Làng Diềm là tên gọi nôm của làng Viêm Xá , làng Diềm thuộc địa phận xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Làng Diềm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 6 km về phía Bắc, nằm sát ranh giới với tỉnh Bắc Giang.
Lịch sử phát triển
Lịch sử làng Diềm theo các giai đoạn lịch sử:
Làng Diềm là một làng cổ, vốn có tên là Trang Viêm Ấp hay
Trang Viêm do Vua Bà là con gái của Vua Hùng thứ 6 lập nên. Trải qua thời kì lịch
sử và qua các triều đại, làng Diềm đã có nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính:
“Thời Hùng Vương- An Dương Vương, làng Diềm thuộc đất bộ Vũ
Ninh của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc.
Thời Bắc Thuộc, Diềm thuộc đất huyện Long Biên, quận Giao Chỉ
(sau đổi thành Giao Châu)
Thời phong kiến Việt Nam, Diềm tức Viêm Xá là đơn vị xã thuộc
Châm Khê huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn”.
“Sang thời Nguyễn, khi trấn Kinh Bắc đổi tên thành trấn Bắc
Ninh(1822) và đổi thành tỉnh Bắc Ninh năm 1831, xã Viêm Xá thuộc tổng Châm Khê,
huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thời thuộc Pháp đơn vị hành chính
không thay đổi.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Viêm Xá là đơn vị thuộc
huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh.
Đầu năm 1947 đến tháng 9 năm 1947, xã Viêm Xá là đơn vị hành
chính của thành phố Bắc Ninh.
Tháng 9 năm 1947, đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh giải
thể, ba xã Viêm Xá, An Lạc, Quả Cảm hợp nhất thành xã Hòa Long trở về đơn vị
hành chính thuộc huyện Yên Phong.
Từ đó Viêm Xá trở thành đơn vị hành chính của xã Hòa Long,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh rồi thuộc tỉnh Hà Bắc (1963- 1976) và trở lại
thuộc tỉnh Bắc Ninh từ ngày 1/1/ 1997 khi tỉnh Bắc Ninh tái hợp theo Nghị quyết
của Quốc hội khóa IX kì họp thứ X.
Đến ngày 1/8/2007 xã Hòa Long trong đó có làng Diềm được cắt
về thành phố Bắc Ninh theo Nghị định của chính phủ.”
Từ đó ta thấy làng Diềm (Viêm Xá) là một ngôi làng có một bề
dày lịch sử, nó đã cùng với đất nước Việt Nam trải qua biết bao thăng trầm lịch
sử từ thời Hùng Vương tới Bắc Thuộc rồi thời kì phong kiến, thời Pháp Thuộc và
nhưng năm đổi mới.
Trải qua trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc,
Diềm không chỉ là một làng cổ, mà còn là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều sự kiện
lịch sử quan trọng của quê hương.
Thời Bắc Thuộc, làng Diềm nằm trong địa vực được nhiều nhà
nghiên cứu dự đoán là địa điểm thành Long Biên. Nơi đây còn lưu giữ truyền thuyết
về Tướng Giáp Ngọ (thành hoàng làng Diềm) và Thánh Tam Giang (thành hoàng làng
Diềm) đã về đây xây dựng thành Long Vân giúp Triệu Quang Phục đánh giặc lương.
Thời phong kiến Việt Nam núi Kim Sơn làng Diềm là địa điểm
quan trọng trên chiến tuyến Như Nguyệt của nhà Lý. Tại đây tướng quân Lý Thường
Kiệt đã đặt các đồn trại lớn để chiến đấu chống xâm lược nhà Tống trong đó có
trại trên núi Kim Sơn (tức Trại Chùa) và ải làng Diềm. Nhân dân Hòa Long đã
cùng với quân của triều đình bẻ gãy các cuộc phản công của địch.
Thời thuộc Pháp làng Diềm là địa bàn hoạt động của nghĩa
quân Yên Thế. Đình làng Diềm từng được sử dụng làm kho lương thực cho nghĩa
quân.
Lịch sử hình thành và phát triển của làng Diềm là một lịch sử
hào hùng hòa chung với lịch sử của dân tộc.
