Làng Phú Mỹ, thờ phụng thành hoàng làng là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và Ả Lã nàng Đê Làng Phú Mỹ, thờ phụng thành hoàng làng là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và Ả Lã nàng Đê Đình làng Phú Mỹ, thờ phụng tam vị Nhân thần là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và ả Lã nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng). Làng có tục kết nghĩa với làng Miêu Nha (xã Tây Mỗ, cùng thờ Lý Nam Đế) và làng Kiều Mai (xã Phú Diễn, thờ Quốc công, em trai Ả Lã nàng Đê). Làng Phú Mỹ, nay thuộc xã Mỹ Đình, xa xưa nằm trong một làng mang tên Quả Hối cùng với làng Nhân Mỹ.Phú Mỹ xưa là làng có nhiều ruộng của huyện Từ Liêm, vì thế có câu ‘’Đinh Phú Gia, điền Phú Mỹ’’ (làng Phú Gia, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đông dân, năm 1926 có trên 3300 người). Đầu thế kỷ XX, làng Phú Mỹ có đến 984 mẫu ruộng, trong khi dân số chỉ có 1586 người, bình quân mỗi khẩu được gần 7 sào. Truyền rằng, sở dĩ làng có nhiều ruộng vì khi Lê Lợi từ Thanh Hóa tiến ra Bắc đánh thành Đông Quan để tiêu diệt quân Minh (năm 1426), dân làng đã đem nhiều trâu bò, lợn gạo đến ủng hộ nghĩa quân, nên khi Lê Lợi lên ngôi, đã thu lại khá nhiều ruộng của ngụy quan để cấp cho làng. Làng Phú Mỹ có ngôi đình tương truyền do ông Nguyễn Quang Minh, người làng, làm quan đến chức Thái bộc tự Khanh đứng ra xây dựng (chưa rõ vào thời nào, song theo sắc phong cho ông còn lưu ở đình thì vào cuối thời Cảnh Hưng 1740 - 1786). Ngoài việc góp tiền của dựng đình, Nguyễn Quang Minh khi đang giữ chức Hiển cung đại phu, Tán trị Thừa chính sứ Lạng Sơn còn góp 250 quan tiền để phát chẩn cho dân nghèo nên được thăng chức Tham nghị. Sau ông lại xuất tiếp 50 quan nữa để làm từ thiện nên được thăng làm Thái bộc tự Khanh. Đình Phú Mỹ hiện tại được tu bổ vào năm đầu đời Vua Khải Định (1916). Đình có cấu trúc ‘’nội Công, ngoại Quốc’’, đến nay vẫn được bảo lưu nguyên vẹn. Đình thờ ba vị thần là : Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và ả Lã nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng). Do vậy, làng có tục kết nghĩa với làng Miêu Nha (xã Tây Mỗ, cùng thờ Lý Nam Đế) và làng Kiều Mai (xã Phú Diễn, thờ Quốc công, em trai ả Lã nàng Đê). Trong đình còn lưu nhiều tài liệu Hán - Nôm quý, gồm thần phả, 17 đạo sắc cho các vị thành hoàng, 2 đạo sắc phong cho Nguyễn Quang Minh, bản hương phả bằng chữ Nôm soạn năm Bảo Đại thứ 18 (1843), trong đó có quy định về tục giao hiếu với làng Kiều Mai, bản hương ước sao lại năm Bảo Đại thứ tám (1933) trên cơ sở bản gốc soạn năm Cảnh Hưng thứ sáu (1745). Câu đối: Long Đỗ Đào Nguyên truyền thắng tích Ô Diên Nha Hải hiển dư linh. Câu khác: 屈獠洞賓天同堂纘緒李氏中興皇越山河基正統 君臣州割地兩國聯和姻親無間王基貞孝諒初心 Khuất Lão động tân thiên, đồng đường toản tự, Lý thị trung