Lăng và đền thờ đức vua Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng được nhân dân xây dựng ở Tây Nam thành Tống bình, nay thuộc phường Giảng Võ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tác giả Lý Tế Xuyên trong tập Việt điện u linh đã
viết về Phùng Hưng như sau: "Bố Cái Đại vương sau khi mất rất
hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng xe, ngựa đi ầm ầm trên nóc nhà hoặc
trên các cây cổ thụ, trông lên thường thấy trong đám mây năm sắc có cờ, kiệu rực
rỡ, lại có tiếng đàn sáo văng vẳng trên không.
Trong làng hễ có việc gì xảy ra thì về đêm thấy có một dị
nhân báo cho người hào trưởng ở làng biết trước, ai cũng phải lấy làm lạ, mới
cùng đến lập đền thờ vương. Người đến lễ rất đông, hương khói không lúc nào dứt.
Khi Ngô Quyền dựng nước đã sai sửa sang ngôi đền rộng rãi,
khang trang hơn, lại sai sửa soạn đồ tế lễ và các thứ tàn quạt, chuông trống
đem đến đền tế lễ.
Các triều vua sau dần dần thành lệ. Đến đời Trần, năm Trùng
hưng thứ nhất (1285), sắc phong Phùng Hưng là Phu Hựu đại vương. Năm thứ tư
(1288), gia phong hai chữ Chương Tín. Năm Hưng Long 20 (1312) lại gia phong hai
chữ Sùng Nghĩa. Đến nay vẫn còn dấu thiêng, dân vẫn sùng phụng".
Năm 1954, Hà Nội giải phóng, đền thờ không còn, chỉ còn lăng
trên một bãi đất hoang đầu đường Giảng Võ, gần bến xe Kim Mã bây giờ.
Phía trước lăng là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ
: 陵王大馮 - Lăng Vương Đại Phùng .( LĂNG PHÙNG ĐẠI
VƯƠNG ).
Phía sau tấm bình phong là mộ Phùng Hưng hình chữ nhật bằng
đá xanh được chạm khắc khá công phu. Phía đầu mộ là khắc hàng chữ : 陵
故
王
馮 -
Lăng Cố Vương Phùng. ( PHÙNG VƯƠNG CỔ LĂNG ).
Phía sau cách khoảng hơn 1m là bức tam sơn trên có khắc dòng
chữ: "LĂNG BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG" 陵 布 蓋 大 王 .
Hai bên có câu đối:
Anh hùng khai thác kham thiên cổ
Phụ mẫu xưng hô hợp vạn dân
Nghĩa là
Sự nghiệp anh hùng truyền vạn thủa
Tôn xưng cha mẹ hợp muôn dân.
Ngay bên cạnh Lăng là đền thờ Phùng Hưng mới được tu bổ và
xây dựng nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Lăng của Phùng Hưng là một di tích lịch sử quý giá đã được
nhà nước xếp hạng.