Xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, xưa là xã Lại Yên huyện Đan Phượng có ngôi đền cổ từ rất lâu đời có tên gọi là Kính Thiên Đài. Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương, do Lạc tướng bộ Chu Diên cho tạo dựng để tế trời.
Theo tài khoản Hùng Việt sử quán:
Kính thiên đài từ thủa Lạc Hùng
Kính Thiên Đài ở Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) là một cổ quán
thờ Trời. Tấm bia thời Trần ở đây do Trương Hán Siêu viết mở đầu:
Tưởng sơ, Thiên Thần vương từ hạ Việt tự Hùng Vương lục thế
Chu Diên bộ Lạc tướng phụng tạo.
Dịch: Nhớ xưa, đền thờ Thiên Thần vương trên đất Việt từ đời
Hùng Vương thứ sáu do Lạc tướng ở bộ Chu Diên phụng mệnh xây dựng.
Cũng trong bia có cho biết tên sắc phong của thần là: Đương
cảnh thành hoàng Chí Minh đại vương.
Đền thờ Trời nhưng lại có thần hiệu là Chí Minh. Được xây dựng
từ thời Hùng Vương thứ 6 bởi Lạc tướng Chu Diên. Phải hiểu việc này thế nào?
Ông Trời hay Ngọc Hoàng Thượng đế chính là Đế Minh trong sử
Việt. Do đó ở Lại Yên được tôn hiệu là Chí Minh. Ngọc Hoàng Thượng Đế còn được
cho rằng ngự ở Thông Minh điện, như trong tấm bia cũng thời Trần ở chùa Dầu (Hà
Nam).
Đế Minh là vị vua Hùng đầu tiên hay Đột Ngột Cao Sơn như được
thờ ở Đền Hùng. Đền Thượng ở trên núi Nghĩa Lĩnh cũng có tên là Kính Thiên điện.
Tiếp theo, Lạc tướng Chu Diên thời Hùng Vương thứ 6 là ai?
Thời Hùng Vương thứ 6 theo Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả là
thời xảy ra cuộc chiến với nhà Ân Thương. Lạc tướng trên đất Việt lúc này chính
là Sùng Hầu Hổ hay Sùng Lãm, mà được người Việt thờ dưới tên Cao Sơn đại vương
trong Tam vị Tản Viên Sơn.
Như vậy Kính Thiên đài ở Lại Yên do Sùng Hầu, người cai quản
vùng đất Lạc Việt (Chu Diên) thời Ân Thương đã dựng tạo để tế tổ tiên là vua
Hùng Đế Minh, từ cách đây cỡ trên 3.000 năm.
Các câu đối ở quán Lại Yên:
古是敬天臺矗矗巍巍四位星排標勝地
金為顯聖廟赫赫濯濯千秋祀享儼靈祠
Cổ thị kính Thiên đài, súc súc nguy nguy, tứ vị tinh bài
tiêu thắng địa
Kim vi hiển Thánh miếu, hách hách trạc trạc, thiên thu tự hưởng
nghiễm linh từ.
脉從傘嶺而來羣山繞後眾水朝前殿外廻環降氣势
門自保大創造四面玲瓏八牕洞達廟堂屹立壯觀瞻
Mạch tòng Tản Lĩnh nhi lai, quần sơn nhiễu hậu, chúng thủy
triều tiền, điện ngoại hồi hoàn giáng khí thế
Môn tự Bảo Đại sáng tạo, tứ diện linh lung, bát song đồng đạt,
miếu đường ngật lập tráng quan chiêm.
立高門寔寔技技溯崇臺雄貉造前至今為烈
肇厥祀濟濟蹌蹌歷顯廟李陳修後從古以來
Lập cao môn thực thực kỹ kỹ tố sùng đài, Hùng Lạc tạo tiền
chí kim vi liệt
Triệu quyết tự tế tế thương thương lịch hiển miếu, Lý Trần
tu hậu tòng cổ dĩ lai.
赤氣橫空鴻貉臺日星千古
玄功報捷陳國朝風雨一碑
Xích khí hoành không, Hồng Lạc đài nhật tinh thiên cổ
Huyền công báo tiệp, Trần quốc triều phong vũ nhất bi.
Theo nghiên cứu của Viện Hán Nôm, được đăng trên trang Tạp
chí Hán Nôm: Ngôi đền có tên chữ Hán
là 敬天臺
(Kính thiên đài) đã phần nào phản ánh tín ngưỡng thờ trời của cư dân ở đây từ
thời xa xưa.
Đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị,
trong đó Viện Hán Nôm quan tâm đến tư liệu văn khắc trên bia đá tại đây.
Đến khảo sát tại di tích, cán bộ Viện Hán Nôm thấy
đền hiện có 2 văn bia còn khá rõ ràng. Trong đó 1 văn bia ghi niên đại đời
Trần năm Hưng Long thứ 20 ﴾1312﴿ do Trương Hán Siêu soạn; 1 văn bia đề 2
niên đại là Gia Long thứ 15 ﴾1816,﴿ và mặt sau đề Thành Thái thứ 13 ﴾1901﴿.
Sau khi khảo cứu niên đại văn bản, chúng tôi cho rằng
văn bia đời Trần là văn bia được khắc lại vào đợt trùng tu năm Gia
Long thứ 15 ﴾1816﴿, nguyên văn trên bia năm 1816 còn ghi rõ: “皇朝嘉隆年間仝社重脩廟宇事訖正豎石碑續刻累朝加封美字請余弁數仍考之舊錄遂
□ □ □ 凡自陳朝功德以上則見于左石碑存
○ 黎朝景統三年以來詔敕美字附刻于有石碑以垂來世-
Khoảng những năm đời Hoàng triều Gia Long (1802 - 1818), bản xã trùng tu miếu vũ.
Công việc đã xong, mới dựng bia đá khắc tiếp các mỹ tự gia phong của các đời nối
tiếp. Nhưng khảo các ghi chép cũ thì □ □ □(1) phàm những công đức tự đời Trần
triều trở lên thì ghi (ở mặt) bên trái (bia). Từ đời Lê triều Cảnh Thống năm
thứ 3 (1500) trở lại, các chiếu sắc mỹ tự(2) cho phụ khắc vào (mặt) bên phải
bia để truyền cho đời sau”.
Đợt trùng tu này dựng thành 2 bia, 1 bia khắc lại
nguyên văn văn bia đời Trần, phụ thêm các đạo sắc phong từ năm Thuận
Thiên thứ 7 (1016), đến năm Hưng Long thứ 7 (1299)(3); 1 bia khắc việc
trùng tu năm Gia Long thứ 15 ﴾1816﴿, phụ thêm các đạo sắc phong từ đời Lê
triều Cảnh Thống năm thứ 3 (1500) đến năm Chiêu Thống thứ 1 (1787). Mặt sau
có lẽ còn trống, đến năm Thành Thái thứ 13 ﴾1901﴿ lại cho khắc tiếp
những đạo sắc phong của đền từ năm Quang Trung thứ 5 (1792) đến năm
Đồng Khánh thứ 2 (1887).
Văn bia đời Trần đã được giới thiệu nguyên văn chữ Hán
trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 - thời Trần(4), chưa có ký hiệu
(無編號),
do Nguyễn Văn Nguyên đánh máy nguyên văn (正文撰者), Nguyễn Văn Bến viết lời
dẫn (引言撰者),
Cảnh Huệ Linh tu chỉnh (修定者). Tuy nhiên văn bản giới thiệu chưa được dịch ra
tiếng Việt và có 3 chữ Hán chưa chính xác: chữ hoàn 完đánh
thành chữ trạch宅 (mặt 1 dòng 13 chữ thứ 24); chữ đan 丹đánh
thành chữ sách冊 (mặt 1 dòng 14 chữ thứ 8); chữ áp押đánh
thành chữ thần神 (mặt 2 dòng 13 chữ thứ 14)(5). Chúng tôi xin trình
bày lại nguyên văn chữ Hán và giới thiệu lời dịch với độc giả, góp
phần bổ sung dịch văn cho di sản văn khắc đời Trần, và tư liệu văn
học về tác gia Trương Hán Siêu.
