Trên đỉnh Núi Cấm có một khoảnh đất rộng bằng phẳng, một ngôi miếu nhỏ bé, cổ kính tọa lạc ở đây. Đó là Hùng Vương Tổ Miếu, ngôi miếu cổ nhất và kiến trúc độc đáo nhất, có một không hai do chính Hùng Vương xây dựng.
Hùng Vương Tổ Miếu là ngôi miếu cổ của làng An Thái, ngày
nay thuộc xã Phượng Lâu ở phía Đông Nam thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong
sách của Bộ Lễ Nhà Lê do người thôn Lương Yên sao lại, vào năm Cảnh Hưng thứ 24
Triều Lê (1763) có tên là “Nam Việt thần kỳ hội lục” chép về 2.824 vị thần được
thờ trong cả nước.
Xã Phượng Lâu, phía Tây Bắc Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
có một ngọn núi tên gọi Núi Cấm, xưa kia, vùng này là đất làng An Thái. Tuy gọi
là núi nhưng độ cao của nó chỉ như một ngọn đồi. Những câu chuyện truyền lại
qua nhiều đời về ngọn núi này nghe đầy cảm xúc linh thiêng, huyền bí. Nó vẫn được
bảo tồn sống động từ đời nọ sang đời kia.
Ngày xửa ngày xưa, Núi Cấm này đất rộng, người thưa, cây cối
rậm rạp không thấy nổi đường đi, nhiều cây cổ thụ cao to tới 2-3 người ôm không
xuể, chim chóc, muông thú cư trú đông đúc, theo bầy, theo đàn díu dít tụ hội,
thậm chí hổ, báo cũng về đây nương náu.
Xung quanh Núi Cấm có đầm nước sâu bao bọc. Mùa mưa, nước
lên, đầm sâu có dễ tới 4-5m, mùa cạn nước có rút đi thì vẫn còn sâu 2-3m. Nước ở
đây có mạch nguồn từ Núi Cả nơi có Đền Hùng đổ về. Lại được thông với sông Lô
thành nơi giao hội cho cá tôm tụ lại sinh sống ở đây.
Một vùng sơn thủy quây quần muông thú sinh sôi, tụ hội. Chả
trách các cụ xưa truyền lại rằng Núi Cấm được tôn làm vùng địa linh, sức sống dồi
dào, mạnh mẽ.
Trên đỉnh Núi Cấm có một khoảnh đất rộng bằng phẳng, một
ngôi miếu nhỏ bé, cổ kính tọa lạc ở đây. Người dân làng An Thái đây tự hào lắm
về ngôi miếu này. Người làng còn truyền nhau qua nhiều đời rằng đây là ngôi miếu
cổ duy nhất.
Trong đó có 73 xã, thôn thờ Hùng Vương và tướng của Hùng
Vương, nhưng chỉ có đình thôn Việt Trì thờ Thánh Tổ Hùng Vương và làng An Thái
tổng Phượng Lâu huyện Phù Khang, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây là có Hùng Vương Tổ
Miếu. Năm 1948 giặc Pháp đã đốt đình Việt Trì, như thế chỉ còn Hùng Vương Tổ Miếu
là ngôi miếu cổ nhất và kiến trúc độc đáo nhất, có một không hai ở nước ta.
Vùng đất Tổ này có tới 73 xã, thôn, có miếu thờ Vua Hùng và
các lạc tướng của vua. Vậy đây có phải là ngôi miếu cổ nhất như người làng truyền
nhau không? Cũng chưa có sử sách nào khẳng định đâu là ngôi miếu cổ nhất. Dòng
chữ trên cửa miếu này là “Hùng Vương tổ miếu”. Cứ theo cách hiểu đơn giản qua
dòng chữ này thì chắc chắn đây là miếu được làng lập nên để thờ tổ Hùng Vương.
Nhưng khi lắng nghe lời kể của nhiều người trong làng về những
truyền thuyết thì hóa ra đây không phải miếu được dân lập ra sau này để thờ vua
Hùng mà là miếu do chính vua Hùng dựng nên từ thời của mình để ghi nhớ một câu
chuyện huyền thoại có gắn bó giữa vua Hùng với người dân làng.
