Xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, xưa là xã Lại Yên huyện Đan Phượng có ngôi đền cổ từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương, do Lạc tướng bộ Chu Diên cho tạo dựng để tế trời.
Kính Thiên Đài ở Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) là một cổ quán
thờ Trời. Tấm bia thời Trần ở đây do Trương Hán Siêu viết mở đầu:
Tưởng sơ, Thiên Thần vương từ hạ Việt tự Hùng Vương lục thế
Chu Diên bộ Lạc tướng phụng tạo.
Dịch nghĩa:
Nhớ xưa, đền thờ Thiên Thần vương trên đất Việt từ đời Hùng
Vương thứ sáu do Lạc tướng ở bộ Chu Diên phụng mệnh xây dựng.
Cũng trong bia có cho biết tên sắc phong của thần là: Đương
cảnh thành hoàng Chí Minh đại vương.
Ngôi đền có tên chữ Hán là 敬天臺 (Kính
thiên đài) đã phần nào phản ánh tín ngưỡng thờ trời của cư dân ở đây từ thời
xa xưa. Đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có
tư liệu văn khắc trên bia đá tại đây.
Khảo sát tại di tích cho thấy, đền hiện có 2 văn bia
còn khá rõ ràng. Trong đó 1 văn bia ghi niên đại đời Trần năm Hưng Long
thứ 20 ﴾1312﴿ do Trương Hán Siêu soạn; 1 văn bia đề 2 niên đại là Gia Long
thứ 15 ﴾1816,﴿ và mặt sau đề Thành Thái thứ 13 ﴾1901﴿.
Văn bia đời Trần đã được giới thiệu nguyên văn chữ Hán,
Bia đá được lập nên, là để ghi chép lại sự tích cũ, là để
nêu gương công đức lên vậy.
Trộm nghĩ xưa, đền thờ Thiên Thần vương, từ đời Hùng Vương
thứ sáu, do Lạc tướng ở bộ Chu Diên phụng mệnh xây dựng đài Kính Thiên theo hướng
Tây bắc - Đông nam.
Hàng năm đầu xuân, kính cẩn tiến hành đại lễ tế trời. Nếu
như có thiên tai biến họa lũ lụt hạn hán, dân gian cầu đảo, thì rất linh ứng. Đến
đời triều (Lý) trước, năm Thuận Thiên thứ 7 (1016)(12), nhà vua đến thăm viếng
cảnh núi sông, phong thần là Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương. Về sau,
các vua đều cho tu tạo đền, có sắc phong thần. Lớn lao thay, lồng lộng thay
ngôi cao uy linh đệ nhất!
Ngưỡng trông, Thánh đế bệ hạ, ngồi ngôi cao nơi chín bệ,
thân hành đoan chính, giáo hóa vạn dân. Cầu mưu kế lâu dài cho con cháu muôn đời,
truy ân đời trước, để làm rạng rỡ công lớn, ra chiếu ban tiền 300 sâu(15), đặc
mệnh sai tu sửa (đền).
Nghiêng mình kính cẩn thấy công việc được hoàn thành, quy
trình gồm đủ. Được như vậy thì công đức lớn của muôn vạn năm, có thể được như
thế chăng! Lại thêm dùng văn đức để dựng công trị bình thịnh vượng; đã tạo đền
thần để tỏ lòng thành kính, và lại để nối dài phúc lớn vô cùng cho xã tắc trăm
họ, cho tổ tông muôn đời.
Vậy biên chép lại việc tích cũ xưa nay, khắc tỏ vào đá để
lưu truyền muôn vạn đời.
Kính cẩn chắp tay cúi đầu ghi lời minh rằng:
Lẫm liệt miếu thiêng,
Lẫy lừng nhan thánh.
Nay đến xưa qua,
Hổ ngồi rồng cuộn.
Tinh anh muôn thủa,
Rực sáng hai bên.
Vua khai đức hiếu,
Lễ Quán đáng xem.
Năm tháng lâu dài,
Rêu phong mấy độ.
Kính thay thời mệnh,
Lẽ dựng vừa tròn.
Qui mô đổi mới,
Vóc gấm huy hoàng.
Duy công đức ấy,
Sánh tày núi non.
Thần có linh ứng,
Thế nước vững yên.
Mệnh mạch nối liền,
Chắc như bàn đá.
Cùng mãi đất trời,
Lời minh không mòn.
