì há bảo là không trí được chăng? Chém Thiếu Quý diệt Thiên Thu bỏ cờ tiết nhà Hán, chiếm cứ nơi hiểm yếu, như thế há bảo rằng không dũng mãnh hay sao? Phế một vua lập một vua, con cháu chỉ biết thờ Triệu Vũ Đế, giữ gìn xã tắc nhà Triệu, sống chết vì đất nước, như thế há bảo rằng không có nghĩa được hay sao?”. Đôi câu đối treo ở đình làng “Xã tắc sơn hà hệ trọng khinh, liệt liệt oanh oanh, tiêu ngã Nam giao độc lập xí/ Thành bại hưng suy hữu vận hội, thê thê thảng thảng, lưu đắc anh hùng vạn cổ danh” nghĩa là: Non sông xã tắc gánh nặng vai, liệt liệt oanh oanh giương ngọn cờ nước Nam độc lập/ Thành bại hưng suy do vận hội, buồn buồn thảm thảm, chí anh hùng vạn cổ lưu danh… thật thấu đáo cuộc đời và sự nghiệp bi tráng của Thành hoàng. Thờ Lữ Gia còn cho thấy Ước Lễ là một làng rất cổ, có lịch sử hàng ngàn năm. Quả thật, năm 1968 các nhà khoa học đã khai quật di chỉ Ước Lễ và tìm thấy chiếc trống đồng. Đây là loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Ở các xã lân cận, như xã Hữu Hòa cũng phát hiện được 72 hiện vật đá và một con dao găm bằng đồng, ở làng Bình Đà (xã Bình Minh), làng Vân Nội (xã Phú Lương) cũng tìm thấy trống đồng… Kết quả khảo cổ đó đã minh chứng về vùng đất Ước Lễ nói riêng, Thanh Oai nói chung là nơi quần cư của cộng đồng người Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngày 19/4/1987, khi làm công trình thủy lợi người ta lại tìm thấy trống đồng Đông Sơn ở cánh đồng Eo Cờ làng Ước Lễ. Ước Lễ là làng quê bé nhỏ, rộng chưa đầy một cây số vuông, nhưng dày đặc di tích, Làng có đền Trình (còn gọi là đền Chợ), đền Xóm Họ, đền Cửa Nuôi, có Văn Chỉ, quán Thanh Lương, quán Tây Hộ và có đến hai ngôi chùa. Trong đó, di tích cổ kính nhất là chùa Sổ hay còn gọi là Hội Linh quán, nghe nói có từ đời Lý Trần. Dấu tích hiện còn rõ ràng nhất văn bia, gạch thời Mạc, cách ngày nay gần 500 năm và được trùng tu nhiều lần. Chùa Sổ có kiến trúc rất đẹp và độc đáo. Chùa còn nhiều viên gạch cổ, cỡ lớn khắc phù điêu long, ly, quy, phượng, trâu, ngựa… mỗi viên một kiểu, rất sinh động. Trên tam bảo, chùa còn lưu giữ những pho tượng cổ là những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Người cao tuổi làng Ước Lễ còn kể rằng cuối thế kỷ XIX, có “Giặc Táy” về làng. “Giặc Táy” được dân làng suy đoán là từ thực dân Pháp gọi thủ lĩnh quân khởi nghĩa Bãi Sậy. Sự suy suy đoán này có lẽ đúng vì Nguyễn Thiện Thuật thường được gọi là Tán Thuật ( do ông có chức Tán tương quân vụ) nên từ “giặc Tán” mà quân Pháp phát âm thành “giặc Táy” cũng như Đốc Tiết vẫn nhầm là Đốc Tít. Nghĩa quân Bãi Sậy từ Hưng Yên đã tấn công đánh chiếm các huyện thành Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai. Có lẽ do có người Ước Lễ tham gia nghĩa quân nên khi bị đàn áp một bộ phận nghĩa quân đã rút về làng Ước Lễ. Trong một lần tập kích thắng lợi, nghĩa quân và dân làng vui vẻ ăn mừng thì quân Pháp tấn công. Được dân làng che chở, nghĩa quân rút lui an toàn. Hai ngày sau quân Pháp vào làng, dồn dân ra đình để tra hỏi và đi lục soát. Đúng lúc đó có một học trò đi học quên sách quay về lấy bị quân Pháp bắt, sau đó chém đầu để thị uy… Sau sự kiện đó, nhiều người dân làng Ước Lễ hiền hòa sợ bị liên lụy đã bỏ làng ra đi làm ăn xứ khác để tránh sự bố ráp của quân Pháp. Có lẽ vì thế mà người làng Ước Lễ có mặt ở khắp miền Tổ quốc. Những gì mà tiền nhân gửi