Người xưa kể lại, ngày xưa Vua Hùng tập trung quân tại vùng
này để rèn luyện sức khỏe. Trong một dịp đưa vợ cùng đi vi hành, khi ngang qua
vùng này, vợ vua bị chuyển dạ, không làm cách nào để bà bớt đau.
Lúc ấy, có một người hầu nữ tâu với nhà vua rằng vùng này có
người con gái múa dẻo, hát hay tên là Quế Hoa, nhà vua bèn cho người đến đón Quế
Hoa để hát mua vui cho vợ mình. Tiếng hát và múa của nàng Quế Hoa đến đâu, bà
liền an thai đến đấy. Để ghi nhớ sự kiện này, vua đặt tên cho vùng này là làng
An Thai, bây giờ gọi chệch đi là làng An Thái.
Trong ngọc phả làng An Thái còn cho biết là, công chúa Nguyệt
Cư con Hùng Vương thứ 17 sinh được 3 ngày, công chúa mắc bệnh khóc suốt ngày
đêm, các danh y bó tay.
Sau nhờ có tiếng hát của nàng mà công chúa khỏi bệnh. Vua
Hùng hết lời khen ngợi Quế Hoa. Các cụ trong làng còn bảo trong ngọc phả làng
An Thái có chép rằng khi ấy vua Hùng rất khen ngợi nàng Quế Hoa mới bảo các Mỵ
Nương học điệu hát đấy để hát các dịp đầu xuân, gọi là Hát Xuân, nhưng vì Xuân
là tên vợ vua nên gọi lệch đi là Xoan, tục Hát Xoan bắt đầu từ đấy.
Ngày xưa miếu này còn được gọi là Ngọc Am hay là Miếu Cấm.
Có lẽ gọi thế để cảm nhận sự giao hòa cùng với sự linh thiêng trời đất của vùng
này. Khi bước qua cửa ngoài vào bên trong sẽ nhận thấy một ngôi nhà gỗ cổ, kiến
trúc độc đáo. Dường như giữa bên trong và bên ngoài là 2 hình thức kiến trúc
khác hẳn nhau, thể hiện 2 khoảng thời gian lịch sử ở những thời đại khác hẳn
nhau.
Tường bao ngoài là loại gạch mới, mái trước có vẻ cổ hơn,
mái sau là ngói hoàn toàn mới. Điều này chứng tỏ ngay phía ngoài đã trải qua
nhiều lần trùng tu, bảo vệ khác nhau. Sở dĩ có sự khác biệt như thế này là do
ngôi miếu nguyên bản cổ kính lâu đời quá, cột gỗ hai đầu hồi đã bị mọt tước cả
ra, các cụ trong ban quản lý di tích lo lắng bèn xây nhà lợp ngói trùm ngoài để
bảo vệ ngôi miếu.
Kiến trúc Hùng Vương Tổ Miếu y như kiểu nhà sàn khắc trên trống
đồng. Đó là nhà sàn của thời đại Hùng Vương. Gọi là miếu nhưng không to lớn, một
chiều dài 5m, một chiều rộng 3m, diện tích chừng 15m2, 4 góc là 4 cột lim to,
đường kính chừng 35cm, mặt sàn lát gỗ, cao cách mặt đất 80cm, xung quanh đóng đố
lát ván.
Vì làm từ lâu đời ở 2 đầu hồi miếu, gỗ đã mọt và rượp nên
các cụ trong ban quản lý di tích ở đây đã xây và lợp hai mái ngói trùm lên ngôi
miếu cổ này để bảo vệ. Trong miếu có 3 bát hương cổ bằng đất sét nung và 3 cỗ ngai
đề:
Ất Sơn đại vương ; Viễn Sơn đại vương; Áp Đạo đại vương
Ba cỗ ngai thờ Ất Sơn đại vương Viễn Sơn đại
vương, Áp Đạo đại vương
Bên ngoài đề: Hùng Vương Tổ Miếu.
Hai bên là hai câu đối:
Miếu mạo thọ sơn hà
Linh thanh chương nhật nguyệt
Tạm dịch là:
Miếu này thọ cùng sông núi
Tiếng linh thiêng rõ như mặt giăng mặt giời.