hưng, Hoàng Việt sơn hà cơ chính thống Quân Thần châu cát địa, lưỡng quốc liên hòa, nhân thân vô gián, vương cơ trinh hiếu lượng sơ tâm. Chùa làng Phú Mỹ có tên chữ Đại An tự, được dựng từ lâu và trùng tu lớn vào năm đầu niên hiệu Vĩnh Hựu (1735). Trong chùa còn lưu quả chuông ‘’Đại An tự chung’’, đúc năm Cảnh Thịnh thứ ba (1795). Phú Mỹ hiện còn dấu tích của Văn chỉ huyện Từ Liêm, lập trên một khu đất cao, rộng chừng 10 mẫu. Xưa kia, Văn chỉ gồm nhà đại bái năm gian, hậu cung ba gian, hai tảo mạc, mỗi tòa năm gian. Hiện tại, Văn chỉ chỉ còn nền và cổng, trên nóc có hàng chữ ‘’Từ Liêm Văn chỉ’’. Chưa rõ Văn chỉ được lập từ bao giờ, song được tu bổ lại vào các thời điểm : năm đầu đời Vua Thiệu Trị (1841), đời Tự Đức (1848 - 1883) và năm Bảo Đại thứ chín (1934). Hai tấm bia còn giữ được ghi lại truyền thống học hành, khoa bảng của huyện, với 115 vị đỗ đại khoa (học vị Tiến sĩ các hạng), 556 người đỗ trung khoa (học vị Hương cống, Cử nhân) và 864 người đỗ tiểu khoa (Sinh đồ, Tú tài). Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, hàng năm vào dịp Xuân tế và Thu tế (ngày Đinh của tháng Hai và tháng Tám âm lịch), Tư văn hàng huyện và Tư văn các làng trong huyện phải ra đây tế để cầu mong cho có thêm nhiều người đỗ đạt. Theo lệ, chủ tế phải là người đỗ Tiến sĩ. Chính quyền và ngành văn hóa huyện Từ Liêm cần có biện pháp bảo vệ và tôn tạo lại di tích này. Tiến sĩ Bùi Xuân Đính Nguồn: Hà Nội Mới Đình làng Phú Mỹ, thờ phụng tam vị Nhân thần là Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và ả Lã nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng). Làng có tục kết nghĩa với làng Miêu Nha (xã Tây Mỗ, cùng thờ Lý Nam Đế) và làng Kiều Mai (xã Phú Diễn, thờ Quốc công, em trai Ả Lã nàng Đê). Làng Phú Mỹ, nay thuộc xã Mỹ Đình, xa xưa nằm trong một làng mang tên Quả Hối cùng với làng Nhân Mỹ.Phú Mỹ xưa là làng có nhiều ruộng của huyện Từ Liêm, vì thế có câu ‘’Đinh Phú Gia, điền Phú Mỹ’’ (làng Phú Gia, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đông dân, năm 1926 có trên 3300 người). Đầu thế kỷ XX, làng Phú Mỹ có đến 984 mẫu ruộng, trong khi dân số chỉ có 1586 người, bình quân mỗi khẩu được gần 7 sào. Truyền rằng, sở dĩ làng có nhiều ruộng vì khi Lê Lợi từ Thanh Hóa tiến ra Bắc đánh thành Đông Quan để tiêu diệt quân Minh (năm 1426), dân làng đã đem nhiều trâu bò, lợn gạo đến ủng hộ nghĩa quân, nên khi Lê Lợi lên ngôi, đã thu lại khá nhiều ruộng của ngụy quan để cấp cho làng. Làng Phú Mỹ có ngôi đình tương truyền do ông Nguyễn Quang Minh, người làng, làm quan đến chức Thái bộc tự Khanh đứng ra xây dựng (chưa rõ vào thời nào, song theo sắc phong cho ông còn lưu ở đình thì vào cuối thời Cảnh Hưng 1740 - 1786). Ngoài việc góp tiền của dựng đình, Nguyễn Quang Minh khi đang giữ chức Hiển cung đại