Hải Phòng, những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Hải Phòng, những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Chùa Dư Hàng, Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh, Đền Bà Đế,... là 3 trong số những điểm du lịch tâm linh mà bạn nên ghé thăm mỗi khi đến với thành phố hoa phượng đỏ. 1. Đền Nghè (Quận Lê Chân) Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này. Theo trang Du lịch Hải Phòng, ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi - ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đến thăm quần thể Đền Nghè, ngoài việc chiêm ngưỡng tượng đài, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong Đền - đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh đá làm từ một tấm đá nguyên dày 5 cm, cao 1m và rộng 1,6m. Mặt trước khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn tạo thành một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 gồm: Tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. 2. Chùa Dư Hàng (Quận Lê Chân) Tọa lạc tại ở số 121 phố Dư Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, chùa Dư Hàng được xem là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất thành phố cảng. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009) theo kiến trúc cổ với tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá. Chùa được trùng tu lại, bổ sung thêm gác chuông vào các đời Vua Lê Gia Tông (năm 1672) và Vua Thành Thái nhà Nguyễn (năm 1899). Năm 1917, chùa được xây thêm thư các, vườn tượng, sửa sang vườn tháp và kiến trúc chùa được duy trì cho tới ngày nay. Trang Vietnamtourism thuộc Tổng cục Du lịch cho hay, chùa Dư Hàng có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, hai bên là nhà tổ, đằng trước có tam quan rất đẹp. Qua tam quan chùa sẽ tới tòa Phật điện 7 gian với những hàng cột lim lớn đã ngả màu. Bên trong tòa Phật điện được trang trí bởi nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son, thếp vàng rực rỡ. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: Bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ... Chùa còn có một gác chuông 5 gian 3 tầng, mái đao cong vút, bên trong treo một quả chuông đồng cỡ lớn có đề chữ “Phúc Lâm tự chung” (chuông chùa Phúc Lâm). Nằm phía bên phải tam quan, vườn tượng của chùa chính là một tuyệt tác nghệ thuật với 12 pho tượng được chạm khắc tinh xảo, bố trí đẹp mắt quanh một hồ nước rộng. Nổi bật nhất là tượng Phật Tổ màu vàng ngồi trên tòa sen dưới cây bồ đề cao lớn tỏa bóng mát và tượng Phật Di Lặc trong tư thế đang đứng được đặt đối diện nhau ở hai bên hồ. Quanh hồ đặt tượng của 10 vị Tôn giả được tạc bằng đá trắng. Khu vườn tháp của chùa bao gồm 11 tháp được xây bằng đá và gạch, là nơi đặt di thể của các vị sư tổ đã viên tịch tại chùa, các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại chùa. Nhiều di vật quí giá như: Chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh và đặc biệt là bộ sách kinh Tràng A Hàm là tài liệu cổ về giáo lý đạo Phật được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì cũng được lưu giữ tại chùa Dư Hàng. Không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn ở Hải Phòng trong nhiều thế kỷ, chùa Dư Hàng còn là nơi hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945. Năm 1986, chùa Dư Hàng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. 3. Đền Bà Đế (Quận Đồ Sơn) Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Cấu trúc đền giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la. Đền bà Đế. Ảnh: Haiphongaz Đây là nơi thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. mang theo một sự tích mà đến nay người dân Hải Phòng nào cũng có thể kể lại cho du khách biết. Ðào Thị Hương (bà Đế) sinh ra đã là người nổi tiếng xinh đẹp, khéo tay và hát hay. Một lần gặp chúa Trịnh và bà mang thai. Trong lòng lo sợ khi không được phép tiết lộ bố của đứa trẻ. Nếu lộ ra, cả Hàng Tổng sẽ bị tru di. Hàng Tổng biết chuyện bà chửa hoang đòi phạt tiền nhưng vì nhà nghèo nên bà không có tiền nộp phạt. Hàng Tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than và van xin trời phật chứng giám khi bà bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, xin trời phật cho nổi lên ba lần. Quả nhiên, bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Đây cũng chính là lý do du khách thập phương tới đây để cầu an và đặc biệt là khấn cầu để mong được giải mọi nỗi oan khuất. 4. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Huyện Vĩnh Bảo) Ảnh: TITC Tọa lạc tại làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, đây là nơi thờ và trưng bày hiện vật về thân thế, sự nghiệp của danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Mytour, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện. 5. Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh (Huyện Thủy Nguyên) Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh (xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam. Ảnh: Hoang Tuan Anh Nơi đây bắt đầu bằng đền thờ Vua Lê Đại Hành tựa vào dãy núi đá Tràng Kênh. Cách đền vua Lê Đại Hành 500 m là đền thờ Đức Thánh Trần, trước mặt đền thờ Đức Thánh Trần là khu quảng trường trung tâm. Con đường chính tiếp tục dẫn du khách đến đền Đức Vương Ngô Quyền nằm giữa rừng cây trong thung lũng Tràng Kênh, sát cửa sông Bạch Đằng, nơi Đức vương từng đại phá quân Nam Hán năm xưa. Theo Haiphongaz, ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm được phục dựng trên đỉnh dãy núi Tràng Kênh, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng. Về tổng thể, 5 ngôi đền cùng ngôi chùa nằm trên thế đất tựa sơn, phía trước có thuỷ long với thiên nhiên hùng vĩ đủ sông, biển, đồi núi, đồng bằng. Năm 1962, nơi đây được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. N.T (tổng hợp) / Tin nhanh