Làng Viêm Xá là nơi phát tích của văn hóa quan họ thông qua
câu ca mà từ xưa nhân dân vùng Quan họ Bắc Ninh vẫn lưu truyền rằng “Thủy tổ
Quan họ làng ta - Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra”. Trong số 49 làng Quan họ
gốc của vùng Kinh Bắc, đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Thủy tổ Quan họ.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất về
mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong dân
gian từ đời này sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai
điệu cổ đã bị mất hẳn.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt đầu được
quan tâm đặc biệt và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức. Ngày
30/09/2009, UNESSCO chính thức công nhận quan họ là “di sản phi vật thể đại diện
của nhân loại”.
Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao Quan họ về giá
trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong
cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục.
Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm chung của chính
quyền, nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả cộng đồng xã hội nói chung về
việc bảo tồn, lưu trữ những giá trị văn hóa của ông cha để lại.
Thống kê di sản kiến trúc
Di tích đã được xếp hạng
Đình làng Diềm
Nhà thờ Vua Bà, Thủy
tổ quan họ
Đền Cùng, Giếng Ngọc
Di sản chưa được xếp hạng
Chùa Hưng Long
Nhà chứa quan họ
Nhà
chứa cụ Khu
Miếu
thôn
Chó
đá
Đình Diềm
Đình Diềm
Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi
lại, đình Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như
mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái)
làm năm xây đình.
Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc truyền thống
của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có chạm những hình rồng
và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi
gờ chỉ chạy thẳng.
Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành
một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc
đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm
đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc
gia.
Đền thờ Vua Bà - Thủy tổ dân ca quan họ Bắc Ninh
Đền thờ Vua Bà - Thủy tổ dân ca quan họ Bắc Ninh
Đền thờ Đức Vua Bà - thủy tổ quan họ tọa lạc trên Khu đất
ngã tư giữa hai trục đường làng - từ
Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Phía Đông cách Đình Diềm 100m, Phía Tây cách một
mặt đường là Chùa Hưng Sơn Tự. Đền được dựng ở Xóm Đền (xóm Chùa) theo hướng
Tây, nhìn ra sông Cầu, gồm hai công trình chính là toàn tiền tế và hậu cung.
Năm 2001, Đền thờ Vua Bà được tôn tạo, nâng cấp, quy mô được
mở rộng thêm thành một hậu bầu, một tiền tế ba gian hai trái, khung gỗ lim và mặt
tiền Đền được đổi thành hướng Nam.
Đền Cùng - Giếng Ngọc
Đền Cùng, còn gọi là
đền Giếng, thuộc thôn Viêm Xá (tục gọi làng Diềm), xã Hoà Long, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tục truyền, đền thờ Bà Chúa Giếng linh thiêng nổi tiếng.
Đền nằm ở đầu làng Diềm - một làng Việt cổ, nằm dưới chân
núi Quả Cảm (còn gọi là núi Kim Lĩnh hoặc núi Thiếp, ngọn núi có hình thế đẹp,
được ví như một con rồng đang vùng vẫy giữa một vùng bờ bãi sông nước).
Quần thể di tích đền Cùng hiện nay là những công trình kiến
trúc bao gồm: Toà chính đền (phía trước có giếng Ngọc) thờ “Bà Chúa Giếng”, bên
phải là 1 gian thờ “các quan”, bên trái là nhà thờ “Mẫu Tam phủ”.
Trong khuôn viên của đền vẫn còn nguyên “Cầu đền” - ngôi nhà
3 gian lợp ngói, có cột đá ghi thời điểm dựng nhà cùng với hậu cung đền cũ -
năm Bảo Thái thứ 7 (1726). Trong khuôn viên đền còn có nhà khách, nhà bia (đều
mới xây dựng), những cây cổ thụ (đa, duối, cườm cườm)...
Chùa Hưng - Sơn - Tự
Theo lời kể của các cụ già trong làng và những dấu vết để lại
thì quy mô của chùa Diềm rất lớn, có kết cấu mặt bằng kiến trúc theo hình nội
công ngoại quốc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với sự tàn phá của thiên
nhiên và con người, chùa Diềm ngày nay là một quần thể kiến trúc nhỏ với mặt bằng
chính theo hình chữ Đinh. Cổng chùa hiện nay cũng là một trong hai cổng làng
còn được lưu giữ lại. Cổng được trùng tu xây dựng lại từ những năm 1940.