Sắc phong ban tặng của các triều đại Nhà Trần
Ngày 20 tháng 11 mùa đông năm Nhâm Tý, niên hiệu Hưng Long
thứ 20 (1312)
Ngày 15 tháng 2, xuân năm Thuận Thiên thứ 7 (1016) sắc phong
Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương.
Ngày 20 tháng 7, thu năm Đại Định thứ 6 (1145) chiếu ban tiền
115 sâu để tu tạo đền thần.
Ngày 11 tháng 3 năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 4 (1189) sắc phong
Đại vương và cho lệ quốc tế với Vũ miếu(22).
Ngày mùng 8 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 2 (1252) chiếu
phát tiền 50 sâu để sửa chữa đền Thần.
Ngày mùng 6 tháng 2 năm Hưng Long thứ 7 (1299) phụng ban lệnh
cho lệ tiền tế xuân hàng năm 30 quan để tỏ ý kính.
Sắc làm Đương cảnh Thành hoàng Chí Minh đại vương rằng:
Tinh anh thái nhất, đức đủ âm dương. Trừ tai trục họa, đưa
chúng dân lên đài xuân cõi thọ, tỏ rõ phúc đức đặt mệnh nước vững yên như bàn
đá. Đã nhiều lần có công giúp đỡ, đáng đưa vào điển báo đáp nêu dương. Có công
giúp cho hoàng gia được lâu dài, phúc bảo hộ nghiệp vua thịnh trị. Ngầm giúp Quốc
vương ta bình định phương Nam, tiễu trừ quân trái mệnh; bắt được kẻ nghịch là
Chế Chí, thu hoạch được voi ngựa khí giới súng đạn.
Thủ thắng vẹn tuyền, vững yên thiên hạ. Thu phục cho non
sông nhất thống, rất là linh ứng. Đáng gia phong là Đương cảnh Thành hoàng Chí
Minh đại vương, trên bàn cho được dự lệ quốc tế cùng Áp Nha công chúa Lục Phi
nương cùng được phối thờ.
Vậy sắc
Ngày 17 tháng 6 năm Hưng Long thứ 20 (1312).
Đặc sai Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn(28) ban chiếu chỉ
Hàn lâm Học sĩ Trương Hán Siêu phụng biên chép sự tích.
Văn bia Hưng Long đời Trần cho thấy, từ phong tục tế
trời của người Việt, đã được nhà nước chuẩn hóa bằng việc ban sắc
phong. Nhất là sau chiến thắng Chiêm Thành năm Hưng Long thứ 19 (1311),
năm Hưng Long thứ 20 (1312), vua Trần Anh Tông đặc sai Huệ Vũ vương Trần
Quốc Trẩn ban chiếu chỉ, Hàn lâm Học sĩ Trương Hán Siêu phụng biên sự
tích.
Kính Thiên đài phản ánh tín ngưỡng thờ trời mang hình
thái quốc gia, được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ghi nhận. Văn
bia Hưng Long đời Trần là một hiện vật quý, của đền cổ Lại Yên, của
di sản văn khắc Việt Nam.
Các câu đối ở quán Lại Yên:
古是敬天臺矗矗巍巍四位星排標勝地
金為顯聖廟赫赫濯濯千秋祀享儼靈祠
Cổ thị kính Thiên đài, súc súc nguy nguy, tứ vị tinh bài
tiêu thắng địa
Kim vi hiển Thánh miếu, hách hách trạc trạc, thiên thu tự hưởng
nghiễm linh từ.
脉從傘嶺而來羣山繞後眾水朝前殿外廻環降氣势
門自保大創造四面玲瓏八牕洞達廟堂屹立壯觀瞻
Mạch tòng Tản Lĩnh nhi lai, quần sơn nhiễu hậu, chúng thủy
triều tiền, điện ngoại hồi hoàn giáng khí thế
Môn tự Bảo Đại sáng tạo, tứ diện linh lung, bát song đồng đạt,
miếu đường ngật lập tráng quan chiêm.
立高門寔寔技技溯崇臺雄貉造前至今為烈
肇厥祀濟濟蹌蹌歷顯廟李陳修後從古以來
Lập cao môn thực thực kỹ kỹ tố sùng đài, Hùng Lạc tạo tiền
chí kim vi liệt
Triệu quyết tự tế tế thương thương lịch hiển miếu, Lý Trần
tu hậu tòng cổ dĩ lai.
赤氣橫空鴻貉臺日星千古
玄功報捷陳國朝風雨一碑
Xích khí hoành không, Hồng Lạc đài nhật tinh thiên cổ
Huyền công báo tiệp, Trần quốc triều phong vũ nhất bi.