Nguyên văn chữ Hán:
Mặt 1
古跡神祠碑記
石碑之立,以錄事跡,以徵功德云耳。
想初
天神王祠下,粵自雄王六世,朱鳶部雒將奉造乾巽向
敬天臺,每歲初春,恭行奉
天大禮。如有水旱災變,民間祈禱,輒靈應焉。逮夫先朝
順天七年春,帝省覽山川,拜封
當境城隍至明大王。厥後,歷代諸帝有修造 ○(6)神祠,有封贈
神敕。蕩蕩乎,巍巍乎,一等威靈矣
仰今
聖帝陛下,位儼九重,躬端萬化。為子孫長久之計,追思夙願,以顯神功 ○ 詔攽錢參百緡,特差修理。仰見工完,鳩集式示規程。此億萬年之功德也,有若是夫。且修文德以恢平治之功;以造神祠,以展敬誠之意。于以衍宗社無疆之福,乃編錄古今事跡詳勒于珉,以垂萬世。
謹拜手稽首而銘曰﹕
凜然靈廟
赫赫天顏
今來古往
虎踞龍蟠
精英萬紀
輝耀兩間
廟利假萃
盥有孚觀
積之歲久
幾致苔蔓
欽哉 ○ 時命
理作初完(7)
規模輪奐
錦繡青丹(8)
維茲功德
巋彼高山
神之靈應
國以尊安
綿洪寶祚
永奠石磐
天地長久
銘錄不刊
時興隆二十年壬子冬十一月二十日
Mặt 2
歷代加攽附記
順天七年春二月十五日 ○ 敕封當境城隍至明大王
大定六年秋七月二十日 ○ 詔攽錢一百十五緡修造神祠
天資嘉瑞四年三月十一日 ○ 敕封大王 ○ 與列 ○ 武廟國祭
元豊二年十二月初八日 ○ 詔發錢五十緡,裝飭神祠
興隆七年二月初六日 ○ 奉攽令例春祭錢,遞年參十貫,以申敬意
敕當境城隍至明大王﹕
精儲太一,德備陰陽。捍宦禦災,納民生於春壽;顯休錫福,奠國祚於泰磐。既多相佑之功,蓋舉褒揚之典。為功扶皇家長久,福護帝業綏休。陰助國王平定南陲,勦除逆命;擒獲逆俘名制至,收獲象馬器械銃磾。取勝萬全,奠安天下。收復山川一統,稔有靈應。可加封當境城隍至明大王,上列國祭及押(9)衙公主陸妃娘同配祀。故敕
興隆二十年六月十七日
特差惠武王陳國瑱詔旨
翰林學士張漢超奉編錄
Dịch nghĩa:
Mặt 1
-Bia ghi cổ tích đền thần
Bia đá được lập nên, là để ghi chép lại sự tích cũ, là để
nêu gương công đức lên vậy.
Trộm nghĩ xưa, đền thờ Thiên Thần vương, từ đời Hùng Vương
thứ sáu, do Lạc tướng ở bộ Chu Diên(10) phụng mệnh xây dựng đài Kính Thiên theo
hướng Tây bắc - Đông nam(11). Hàng năm đầu xuân, kính cẩn tiến hành đại lễ tế
trời. Nếu như có thiên tai biến họa lũ lụt hạn hán, dân gian cầu đảo, thì rất
linh ứng. Đến đời triều (Lý) trước, năm Thuận Thiên thứ 7 (1016)(12), nhà vua đến
thăm viếng cảnh núi sông, phong thần là Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại
vương. Về sau, các vua đều cho tu tạo đền, có sắc phong thần. Lớn lao thay, lồng
lộng thay ngôi cao uy linh đệ nhất!
Ngưỡng trông, Thánh đế bệ hạ, ngồi ngôi cao nơi chín bệ(13),
thân hành đoan chính, giáo hóa vạn dân(14). Cầu mưu kế lâu dài cho con cháu
muôn đời, truy ân đời trước, để làm rạng rỡ công lớn, ra chiếu ban tiền 300
sâu(15), đặc mệnh sai tu sửa (đền). Nghiêng mình kính cẩn thấy công việc được
hoàn thành, quy trình gồm đủ. Được như vậy thì công đức lớn của muôn vạn năm,
có thể được như thế chăng! Lại thêm dùng văn đức để dựng công trị bình thịnh vượng;
đã tạo đền thần để tỏ lòng thành kính, và lại để nối dài phúc lớn vô cùng cho
xã tắc trăm họ, cho tổ tông muôn đời. Vậy biên chép lại việc tích cũ xưa nay,
khắc tỏ vào đá để lưu truyền muôn vạn đời.
Kính cẩn chắp tay cúi đầu ghi lời minh rằng:
Lẫm liệt miếu thiêng,
Lẫy lừng nhan thánh.
Nay đến xưa qua,
Hổ ngồi rồng cuộn.
Tinh anh muôn thủa,
Rực sáng hai bên.