Tương truyền trước
đây chùa có trăm gian, tường chùa xây toàn bằng đá. Đôi câu đối còn lại ở chùa
này đã ghi lại cảnh đẹp của làng Diềm xưa:
Thạch tai Hưng Sơn thành rác ngạn
Xá hòa phong cảnh đắc viên hoa.
Dịch ý:
Đá chùa Hưng Sơn thành bờ rác ngõ,
Làng chan hòa phong cảnh
đẹp như vườn hoa.
Chùa Diềm có khá nhiều
tượng, trong đó đa phần có niên đại khá sớm khoảng thế kỷ XVII-XVIII với kỹ thuật
tạo tác tinh xảo, giá trị nghệ thuật cao.
Nghè Quan Đô Thống
Nhà chứa quan họ
Nhà chứa quan họ được xây dựng trên khuôn viên của trường Mầm
Non cũ. Hiện nay trong khuôn viên nhà chứa là Nhà Văn Hóa thôn. Nhà chứa hiện
nay là một địa điểm quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản
Quan Họ trong đời sống hiện đại.
Các điếm, cổng xóm
Các cổng
Làng Hiện nay vẫn còn 2 cổng, được xây dựng vào thời gian
năm 1946 dựa trên vị trí và hình dáng của các cổng cũ.
Cổng Phía Đình là cổng chính.
Cổng chính làng Viêm Xá
Cổng phía chùa là Cổng phụ, hiện nay khuôn viên chùa đã được
mở rộng và sử dụng cổng làng làm cổng Chùa.
Cổng phụ làng Viêm Xá
Miếu
Được chăm nom, thờ phụng
chu đáo. Hiện nay miếu vẫn phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân xóm thường
xuyên.
Điếm
Trước đây mỗi thôn đều
có một điếm riêng, là nơi canh gác, bảo vệ làng. Hiện nay các điếm đã chuyển
thành nhà ở. Vị trí các điếm cũ được xác định lại theo trí nhớ cũng các bậc cao
niên trong làng Xem phụ lục bản đồ.
Nhà cổ
Hiện nay, trong làng
có mốt số nhà lưu giữ được khung nhà bằng gỗ. Trong đó có nhà cụ Hoạch tại Xóm
...., còn lưu giữ được một bộ khung nhà gỗ 3 gian hàng trăm năm tuổi. Theo dân
làng kể lại, bộ khung nhà này có từ trước khi xây đình làng Diềm, nguyên là gia
đình mua gỗ về với ý định cúng tiến xây đình làng, nhưng do kích thước gỗ chưa
phù hợp nên chuyển sang làm nhà ở.
Đây là một trong những bộ khung nhà gỗ cổ nhất tại vùng đồng
bằng sông Hồng. Nhà đã trải qua nhiều đợt tu sửa lớn, nhưng bộ khung nhà vẫn
còn tương đối hoàn chỉnh. 4 cột cái ở gian chính giữa có đường kính khoảng 45
cm. Toàn bộ hệ khung nhà được trạm trổ tinh xảo, trạm lộng, trải qua hơn 300
năm tuổi, đường nét trang trí vẫn sắc nét.
Làng Diềm là làng
quan họ cổ, kiến trúc nhà ở của làng đồng thời cũng là kiến trúc “nhà chứa“
quan họ. Trong làng còn lưu giữ được nhà chứa Quan họ duy nhất ở vùng Kinh Bắc hiện
nay vẫn còn giữ được nguyên nếp nhà cổ, nhà của nghệ nhân quan họ Ngô Thị Khu tại
xóm Giữa.
Khi xưa, ngôi nhà rộng 9 gian, toàn bộ đều bằng gỗ, cửa bức
bàn to đẹp với hiên nhà xây thấp. Trải qua thời gian biến đổi lịch sử, thời tiết,
mưa nắng, lũ lụt, căn nhà xuống cấp nên con cháu sửa sang, thu hẹp lại còn 5
gian rồi nay chỉ còn 3 gian. Nhưng mọi chi tiết, hoa văn chạm trổ trên các
hoành kèo, cột nhà, bộ hoành phi, câu đối cơ bản vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.
