Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi - Danh thắng vùng ngã ba Bạch Hạc Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi - Danh thắng vùng ngã ba Bạch Hạc Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang, chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nằm bên tả ngạn nơi hợp lưu của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là ngã ba Hạc. Đây là một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tổ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ bái. Ngã ba Bạch Hạc – nơi hợp lưu của ba dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đà huyền thoại. (Ảnh: Phạm Anh) Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang, chùa Đại Bi là cụm di tích hoàn chỉnh, thống nhất, gồm có: đền Tam Giang, đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, bến bơi chải, tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tương truyền, vào những năm Vĩnh Huy (650 - 655) đời nhà Đường, Lý Thường Minh lúc bấy giờ là đô đốc quận Giao Châu, thấy Bạch Hạc là vùng đất sơn chầu thủy tụ, sông núi ngàn dặm đều dồn về ngã ba sông, cho đây là đất tụ linh nên đã xây Thông Thánh Quán ở nơi này với tượng Tam Thanh và xây dựng hai tòa trước, sau. Ông định tô tượng nhưng phân vân không biết thần đất nơi đây ra sao nên biện lễ khấn thần: “Thần đất ở đây nếu linh thiêng thì xin hiện dạng cho được biết để tô tượng thờ”. Lời khấn linh nghiệm ngay trong đêm đó, Lý Thường Minh nằm mộng thấy có hai dị nhân tướng mạo ngang tàng dẫn theo tùy tùng bước ra, tự xưng là Thổ Lệnh và Thạch Khanh. Lý Thường Minh nói: “Xin hai vị thử tài cao thấp, ai thắng thì được ở lại”. Ngay lập tức Thạch Khanh nhảy một bước qua sông thì đã thấy ngài Thổ Lệnh bên đó rồi, bèn nhảy lùi một bước về thì lại thấy ngài Thổ Lệnh bên này sông rồi. Thấy tài cao của các vị thần, Lý Thường Minh cho đắp tượng thờ thần Thổ Lệnh tại Thông Thánh Quán (nay là đền Tam Giang) và Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát (nay thuộc phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì). Cuộc thi bước qua sông của hai vị thần đã để lại dấu ấn đến nay, một vết chân trước đền Tam Giang và một gót chân tại Bến Gót (nay thuộc phường Bến Gót, thành phố Việt Trì). Từ đó, đất quý thần thiêng, khói hương tại Đền không bao giờ hết. Dân làng ai đến cầu đều linh nghiệm, các tướng lĩnh đời sau phụng mạng triều đình đi đánh giặc vào Đền yết lễ và được ứng giúp thắng lợi. Đặc biệt, cuối năm Giáp Thân 1234, giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật (con trai thứ 6 của Vua Trần Thái Tông, ông đã có 50 năm làm tướng và giữ nhiều trọng trách quan trọng trong triều đình của 5 đời vua) đã cùng Hứa Tông Đạo môn khách cắt tóc ăn thề trước thần Đền Tam Giang nguyện đem lòng trung báo ân vua, đền nợ nước. Sau đại thắng quân Nguyên Mông lần hai, Trần Nhật Duật làm lễ tạ thần ở đền thiêng Tam Giang và cho xây dựng lại đền, đúc chuông lớn cung tiến. Trưởng công chúa Thiên Thụy - con gái đầu Vua Trần Thánh Tông, cháu ruột của Thường trụ khai quốc vương Trần Nhật Duật quản hương dân Bạch Hạc công đức tiền bạc xây dựng Thông Thánh Quán (đền Tam Giang) và Hứa Tông Đạo được giao khắc bài Minh chuông Thông Thánh vào năm 1321. <span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"><span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Tượng Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật) trước cửa Đền Tam Giang. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trải qua biến cố của thời gian hàng ngàn năm và các cuộc kháng chiến, đền Tam Giang nhiều lần được khôi phục lại trên nền đền xưa, riêng bậc lên xuống bến chải vẫn được giữ nguyên từ năm 1935. Đến nay, đền Tam Giang thờ 3 vị thần: Đức Thánh Cả (Thổ Lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương); Đức Thánh bà (Thánh Mẫu Đức Sinh Quách A Nương) và Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật). Đền Tam Giang được 19 sắc phong qua các triều đại phong kiến và đến năm 2010 được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ngày nay, cứ vào những ngày cuối năm âm lịch, đầu xuân, lễ tết, ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng, nhân dân và du khách thập phương về dâng hương hoa, lễ vật cầu bình an, may mắn. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Trong năm, Đền có hai tiệc chính đó là ngày sinh Đức Thánh (diễn ra trong 3 ngày 8,9,10/3 âm lịch) và ngày 25/9 ngày hóa Đức Thánh đồng thời là ngày tiệc Quan Thanh mừng chiến thắng quân Nguyên Mông, với các hoạt động: Lễ rước nước, lễ tế, các trò chơi dân gian như: ném còn, đánh đu, chọi gà, giã bánh giầy và thi bơi chải trên dòng Lô Giang lịch sử nhằm tưởng nhớ lại việc luyện thủy quân của Nhà Trần tại quân cảng Bạch Hạc. Để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân thành phố ngã ba sông cũng như du khách thập phương, những năm qua, đền Tam Giang đã được Nhà nước quan tâm, nhân dân thập phương công đức đầu tư tu bổ, xây dựng. Tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng, mở rộng quy mô của đền Tam Giang trên nền ngôi đền xưa lên 21.000m2. Hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng đã được xây dựng và chuẩn bị triển khai. Có thể thấy, Bạch Hạc là vùng đất của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, từ xưa đã sầm uất nên được gọi là Kẻ Hạc, trên bến dưới thuyền tấp nập. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Bạch Hạc đang thay da đổi thịt từng ngày. Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu di tích trên địa bàn phường Bạch Hạc được bảo tồn, tôn tạo ngày càng khang trang. Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang cùng với Chùa Đại Bi và 5 khu di tích văn hóa cấp tỉnh, cũng như các lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã góp phần nâng cao giá trị của khu di tích danh thắng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì - thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Ths Nguyễn Thy Nga Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang, chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nằm bên tả ngạn nơi hợp lưu của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là ngã ba Hạc. Đây là một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tổ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ bái. Ngã ba Bạch Hạc – nơi hợp lưu của ba dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đà huyền thoại. (Ảnh: Phạm Anh) Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang, chùa Đại Bi là cụm di tích hoàn chỉnh, thống nhất, gồm có: đền Tam Giang, đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, bến bơi chải, tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam. Tương truyền, vào những năm Vĩnh Huy (650 - 655) đời nhà Đường, Lý Thường Minh lúc bấy giờ là đô đốc quận Giao Châu, thấy Bạch Hạc là vùng đất sơn chầu thủy tụ, sông núi ngàn dặm đều dồn về ngã ba sông, cho đây là đất tụ linh nên đã xây Thông Thánh Quán ở nơi này với tượng Tam Thanh và xây dựng hai tòa trước, sau. Ông định tô tượng nhưng phân vân không biết thần đất nơi đây ra sao nên biện lễ khấn thần: “Thần đất ở đây nếu linh thiêng thì xin hiện dạng cho được biết để tô tượng thờ”. Lời khấn linh nghiệm ngay trong đêm đó, Lý Thường Minh nằm mộng thấy có hai dị nhân tướng mạo ngang tàng dẫn theo tùy tùng bước ra, tự xưng là Thổ Lệnh và Thạch Khanh. Lý Thường Minh nói: “Xin hai vị thử tài cao thấp, ai thắng thì được ở lại”. Ngay lập tức Thạch Khanh nhảy một bước qua sông thì đã thấy ngài Thổ Lệnh bên đó rồi, bèn nhảy lùi một bước về thì lại thấy ngài Thổ Lệnh bên này sông rồi. Thấy tài cao của các vị thần, Lý Thường Minh cho đắp tượng thờ thần Thổ Lệnh tại Thông Thánh Quán (nay là đền Tam Giang) và Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát (nay thuộc phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì). Cuộc thi bước qua sông của hai vị thần đã để lại dấu ấn đến nay, một vết chân trước đền Tam Giang và một gót chân tại Bến Gót (nay thuộc phường Bến Gót, thành phố Việt Trì). Từ đó, đất quý thần thiêng, khói hương tại Đền không bao giờ hết. Dân làng ai đến cầu đều linh nghiệm, các tướng lĩnh đời sau phụng mạng triều đình đi đánh giặc vào Đền yết lễ và được ứng giúp thắng lợi. Đặc biệt, cuối năm Giáp Thân 1234, giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật (con trai thứ 6 của Vua Trần Thái Tông, ông đã có 50 năm làm tướng và giữ nhiều trọng trách quan trọng trong triều đình của 5 đời vua) đã cùng Hứa Tông Đạo môn khách cắt tóc ăn thề trước thần Đền Tam Giang nguyện đem lòng trung báo ân vua, đền nợ nước. Sau đại thắng quân Nguyên Mông lần hai, Trần Nhật Duật làm lễ tạ thần ở đền thiêng Tam Giang và cho xây dựng lại đền, đúc chuông lớn cung tiến. Trưởng công chúa Thiên Thụy - con gái đầu Vua Trần Thánh Tông, cháu ruột của Thường trụ khai quốc vương Trần Nhật Duật quản hương dân Bạch Hạc công đức tiền bạc xây dựng Thông Thánh Quán (đền Tam Giang) và Hứa Tông Đạo được giao khắc bài Minh chuông Thông Thánh vào năm 1321. Tượng Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật) trước cửa Đền Tam Giang. Trải qua biến cố của thời gian hàng ngàn năm và các cuộc kháng chiến, đền Tam Giang nhiều lần được khôi phục lại trên nền đền xưa, riêng bậc lên xuống bến chải vẫn được giữ nguyên từ năm 1935. Đến nay, đền Tam Giang thờ 3 vị thần: Đức Thánh Cả (Thổ Lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương); Đức Thánh bà (Thánh Mẫu Đức Sinh Quách A Nương) và Đức Thánh Hai (Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật). Đền Tam Giang được 19 sắc phong qua các triều đại phong kiến và đến năm 2010 được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ngày nay, cứ vào những ngày cuối năm âm lịch, đầu xuân, lễ tết, ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng, nhân dân và du khách thập phương về dâng hương hoa, lễ vật cầu bình an, may mắn. Trong năm, Đền có hai tiệc chính đó là ngày sinh Đức Thánh (diễn ra trong 3 ngày 8,9,10/3 âm lịch) và ngày 25/9 ngày hóa Đức Thánh đồng thời là ngày tiệc Quan Thanh mừng chiến thắng quân Nguyên Mông, với các hoạt động: Lễ rước nước, lễ tế, các trò chơi dân gian như: ném còn, đánh đu, chọi gà, giã bánh giầy và thi bơi chải trên dòng Lô Giang lịch sử nhằm tưởng nhớ lại việc luyện thủy quân của Nhà Trần tại quân cảng Bạch Hạc. Để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân thành phố ngã ba sông cũng như du khách thập phương, những năm qua, đền Tam Giang đã được Nhà nước quan tâm, nhân dân thập phương công đức đầu tư tu bổ, xây dựng. Tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng, mở rộng quy mô của đền Tam Giang trên nền ngôi đền xưa lên 21.000m2. Hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng đã được xây dựng và chuẩn bị triển khai. Có thể thấy, Bạch Hạc là vùng đất của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, từ xưa đã sầm uất nên được gọi là Kẻ Hạc, trên bến dưới thuyền tấp nập. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Bạch Hạc đang thay da đổi thịt từng ngày. Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu di tích trên địa bàn phường Bạch Hạc được bảo tồn, tôn tạo ngày càng khang trang. Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang cùng với Chùa Đại Bi và 5 khu di tích văn hóa cấp tỉnh, cũng như các lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã góp phần nâng cao giá trị của khu di tích danh thắng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì - thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Ths Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi Bạch Hạc Phú Thọ 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10