gắm ở cổng làng, hình như thời gian đã chứng minh những nguyện ước ấy đã thành hiện thực. Người làng Ước Lễ tỏa đi bốn phương, có mặt đông nhất là những nơi đô hội, thị thành khắp trong Nam ngoài Bắc và nhiều quốc gia trên thế giới. Họ nổi tiếng và phát đạt bằng nghề giò chả truyền thống và nghề may mặc. Dẫu giò chả không phải là sản phẩm khó làm nhưng để giò chả thơm ngon một cách đặc biệt, giò luôn còn thơm mùi thịt, chả ngọt và có mùi quế đặc trưng như Ước Lễ thì hình như không nơi nào làm được. Về hình thức, người sành ăn dễ nhận ra giò lụa Ước Lễ vì xanh ở vỏ ngoài, hồng ở bên trong, có nhiều lỗ nhỏ. Ngoài giò lụa, chả quế, người dân Ước Lễ còn giỏi làm nem chua, chế biến các món ăn, làm các loại bánh. Người ta nói rằng, ông tổ nem chua xứ Thanh cũng chính là người của dòng họ Nguyễn Như, gốc làng Ước Lễ. Làng Ước Lễ cho đến nay có hơn 1700 nhân khẩu, nhưng ngày thường rất vắng, đường làng sạch sẽ, nhà cửa khang trang nhưng rất tĩnh lặng, vì đa số đi làm ăn nơi khác. Ngay dãy quán chợ đầu cổng làng, hôm chúng tôi đến cũng chỉ thấy một người bán bánh, khiến khu chợ có vẻ là một di tích hơn là chỗ họp chợ thông thường. Chỉ có ngày Rằm tháng Giêng làng ăn tết lại hay những ngày hội làng thì dân làng khắp nơi mới kéo về, đường làng chen vai thích cánh, ai cũng quần áo là lượt, chào hỏi, chúc tụng râm ran. Không chỉ những người sinh ra và lớn lên ở làng trở về mà con cháu các đời sau cũng tìm về quê cha đất tổ với niềm tự hào và biết ơn. Nhìn lạc khoản những câu đối khảm trai, đỉnh đồng cỡ lớn… ghi tên người cung tiến từ nhiều địa phương trên cả nước, đủ thấy người dân Ước Lễ đi xa làm ăn thịnh vượng và thấy tấm lòng của người xa quê tha thiết đến dường nào. Nói đến những người đi xa hướng về quê hương, dân làng kể cho chúng tôi nghe về ông bà Đặng Văn Tiến – Nguyễn Thị Luân, sống ở Đà Lạt, sau đó định cư tại Hoa Kỳ, là những người từ năm 1985 đã về quê và ủng hộ kinh phí sửa lại đình làng sau nhiều năm hư hại. Liên tiếp những năm sau, bà Nguyễn Thị Luân đóng góp nhiều đợt cho quê hương, tổng cộng tính ra đến 200 lượng vàng. Và rất nhiều người khác từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, từ mọi miền đất nước và ở nước ngoài đã nhiệt tình đóng góp mỗi khi làng có công trình cần tu bổ, có việc tình nghĩa phải chung tay… Không chỉ giỏi về ẩm thực, may mặc, kinh doanh, người Ước Lễ còn thành công trên nhiều lĩnh vực khác. Những thế hệ xa xưa chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhưng đương thời người làng Ước Lễ có quyền tự hào về thế hệ hôm nay như GS Y khoa Nguyễn Như Bằng, con trai cụ Đốc học Nguyễn Như Loan; nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh – cháu ngoại của làng hay họa sĩ đa tài Nguyễn Tiến Chung, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khóa XI năm 1941… Và còn nhiều người, hoạt động thành công trong nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật với những đóng góp thiết thực. “Nhìn chung, người làng Ước Lễ đôn hậu, hiếu khách, đàn ông thì hào hoa, đàn bà thì tháo vát, chịu thương chịu khó” – một nhà báo trẻ người Ước Lễ đã nói như vậy, những phẩm chất ấy dường như được hun đúc từ truyền thống ngàn năm của làng quê xinh xắn này./. Nguồn: VOV.VN Trở về đầu trang Làng Ước Lệ làng Chảy làng cổ thờ phụng Lữ Gia Nam Việt 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10