Vua khai đức hiếu, (16)
Lễ Quán đáng xem.(17)
Năm tháng lâu dài,
Rêu phong mấy độ.
Kính thay thời mệnh,
Lẽ dựng vừa tròn.
Qui mô đổi mới,
Vóc gấm huy hoàng.
Duy công đức ấy,
Sánh tày núi non.
Thần có linh ứng,
Thế nước vững yên.
Mệnh mạch nối liền,
Chắc như bàn đá.
Cùng mãi đất trời,
Lời minh không mòn.
Ngày 20 tháng 11 mùa đông năm Nhâm Tý, niên hiệu Hưng Long
thứ 20 (1312)(18).
Mặt 2
Phụ ghi gia ban sắc tặng của các triều đại
Ngày 15 tháng 2, xuân năm Thuận Thiên thứ 7 (1016)(19) sắc
phong Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương.
Ngày 20 tháng 7, thu năm Đại Định thứ 6 (1145)(20) chiếu ban
tiền 115 sâu để tu tạo đền thần.
Ngày 11 tháng 3 năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 4 (1189(21) sắc
phong Đại vương và cho lệ quốc tế với Vũ miếu(22).
Ngày mùng 8 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 2 (1252)(23) chiếu
phát tiền 50 sâu để sửa chữa đền Thần.
Ngày mùng 6 tháng 2 năm Hưng Long thứ 7 (1299)(24) phụng ban
lệnh cho lệ tiền tế xuân hàng năm 30 quan để tỏ ý kính.
Sắc làm Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương rằng:
Tinh anh thái nhất(25), đức đủ âm dương(26). Trừ tai trục họa,
đưa chúng dân lên đài xuân cõi thọ, tỏ rõ phúc đức đặt mệnh nước vững yên như
bàn đá. Đã nhiều lần có công giúp đỡ, đáng đưa vào điển báo đáp nêu dương. Có
công giúp cho hoàng gia được lâu dài, phúc bảo hộ nghiệp vua thịnh trị. Ngầm
giúp Quốc vương ta bình định phương Nam, tiễu trừ quân trái mệnh; bắt được kẻ
nghịch là Chế Chí(27), thu hoạch được voi ngựa khí giới súng đạn. Thủ thắng vẹn
tuyền, vững yên thiên hạ. Thu phục cho non sông nhất thống, rất là linh ứng.
Đáng gia phong là Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương, trên bàn cho được
dự lệ quốc tế cùng Áp Nha công chúa Lục Phi nương cùng được phối thờ.
Vậy sắc
Ngày 17 tháng 6 năm Hưng Long thứ 20 (1312).
Đặc sai Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn(28) ban chiếu chỉ
Hàn lâm Học sĩ Trương Hán Siêu(29) phụng biên chép sự tích.
Văn bia Hưng Long đời Trần cho thấy, từ phong tục tế
trời của người Việt, đã được nhà nước chuẩn hóa bằng việc ban sắc
phong. Nhất là sau chiến thắng Chiêm Thành năm Hưng Long thứ 19 (1311),
năm Hưng Long thứ 20 (1312), vua Trần Anh Tông đặc sai Huệ Vũ vương Trần
Quốc Trẩn ban chiếu chỉ, Hàn lâm Học sĩ Trương Hán Siêu phụng biên sự
tích. Phản ánh tín ngưỡng thờ trời mang hình thái quốc gia, được
nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ghi nhận. Văn bia Hưng Long đời
Trần là một hiện vật quý, của đền cổ Lại Yên, của di sản văn khắc
Việt Nam.
Chú thích:
(1) Chữ bị mờ.
(2) Mỹ tự: tên để tặng cho thần.
(3) Đời Trần Anh Tông.
(4) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 - thời Trần/ 越南漢喃銘文匯編第二集陳朝上
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Đại học Trung Chính. 2002), tr.115-129.
(5) Do tự dạng các chữ này dễ nhầm với nhau.
(6)Ký hiệu Tiêu cách標隔, dấu Đài抬, thể hiện tôn quý
kính trọng.
(7) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 - thời Trần/ 越南漢喃銘文匯編第二集陳朝上:
宅
tr.123, dòng 4 từ dưới lên, chữ thứ 8.
(8) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 - thời Trần/ 越南漢喃銘文匯編第二集陳朝上:冊
tr.123 dòng 4 từ dưới lên, chữ thứ 16.
(9) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 - thời Trần (Văn
khắc đời Trần)/ 越南漢喃銘文匯編第二集陳朝上:神trang 124 dòng 6 từ dưới lên, chữ thứ
17.