Ngôi miếu này nhân dân địa phương thường gọi là:
“Ngọc Am” (có nghĩa nơi thờ cúng) hoặc “miếu cấm” (miếu ở rừng cấm).
Gọi như vậy, có lẽ để giữ bí mật, tránh sự nhòm ngó và phá hoại của kẻ thù. Vì
thế Núi Cấm trở thành “địa linh”. Chúng tôi được nghe rất nhiều huyền thoại về
vùng đất này.
Ngôi miếu được dựng ở đỉnh Núi Cấm, rất bằng phẳng. Ở
đây các cụ già làng có kể là Núi Cấm rộng tới 6 hécta, ngày xưa rất rậm rạp,
nhiều cây cổ thụ, có nhiều chim chóc, muông thú, thậm chí có cả hổ, báo. Xung
quanh núi là đầm nước sâu bao bọc, mùa mưa sâu tới 4-5m, mùa cạn cũng sâu tới
2-3m.
Đầm Rộng mênh mông, nước từ Đền Hùng đổ về và thông với sông
Lô. Đầm này rất nhiều tôm cá... Ngày nay dân An Thái gọi là Đầm Thiếc. Trước
đây đường vào Núi Cấm chỉ có một con đường đất, độc đạo ở phía Đông Bắc, phải
đi qua núi Trống, ở đó có người canh gác. Giao thông chủ yếu của dân làng là
thuyền độc mộc.
Theo Ngọc phả làng An Thái. Thời các Vua Hùng các lạc
tướng thay nhau trấn giữ vùng đất này. Những khi bàn việc cơ mật quốc gia, Vua
Hùng triệu tập các lạc hầu, lạc tướng đến Núi Cấm. Đời sau dựng miếu thờ các
Vua Hùng, dân làng cử người trông coi Núi Cấm gọi là Khán Lâm.
Hiện nay ở An Thái còn lưu danh được 14 Khán lâm có tài nổi
tiếng. Sau đó dân làng lập đình, dựng chùa để thờ cúng. Hàng năm lễ hội của
làng được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch.
Từ ấy có tục hát xoan (hay hát xuân) được truyền đi các thôn
xã xung quanh như Kim Đới, Phù Đức nay là xã Kim Đức thành phố Việt Trì, Thời Mại
nay là xã Cao Mại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Hát xoan trở thành điệu hát độc
đáo của quê hương đất Tổ Hùng Vương, mà Quế Hoa làng An Thái là bà Tổ của điệu
hát này.
Năm
2014, ngôi miếu đã được chính quyền xã Phượng Lâu trùng tu theo nguyên mẫu. Các
hiện vật cổ bên trong vẫn được giữ nguyên, gồm 3 bộ cỗ ngai, bát hương, mũ và
đôi hia (đôi giày cổ). Một số hạng mục khác trong khu di tích cũng sẽ được tiếp
tục trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Sau khi trùng tu, bức
đại tự ghi tên miếu và đôi câu đối hai bên cửa miếu viết bằng chữ Hán đã được bỏ
đi, thay vào đó là chữ quốc ngữ và chữ Việt cổ. Giải thích về điều này, ông Đỗ
Văn Xuyền, nhà nghiên cứu chữ Việt vổ Khan Đẩu cho rằng, sau khi phục dựng thành
công chữ Việt cổ, các nhà khoa học đã công nhận đó là chữ của người Việt Nam cổ
đại, đó cũng chính là chữ được tìm thấy ở một số khu vực khảo cổ từ 12.000 năm
trước của các tộc người Việt, sống ở phía Nam Trung Quốc ngày nay. Vì vậy dùng
chữ Việt cổ để ghi ở bên ngoài ngôi miếu là hợp lẽ.
Ông
Đỗ Văn Xuyền cho biết thêm, Hùng Vương Tổ Miếu là nơi thờ Tổ tiên Lạc Việt, các
vị Vua Hùng, 8 vị đại vương - bao gồm 3 vị đại vương được thờ trong miếu ở vị
trí trung tâm theo nghĩa canh giữ cho Vua Hùng. Ông cũng đã tìm được nhiều di vật
xung quanh miếu.
Lương Nghị