Dưới chân mỗi chiếc cột đều được chôn một bệ đá, các bậc thềm
bước lên nhà cũng vẫn còn những tảng đá hình khối được ghép lại với nhau. Dù có
bị thu nhỏ dần theo năm tháng nhưng suốt cả trăm năm nay, ngôi nhà chứa của gia
đình cụ Khu vẫn luôn rộng cửa đón tiếp Quan họ làng bạn sang chơi và là nơi lui
tới của các liền anh, liền chị trong thôn xóm đến luyện tập và hát canh Quan họ.
Các nghệ nhân cao tuổi
ở làng Diềm cho biết, xưa mỗi bọn Quan họ có một nhà chứa, có nhà chứa dành
riêng cho liền anh và riêng cho liền chị. Cả làng có khoảng 19-20 nhà chứa Quan
họ nhưng nay chỉ duy nhất còn nhà cụ Khu nên các nghệ nhân cao niên vẫn thường
về đây “hồi cố” một thời học hát Quan họ.
Thời gian qua, ngành văn hóa có đề nghị gia đình cụ Khu cho
phép để đầu tư sửa sang lại ngôi nhà để làm nhà chứa quan họ cộng đồng, nhưng cụ
Khu chưa đồng ý.
Hiện nay, làng đã được đầu tư xây dựng mà khu nhà chứa quan
họ mới, cũng là nhà văn hóa của làng. Ngôi nhà chứa cổ của nghệ nhân Ngô Thị
Khu đã vắng tiếng hát của bọn quan họ, nhưng những giá trị văn hóa trường tồn
qua hàng trăm năm vẫn mãi mãi cần được trân trọng giữ gìn.
Chó đá
Chó đá là linh vật thường được thấy ở mỗi gia đình trong
làng. Chó đá có kích thước khoảng 25-30, được đặt trước cổng, thường hướng vào
phía cửa nhà hoặc hướng ra ngoài đường. Bên cạnh hoặc trước mặt chó đá có lỗ để
cắm hương, nhang.
Hiện nay cho đá không
có nhiều giá trị trong đời sống hiện tại, gây cản trở giao thông nên một số bị
bỏ đi, số khác làm được lấp lên một phần.
Những linh vật tại các vị trí quan trọng như cổng làng, điểm
trấn yểm trong làng đặc biệt hơn khi có mắt, mũi.
Chó đá
Cảnh quan tổ hợp trung tâm văn hóa làng
Gồm có: Đình Diềm, Đền thờ Vua bà, nhà chứa quan họ, Hưng
Sơn tự, Đền Cùng GIếng Ngọc, cổng làng, ao làng.
Cảnh quan khu vực đình
Tổ hợp không gian cảnh quan Đình được cấu thành từ các yêu tố
chợ làng, ao đình tạo nên sức sống cho không gian. Trước đây ao đình là sân thể
thao hiện nay. Trong khoảng năm 1975 đến năm 1976 ao đình được lấp, thay vào đó
là ao làng hiện nay.
Dòng sông Cầu ôm gọn cả xã Hòa Long, bắt đầu từ làng Diềm,
kéo dài đến tận con đường quốc lộ vượt qua cầu dẫn lên các tỉnh phía Bắc. Đó
chính là nơi đã diễn ra trận tử chiến giữa quân dân ta với quân binh nhà Tống
(năm 1077), do Tướng quân Lý Thường Kiệt chỉ huy.
Đoạn sông Cầu cắt ngang con đường này nổi tiếng với cái tên
sông Như Nguyệt, cửa ải phòng ngự đầu tiên mà triều đình nhà Lý dựng chiến lũy,
chặn quân Tống tiến xuống thành Thăng Long.
Khi quân nhà Tống rồng rắn, hùng hổ từ Lạng Sơn kéo xuống, gặp
trở ngại khi tới sông Như Nguyệt thì không có cầu dẫn sang. Chúng phải dừng
chân bên kia sông đối diện với tuyến phòng thủ của quân dân ta.