online Chùa Dư Hàng, Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh, Đền Bà Đế,... là 3 trong số những điểm du lịch tâm linh mà bạn nên ghé thăm mỗi khi đến với thành phố hoa phượng đỏ. 1. Đền Nghè (Quận Lê Chân) Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng sau này. Theo trang Du lịch Hải Phòng, ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi - ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương. Đến thăm quần thể Đền Nghè, ngoài việc chiêm ngưỡng tượng đài, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong Đền - đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh đá làm từ một tấm đá nguyên dày 5 cm, cao 1m và rộng 1,6m. Mặt trước khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Đền Nghè hiện nay được tu bổ, tôn tạo thành một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 gồm: Tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. 2. Chùa Dư Hàng (Quận Lê Chân) Tọa lạc tại ở số 121 phố Dư Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, chùa Dư Hàng được xem là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất thành phố cảng. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009) theo kiến trúc cổ với tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá. Chùa được trùng tu lại, bổ sung thêm gác chuông vào các đời Vua Lê Gia Tông (năm 1672) và Vua Thành Thái nhà Nguyễn (năm 1899). Năm 1917, chùa được xây thêm thư các, vườn tượng, sửa sang vườn tháp và kiến trúc chùa được duy trì cho tới ngày nay. Trang Vietnamtourism thuộc Tổng cục Du lịch cho hay, chùa Dư Hàng có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, hai bên là nhà tổ, đằng trước có tam quan rất đẹp. Qua tam quan chùa sẽ tới tòa Phật điện 7 gian với những hàng cột lim lớn đã ngả màu. Bên trong tòa Phật điện được trang trí bởi nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son, thếp vàng rực rỡ. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: Bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ... Chùa còn có một gác chuông 5 gian 3 tầng, mái đao cong vút, bên trong treo một quả chuông đồng cỡ lớn có đề chữ “Phúc Lâm tự chung” (chuông chùa Phúc Lâm). Nằm phía bên phải tam quan, vườn tượng của chùa chính là một tuyệt tác nghệ thuật với 12 pho tượng được chạm khắc tinh xảo, bố trí đẹp mắt quanh một hồ nước rộng. Nổi bật nhất là tượng Phật Tổ màu vàng ngồi trên tòa sen dưới cây bồ đề cao lớn tỏa bóng mát và tượng Phật Di Lặc trong tư thế đang đứng được đặt đối diện nhau ở hai bên hồ. Quanh hồ đặt tượng của 10 vị Tôn giả được tạc bằng đá trắng. Khu vườn tháp của chùa bao gồm 11 tháp được xây bằng đá và gạch, là nơi đặt di thể của các vị sư tổ đã viên tịch tại chùa, các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại chùa. Nhiều di vật quí giá như: Chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh và đặc biệt là bộ sách kinh Tràng A Hàm là tài liệu cổ về giáo lý đạo Phật được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì cũng được lưu giữ tại chùa Dư Hàng. Không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn ở Hải Phòng trong nhiều thế kỷ, chùa Dư Hàng còn là nơi hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945. Năm 1986, chùa Dư Hàng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. 3. Đền Bà Đế (Quận Đồ Sơn) Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Cấu trúc đền giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la. Đền bà Đế. Ảnh: Haiphongaz Đây là nơi thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. mang theo một sự tích mà đến nay người dân Hải Phòng nào cũng có thể kể lại cho du khách biết. Ðào Thị Hương (bà Đế) sinh ra đã là người nổi tiếng xinh đẹp, khéo tay và hát hay. Một lần gặp chúa Trịnh và bà mang thai. Trong lòng lo sợ khi không được phép tiết lộ bố của đứa trẻ. Nếu lộ ra, cả Hàng Tổng sẽ bị tru di. Hàng Tổng biết chuyện bà chửa hoang đòi phạt tiền nhưng vì nhà nghèo nên bà không có tiền nộp phạt. Hàng Tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than và van xin trời phật chứng giám khi bà bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, xin trời phật cho nổi lên ba lần. Quả nhiên, bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Đây cũng chính là lý do du khách thập phương tới đây để cầu an và đặc biệt là khấn cầu để mong được giải mọi nỗi oan khuất. 4. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Huyện Vĩnh Bảo) Ảnh: TITC Tọa lạc tại làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, đây là nơi thờ và trưng bày hiện vật về thân thế, sự nghiệp của danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Mytour, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện. 5. Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh (Huyện Thủy Nguyên) Khu di tích đền, chùa Tràng Kênh (xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam. Ảnh: Hoang Tuan Anh Nơi đây bắt đầu bằng đền thờ Vua Lê Đại Hành tựa vào dãy núi đá Tràng Kênh. Cách đền vua Lê Đại Hành 500 m là đền thờ Đức Thánh Trần, trước mặt đền thờ Đức Thánh Trần là khu quảng trường trung tâm. Con đường chính tiếp tục dẫn du khách đến đền Đức Vương Ngô Quyền nằm giữa rừng cây trong thung lũng Tràng Kênh, sát cửa sông Bạch Đằng, nơi Đức vương từng đại phá quân Nam Hán năm xưa. Theo Haiphongaz, ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm được phục dựng trên đỉnh dãy núi Tràng Kênh, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng. Về tổng thể, 5 ngôi đền cùng ngôi chùa nằm trên thế đất tựa sơn, phía trước có thuỷ long với thiên nhiên hùng vĩ đủ sông, biển, đồi núi, đồng bằng. Năm 1962, nơi đây được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.N.T (tổng hợp) / Tin nhanh online Trở về đầu trang Du lịch tâm linh Hải Phòng 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10