phu, Tán trị Thừa chính sứ Lạng Sơn còn góp 250 quan tiền để phát chẩn cho dân nghèo nên được thăng chức Tham nghị. Sau ông lại xuất tiếp 50 quan nữa để làm từ thiện nên được thăng làm Thái bộc tự Khanh. Đình Phú Mỹ hiện tại được tu bổ vào năm đầu đời Vua Khải Định (1916). Đình có cấu trúc ‘’nội Công, ngoại Quốc’’, đến nay vẫn được bảo lưu nguyên vẹn. Đình thờ ba vị thần là : Lý Nam Đế, Lý Phật Tử và ả Lã nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng). Do vậy, làng có tục kết nghĩa với làng Miêu Nha (xã Tây Mỗ, cùng thờ Lý Nam Đế) và làng Kiều Mai (xã Phú Diễn, thờ Quốc công, em trai ả Lã nàng Đê). Trong đình còn lưu nhiều tài liệu Hán - Nôm quý, gồm thần phả, 17 đạo sắc cho các vị thành hoàng, 2 đạo sắc phong cho Nguyễn Quang Minh, bản hương phả bằng chữ Nôm soạn năm Bảo Đại thứ 18 (1843), trong đó có quy định về tục giao hiếu với làng Kiều Mai, bản hương ước sao lại năm Bảo Đại thứ tám (1933) trên cơ sở bản gốc soạn năm Cảnh Hưng thứ sáu (1745). Câu đối:Long Đỗ Đào Nguyên truyền thắng tíchÔ Diên Nha Hải hiển dư linh.Câu khác:屈獠洞賓天同堂纘緒李氏中興皇越山河基正統君臣州割地兩國聯和姻親無間王基貞孝諒初心Khuất Lão động tân thiên, đồng đường toản tự, Lý thị trung hưng, Hoàng Việt sơn hà cơ chính thốngQuân Thần châu cát địa, lưỡng quốc liên hòa, nhân thân vô gián, vương cơ trinh hiếu lượng sơ tâm. Chùa làng Phú Mỹ có tên chữ Đại An tự, được dựng từ lâu và trùng tu lớn vào năm đầu niên hiệu Vĩnh Hựu (1735). Trong chùa còn lưu quả chuông ‘’Đại An tự chung’’, đúc năm Cảnh Thịnh thứ ba (1795).Phú Mỹ hiện còn dấu tích của Văn chỉ huyện Từ Liêm, lập trên một khu đất cao, rộng chừng 10 mẫu. Xưa kia, Văn chỉ gồm nhà đại bái năm gian, hậu cung ba gian, hai tảo mạc, mỗi tòa năm gian. Hiện tại, Văn chỉ chỉ còn nền và cổng, trên nóc có hàng chữ ‘’Từ Liêm Văn chỉ’’. Chưa rõ Văn chỉ được lập từ bao giờ, song được tu bổ lại vào các thời điểm : năm đầu đời Vua Thiệu Trị (1841), đời Tự Đức (1848 - 1883) và năm Bảo Đại thứ chín (1934). Hai tấm bia còn giữ được ghi lại truyền thống học hành, khoa bảng của huyện, với 115 vị đỗ đại khoa (học vị Tiến sĩ các hạng), 556 người đỗ trung khoa (học vị Hương cống, Cử nhân) và 864 người đỗ tiểu khoa (Sinh đồ, Tú tài). Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, hàng năm vào dịp Xuân tế và Thu tế (ngày Đinh của tháng Hai và tháng Tám âm lịch), Tư văn hàng huyện và Tư văn các làng trong huyện phải ra đây tế để cầu mong cho có thêm nhiều người đỗ đạt. Theo lệ, chủ tế phải là người đỗ Tiến sĩ. Chính quyền và ngành văn hóa huyện Từ Liêm cần có biện pháp bảo vệ và tôn tạo lại di tích này.Tiến sĩ Bùi Xuân ĐínhNguồn: Hà Nội Mới Trở về đầu trang Đình làng Phú Mỹ thờ phụng tam vị Nhân thần Lý Nam Đế Lý Phật Tử ả Lã nàng Đê danh tướng nhị vua Hai Bà Trưng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10