Một phần vì mệt mỏi vì cuộc hành quân kéo dài hơn mười ngày
mới tới bên sông. Một phần chúng chờ cho lực lượng thủy quân đánh từ biển phía
Đông tiến vào. Cả hai lực lượng sẽ kết hợp đánh lên bờ chiếm lĩnh con đường dẫn
về thành Thăng Long. Đây là lần thứ hai, quân Tống tiến đánh nước ta với âm mưu
bắt sống Vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan và Tướng quân Lý Thường Kiệt...
Để nâng cao ý chí chiến đấu, đánh dập mũi tiên phong của
quân Tống bên kia bờ sông Như Nguyệt, Tướng quân Lý Thường Kiệt một mặt điều
quân đánh chặn tiêu diệt những chiến thuyền quân Tống ngay từ cửa biển, còn một
mặt điều 400 chiến thuyền, nửa đêm bí mật vượt sông đánh thẳng vào cụm quân của
tướng Quách Quỳ chỉ huy quân Tống. Điểm xuất phát là bến sông ở làng Diềm.
Trước khi vượt sông, Tướng quân Lý Thường Kiệt cho người vào
đình làng Diềm để lễ cầu chiến thắng. Sau đó, Tướng quân cho ngâm bài thơ “Nam
Quốc Sơn Hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ trước khi xung trận. Tiếng loa âm
vang với những lời hịch hào sảng, tạo nên hùng khí trào dâng trong từng huyết
quản của mỗi chiến sĩ.
Lời thơ hừng hực khí thế chiến đấu: “Sông núi nước Nam, vua
Nam ở. Rành rành ghi rõ ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Chúng bay sẽ
bị đánh tơi bời”. Bài thơ chỉ có bốn câu, nhưng là tiếng kèn hiệu lệnh linh
thiêng của Tổ quốc, tạo nên sức mạnh kỳ lạ.
Đêm ấy hai mũi quân vượt sông, tiến đánh như thần chớp tiêu
diệt những trại lính trọng yếu của Chủ tướng Quách Quỳ và Phó tướng Triệu Tiết.
Quân Tống thế cùng lực kiệt, lần thứ hai thảm bại phải nhận thế chủ động giảng
hòa của Lý Thường Kiệt để giữ thể diện rút quân về nước.
Đền đình làng Diềm được coi là một dấu ấn thiêng liêng, là
nơi cất lên tiếng ca khải hoàn đầu tiên trong chiến thắng giặc Tống vào một đêm
tháng 3/1077. Chính vì thế mà dân gian xưa đã ghi nhận sự vẻ vang của đình làng
Diềm trong công cuộc kháng Tống rằng: “Thứ nhất là đình Đông Khang. Thứ nhì
đình Bảng. Vẻ vang đình Diềm”.
Lễ hội năm nào ở cửa đình cũng căng biển lớn với bốn chữ “Vẻ
vang đình Diềm” để nhắc nhớ đến bài thơ của Lý Thường Kiệt đã vang lên từ nơi
đây.
Cảnh quan khu vực đình
Nghè nằm giữa cánh đồng, cây cối um tùm tạo điểm nhấn khi đi
từ phía đê xuống.
Cảnh quan khu vực
nghè
Đường làng, ngõ xóm
Đường liên thôn vào làng có chiều rộng khoảng 15m, đồng thời
cũng là đường Liên Xã, được kết nối ra trục đường Âu Cơ mới được xây dựng với mặt
cắt khoẳng 22 đến 25m.
Cảnh quan đường làng, ngõ xóm
Đường trục chính trong làng
Có chiều rộng khoảng 5-7m, kết nối thông suốt toàn bộ làng.
2 xe ông tô có thể tránh nhau nếu không bị cản trở bởi vật liệu xây dựng như hiện
nay.
Các ngõ xóm cổ, có bề
rộng 2m, được kết nối vào đường trục trong làng theo mạng đường rõ ràng, mạch lạc.
Mỗi ngõ được bố trí 2 làng đối lưng vào nhau “gần nhà xa ngõ”.
Các cảnh quan đặc trưng khác
Bến nước Quan họ: Là một công trình quan trọng đối với làng
phục vụ cho việc giao lưu quan họ giữ các làng ven sông cầu.
Bến nước quan họ
Bến nước cũ: Hiện đang là nơi chung chuyển vật liệu. Cảnh
quan với đường dạo và lũy tre đẹp, có giá trị về cảnh quan