(10) Chu Diên: là đơn vị hành chính, một bộ trong số 15 bộ
dưới thời Hùng Vương, thuộc phạm vi đất Sơn Tây cũ.
(11) Nguyên văn: Càn Tốn hướng: là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Theo Sơn Hải kinh đồ tán: Địa khuy Tốn duy, thiên khuyết Càn giác/ Đất khuyết
đường Tốn, trời khuyết góc Càn (Theo Văn khắc đời Trần. Sđd, tr.125).
(12) Đời Lý Thái Tổ.
(13) Chín bệ: nguyên văn là “Cửu trùng”, nơi vua ngự gọi là
Cửu trùng, chỉ sự tôn nghiêm, có thể dịch là “chín bậc”, “chín bệ”.
(14) Ý cả câu: vua là bậc chí tôn thiên tử, thi hành đức
nhân ra khắp nơi cho muôn dân được thấm nhuần theo đức tốt.
(15) Nguyên văn là chữ “Mân 緡”
là quan tiền, có thể dịch là sâu tiền hay chuỗi tiền.
(16) Nguyên văn “Miếu lợi dã Tụy”: lấy ý quẻ Tụy trong Kinh
Dịch, nói vua thánh đến, gây dựng tỏ đức hiếu, dân chúng tụ về, thế mới gọi là
có miếu - hữu miếu. (Văn khắc đời Trần, Sđd, tr.125).
(17) Nguyên văn “Quán hữu phu Quan”: lấy ý quẻ Quan trong
Kinh Dịch, nói vương đạo thi hành được không gì bằng việc tế tự ở tông miếu, việc
ở tông miếu không gì đáng xem bằng lễ Quán Tẩy, ý chỉ sự nghiêm trang kính cẩn
trong tế lễ. (Văn khắc đời Trần, Sđd, tr.125).
(18) Đời vua Trần Anh Tông.
(19) Đời Lý Thái Tổ.
(20) Đời Lý Anh Tông.
(21) Đời Lý Cao Tông.
(22) Vũ miếu: tức miếu thờ về việc Võ, việc quân đối lập với
Văn miếu.
(23) Đời Trần Thái Tông.
(24) Đời Trần Anh Tông.
(25) Thái nhất: theo Triết học Đạo gia, cái Thái nhất là cái
đầu tiên sơ khởi của tất cả vạn vật trong vũ trụ.
(26) Đức đủ âm dương: Nói là chung đúc tinh anh đầy đủ của cả
hai khí âm dương.
(27) Tức năm 1311 đời Trần Anh Tông, quân nhà Trần đánh thắng
Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Chí, thu được rất nhiều súng đạn, voi ngựa.
(28) Trần Quốc Chẩn là con của Trần Nhân Tông, là em của Trần
Anh Tông, là bố của Huy Thánh Công chúa (sau là Lệ Thánh Hoàng hậu, vợ của Trần
Minh Tông), ông ngoại của Trần Dụ Tông. Đảm đương chức lớn trong triều, nhiều lần
cầm quân đi đánh Chiêm Thành đại thắng, công lao rất lớn. Năm 1328 bị Trần Khắc
Chung vu cáo tội mưu phản, bị giết.
(29) Trương Hán Siêu (? - 1354), danh nho đời Trần, là môn
khách của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có tài lại cương trực, được Hưng Đạo
vương tiến cử. Sau khi mất được phong Thái Phó, phối thờ ở Văn Miếu. Có nhiều
tác phẩm còn lưu truyền.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1.Văn khắc Hán Nôm Việt NamTập 2 - Thời Trần/ 越南漢喃銘文匯編第二集陳朝上.
Viện nghiên cứu Hán Nôm – 中正大學文學院.
2.Đại Việt sử ký toàn thư. Bản Chính Hòa, Nxb. KHXH,
H.1993.
3.古跡神祠碑記. Đền Kính Thiên, xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà
Nội.
4.嘉隆十五年二月日賴安社述古跡前碑記. Đền Kính Thiên, xã Lại Yên, Hoài
Đức, Hà Nội.
5.成泰拾參年辛丑陸月拾陸日恭錄歷大加封奉銘于碑. Đền Kính Thiên, xã Lại Yên,
Hoài Đức, Hà Nội./.
Ảnh tư liệu: Hùng Việt sử quán/ Đền Miếu Việt
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm